Tại sao ngứa

Theo Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ, chứng rối loạn lo âu ảnh hưởng đến 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ mỗi năm. Có ít nhất 1 trong 5 người bất kỳ sẽ bị ngứa kinh niên vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên rất khó xác định có bao nhiêu người bị ngứa do lo lắng hay còn gọi là ngứa do tâm lý.

Lo lắng (đặc biệt là lo lắng mãn tính) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau, trong đó có thể liên quan đến một số vấn đề về da. Một số bệnh nhân chỉ cần nghĩ về một khoảnh khắc bối rối ngắn ngủi cũng có thể khiến họ đỏ mặt hoặc việc lo lắng khiến một số người nổi mề đay trên da. Sự căng thẳng về tinh thần hoặc cảm xúc hoàn toàn có thể dẫn đến một số cơn ngứa ngáy nghiêm trọng.

Bộ não của con người luôn giữ liên lạc với các đầu dây thần kinh trên da. Khi lo lắng xuất hiện, phản ứng đáp ứng căng thẳng của cơ thể có thể bị quá tải. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây ra các triệu chứng như cảm giác bỏng rát hoặc ngứa da.

Cảm giác ngứa do tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, bao gồm cả cánh tay, chân, mặt và da đầu. Dấu hiệu ngứa có thể không liên tục hoặc đôi khi lại khá dai dẳng. Đặc biệt, lo lắng và ngứa ngáy có thể xảy ra cùng lúc hoặc riêng lẻ.

Ngay cả khi nguyên nhân gây ngứa là do lo lắng, các vấn đề về da nghiêm trọng khác có thể phát triển nếu khi bệnh nhân gãi quá nhiều hoặc quá mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng da bị kích ứng, trầy xước hoặc chảy máu và đôi khi dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần lưu ý là hành động gãi có lẽ sẽ không giúp bệnh nhân giảm ngứa quá nhiều.

Ngược lại, một số bệnh lý da liễu gây ngứa không ngừng có thể xuất hiện trước và là yếu tố khiến người bệnh lo lắng.

Tại sao ngứa

Ngứa do tâm lý có thể xuất hiện ở cánh tay

Người bệnh hoàn toàn có thể gặp 2 triệu chứng cùng lúc và không không liên quan nhau. Nghĩa là bệnh nhân vừa lo lắng vừa ngứa da do nguyên nhân khác hoàn toàn. Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân khác gây ngứa da, chẳng hạn như:

  • Dị ứng;
  • Da khô;
  • Bệnh chàm;
  • Côn trùng cắn và đốt;
  • Bệnh vẩy nến;
  • Ghẻ.

Hầu hết các nguyên nhân này có thể được xác định khi thăm khám kỹ lưỡng. Ngứa da cũng có thể là một triệu chứng ít gặp của các bệnh lý như:

Để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây ngứa, người bệnh cần trao đổi với họ về các vấn đề sau:

  • Tiền sử bệnh lý, bao gồm các tình trạng sẵn có, dị ứng và các loại thuốc đang dùng;
  • Các triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm;
  • Bất kỳ triệu chứng thể chất nào có thể có, ngay cả khi chúng dường như không liên quan.

Những thông tin trên sẽ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán.

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của lo lắng và ngứa ngáy. Bất kể do nguyên nhân gì, dấu hiệu ngứa liên tục có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bác sĩ sẽ cố gắng tìm phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Để điều trị ngứa do tâm lý, bệnh nhân có thể phải được thăm khám bởi 1 hoặc 2 bác sĩ chuyên khoa, bao gồm:

  • Bác sĩ chuyên khoa tâm thần giúp bệnh nhân học cách quản lý sự lo lắng và giảm bớt mức độ ngứa ngáy;
  • Bác sĩ chuyên khoa Da liễu nếu da bệnh nhân cũng có vấn đề.

Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học cũng có thể trợ giúp các vấn đề về da liễu liên quan đến chứng lo âu. Điều trị ngứa do tâm lý có thể bao gồm:

  • Corticosteroid, các loại kem hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da để giảm ngứa tạm thời;
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc đường uống: Đây là một thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm ngứa mãn tính ở một số đối tượng;
  • Các buổi trị liệu bằng ánh sáng giúp kiểm soát ngứa;

Một số vấn đề bệnh nhân có thể áp dụng để giảm ngứa do tâm lý:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây dị ứng, không có mùi thơm hằng ngày;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp da giữ ẩm;
  • Tránh mặc quần áo thô ráp, tắm nước nóng, ánh nắng gay gắt hoặc làm bất cứ việc gì khác gây ngứa;
  • Sử dụng các sản phẩm không kê đơn như kem corticosteroid, kem dưỡng da calamine hoặc thuốc gây tê tại chỗ;
  • Khi bị ngứa hãy đeo găng tay hoặc che da để tránh gãi quá nhiều;
  • Cắt tỉa móng tay gọn gàng để việc gãi ít tổn thương da hơn.

Căng thẳng là yếu tố có thể làm trầm trọng thêm cơn ngứa, vì vậy người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm mức độ căng thẳng như:

  • Châm cứu;
  • Bài tập hít thở sâu;
  • Ngồi thiền;
  • Tập yoga.

Một nhà trị liệu có thể cung cấp các liệu pháp điều chỉnh hành vi và các chiến lược khác để giảm bớt lo lắng. Bên cạnh đó người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ nhiều mỗi đêm, tập thể dục thường xuyên và cố gắng giải quyết tất cả các bệnh lý hoặc điều kiện y tế đang gặp phải.

Tại sao ngứa

Tập yoga có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa do tâm lý

Lo lắng và ngứa ngáy có thể xảy ra và biến mất nhanh chóng. Nếu 2 dấu hiệu này chỉ thoáng qua và không gây ra vấn đề gì lớn, bệnh nhân có thể không cần đi khám bệnh. Nếu lo lắng và ngứa ngáy ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày hoặc gây ra tổn thương và nhiễm trùng da, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi đó, bác sĩ có thể giới thiệu bệnh nhân đến các bác sĩ chuyên khoa thích hợp.

Nếu không được điều trị thích hợp, chu kỳ lo lắng và ngứa ngáy có thể lặp đi lặp lại, làm gia tăng mức độ của hội chứng lo âu. Ngoài ra, ngứa làm người bệnh gãi thường xuyên dễ dẫn đến các vấn đề về da nghiêm trọng.

Tuy nhiên, lo lắng và ngứa ngáy có thể được điều trị hiệu quả. Quá trình này có thể mất một chút thời gian, nhưng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh hoàn toàn có thể học được cách quản lý sự lo lắng và cuối cùng giải quyết được cơn ngứa.

Tóm lại, bất kể dấu hiệu nào xuất hiện trước, sự lo lắng và ngứa ngáy có thể liên quan đến nhau. Sự kết hợp giữa kiểm soát lo lắng và thói quen chăm sóc da tốt là những phương pháp giúp bệnh nhân phá vỡ chu kỳ lặp lại và có thể thoát khỏi chứng ngứa do tâm lý dai dẳng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Ngứa là một triệu chứng có thể gây ra sự khó chịu đáng kể và là một trong những lý do phổ biến nhất mà bệnh nhân cần tư vấn của bác sĩ da liễu. Ngứa gây gãi, có thể gây các vết gãi, cái mà có thể gây viêm, thoái hóa da, và nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra. Da có thể trở nên bị lichen hóa, bong vảy, và bị cào xước.

Bệnh sử hiện tại nên xác định khởi phát của triệu chứng ngứa, vị trí ban đầu, tiến triển, thời gian, các tính chất của ngứa (ví dụ như ban đêm hoặc ban ngày, ngắt quãng hoặc dai dẳng, sự biến đổi theo mùa) với bất kỳ phát ban nào. Cần thu thập tiền sử thuốc cẩn thận bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đặc biệt chú ý đến các loại thuốc mới bắt đầu sử dụng gần đây. Cần xem xét lại việc sử dụng chất dưỡng ẩm và các thuốc tại chỗ khác của bệnh nhân (ví dụ