Tại sao tác giả lại nhận thấy vị của tổ quốc là vị mặn

Tại sao tác giả lại nhận thấy vị của tổ quốc là vị mặn
Xác định câu chủ đề của đoạn văn (Ngữ văn - Lớp 8)

Tại sao tác giả lại nhận thấy vị của tổ quốc là vị mặn

3 trả lời

Chứng minh rằng x = 10y (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Phân tích phép so sánh (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Phân tích phép so sánh (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Tại sao tác giả lại nhận thấy vị của tổ quốc là vị mặn

Học sinh

Thầy cô ơi dạy em cách giải bài này với ạ. Em không biết gì hết!

Gia sư QANDA - NhậtNinh

Đã bao giờ vào một sớm mai thức giấc, hít thở không khí trong lành, bạn chợt thấy yêu sao cái cây đầu ngõ, yêu sao bầu trời với những đám mây trôi lững thững? Đã bao giờ trên đường đi học, nhìn ngắm những đứa trẻ cắp sách tới trường với khuôn mặt tươi cười rạng rỡ, bạn lại thấy nhớ biết bao thầy cô, bè bạn? I – li – a Ê – ren – bua từng viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh (...)”. Đối với tôi cũng vậy. Tổ quốc trong tôi là một buổi sớm mai, là cái cây đầu ngõ, là con đường đi học. Tổ quốc in đậm hình bóng thân thương của những con người quanh tôi. Và từ hình ảnh những con người ấy, tôi đã yêu biết mấy Tổ quốc mình! Tôi yêu những đứa bé dù đang rất nhỏ nhưng vẫn biết Việt Nam là quê hương, vẫn nở nụ cười xinh tươi khi ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Tôi yêu những buổi sáng thứ hai, học sinh trang nghiêm trong bộ đồng phục hát vang bài Quốc ca vào giờ chào cờ, bởi Quốc ca là giai điệu chung của dân tộc khi hai tiếng “đồng bào” cất lên cùng một nhịp, là bản trường ca thu nhỏ gói gọn những năm tháng lịch sử đầy thăng trầm, là bài học vỡ lòng về tình yêu nước…Vì vậy, mỗi khi hát Quốc ca, bạn và tôi hãy cùng đặt bàn tay lên ngực trái để khẳng định đó là câu hát của trái tim! Tôi trân trọng những người nông dân Việt Nam. Họ mưu sinh trên mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng lại luôn cần mẫn, chăm chỉ, một nắng hai sương ngày ngày dắt trâu ra đồng đem đến bát cơm trắng, hạt gạo thơm ngon cho biết bao người. Họ gieo từng hạt thóc như gieo niềm tin, niềm hi vọng, khát khao một cuộc sống no ấm, đủ đầy. Trong thời bình cũng như kháng chiến, họ là lực lượng nòng cốt, là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng dân tộc. Tôi khâm phục sự vững chãi, kiên cường của những người lính biển, họ vượt qua mọi khó khăn khi phải xa gia đình, người thân đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Họ luôn cầm chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, nơi có cột mốc chủ quyền, nơi lá cờ Tổ quốc tung bay. Và ở đó, những chàng trai lính đảo - những con người đầy nhiệt huyết có trái tim yêu nước luôn biết hi sinh và cống hiến ngày đêm đương đầu với sóng dữ. Họ chính là biểu tượng cao.Tổ quốc có một hương vị, nếu tôi có thể nâng niu bàn tay và đặt môi hôn, tôi nghĩ rằng nó sẽ có vị mặn. Vị mặn của biển khơi, vị mặn trong không khí của những miền duyên hải lồng lộng gió làm hồn người đằm lại. Vị mặn của hạt muối miền xuôi cần cù gửi lên miền ngược, vị mặn của máu, của nước mắt bà tôi trong những năm tháng kháng chiến khóc ông tôi, bác tôi, những người ra trận rồi không về - đất đai này mặn, nước non này mặn. Với tôi, Tổ quốc thật mặn”. Cũng có người bạn từng nói với tôi: “Tổ quốc Việt Nam có màu xanh thật đẹp và hiền hoà, màu xanh của chiếc áo tình nguyện, màu xanh làm ấm lòng đồng bào, sáng bừng cái chữ. Nụ cười trên môi, mồ hôi đổ xuống cho Tổ quốc thêm xanh. Màu xanh của lá chuối quen thuộc gói xôi bắp buổi sáng thưở còn thơ, của bánh chưng ngày Tết, của bánh tét đồng quê nội cặm cụi gói làm quà”. Nhưng với tôi, Tổ quốc còn có vị ngọt, ngọt quyến rũ, ngọt say đắm lòng người. Vị ngọt của những loài hoa trái đầu mùa đương thời nở rộ, vị ngọt của bầu sữa mẹ thuở ấu thơ, và còn ngọt bởi tình người Việt Nam trong tim tôi thật ngọt. Còn bạn, trái tim của bạn có hướng về Tổ Quốc. Nếu chưa thì hãy bắt đầu đặt nhé, bởi đất nước ta đẹp lắm tự hào lắm, anh dũng lắm. Hãy đứng lên khi Tổ quốc gọi tên mình.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển đầy đủ nhất.

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển - Đề số 1

Nếu Tố quốc nhìn từ bao thương tích

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

Vọng Phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ

Đã mười lần giặc đến từ biển

Đông Những ngọn sóng hoáBạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đỏ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tố quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển — Nguyễn Việt Chiến, ngày 28/5/2011)

Câu 1:

a. Ý nghĩa của từ “bão giông” ?

A, Chỉ những hiểm họa từ thiên nhiên.

B, Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển.

C, Cả giông bão thiên nhiên và hiểm họa đối với chủ quyền đất nước.

Đáp án: B

b. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?

Câu 2: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

Trả lời:

–> Khẳng định chủ quyền của đất nước, anh gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo tác giả: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh…

Câu 3: Chỉ ra và phân tíchbiện pháp tu từ phép điệp trong đoạn thơ ?

Trả lời:

- Điệp từ: Nếu, Tổ Quốc, biển.

- Điệp cấu trúc:

“Nếu Tổ Quốc đang bão giông từ biển

Nếu Tổ Quốc hôm nay nhìn từ biển”

+) Tác dụng: Làm cho nhịp thơ sôi trào, thểhiện nỗi trăn trở niềm đau đáu khi nhớ về Tổ Quốc.

Câu 4: Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối?

Trả lời:

+ Sóng (1): những hiểm họa đe dọa nền an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước.

+ Sóng (2): lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc.

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển - Đề số 2

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3: Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: "Các con nằm thao thức phía Trường Sơn”?

Câu 5: Từ nội dung của đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với biển đảo quê hương.

Đáp án:

1. Phương thức biểu đạt: Học sinh có thể trả lời: phương thức biểu cảm hoặc biểu cảm.

2. Nội dung chính: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi các thế lực xâm lăng và sự biết ơn với biển đảo quê hương.

3. - Hai biện pháp tu từ: Điệp từ, so sánh.....

- Tác dụng:

+ Điệp từ: sự trăn trở, lo âu về tình hình biển đảo

+ So sánh: Sự biết ơn với biển đảo

4.* HS có thể trả lời một trong những cách sau:

- Con dân Việt Nam ngàn đời ở mọi miền tổ quốc đều hướng về (thao thức, lo lắng) biển đảo quê hương - chủ quyền dân tộc....

- Hoặc: Trường Sơn hướng về biển đảo, thao thức lo lắng về chủ quyền dân tộc.....

5. * HS viết đoạn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý sau:

- Khẳng định vai trò biển đảo.

- Hiện nay tình hình biển đông đang diễn biến phức tạp.

- Suy nghĩ về trách nhiệm công dân của mỗi người.

- Kể ra những hành động cụ thể, thiết thực.

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển - Đề số 3

Câu 1.Lịch sử của đất nước, dân tộc hiện lên như thế nào trong hai khổ thơ đầu?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3. Bốn câu thơ được in đậm có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ?

Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng với cảm xúc, suy ngẫm được thể hiện trong đoạn thơ trên?

A. Niềm tự hào, kiêu hãnh về truyền thống bất khuất, anh hùng của nhân dân, đất nước.

B. Nỗi đau trước những mất mát, hi sinh mà đất nước từng nếm trải.

C.Nỗi buồn thương, chán nản vì Tổ quốc phải đương đầu với quá nhiều thử thách nghiệt ngã.

D. Niềm tin vào sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của Tổ quốc.

Câu 5(2,0 điếm). Khổ thơ cuối của đoạn thơ ở phần Đọc hiểu gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về Tổ quốc Việt Nam? (Trình bày bằng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ.)

Đáp án:

Câu 1.Quá khứ lịch sử của đất nước, dân tộc được tái hiện trong hai khổ thơ đầu:

–Đất nước Việt Nam luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm.

–Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều mất mát, đau thương.

–Các thế hệ cha ông đã chiến đấu bất khuất, kiên cường, đã đánh tan mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước, dân tộc.

Câu 2. Học sinh tự làm.

Câu 3. Bốn câu thơ được in đậm là điệp khúc mở đàu các khổ thơ. Khi phân tích giá trị biểu hiện của điệp khúc này cần gắn vói nội dung của từng khổ thơ nói riêng và của đoạn thơ nói chung (Nhấn mạnh “điểm nhìn” nào khi tái hiện hình tượng đất nước? Từ đó đánh thức, khơi gợi trong tâm hồn người đọc những cảm xúc, suy nghĩ gì?)…

Câu 4. Đáp án đúng: C.

Câu 5. Cần dựa trên cơ sở đọc hiểu khổ thơ, nên tập trung vào các ý sau:

–Nỗi đau và ý thức về bổn phận thiêng liêng với quá khứ (mất mát, máu xương dằng dặc..).

–Niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm tin vững chắc vào sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của đất nước (Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.,.).

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển - Đề số 4

Câu 1:Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2:Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu.

Câu 3:Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4:Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

Đáp án:

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

- Ý nghĩa của từ “bão giông” trong câu thơ đầu là: Chỉgiông bãotừ thiên nhiên vàgiông bãotừ những hiểm họa đối với chủ quyền của đất nước.

Câu 3:

Truyền thuyếtLạc Long Quân và Âu Cơđược gợi lại trong đoạn thơ. Tác giả nhắc lại truyền thuyết này nhằm:

- Gợi nhắc về cội nguồn dân tộc

- Nhắc nhở chúng ta về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

- Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức đoàn kết đấu tranh vì Tổ quốc.

Câu 4:

- Học sinh viết đoạn văn thể hiện rõ cảm nhận của mình về những hiểm họa đang đe dọa an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước từ biển. Nêu lên tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của bản thân về chủ quyền của Tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi cần.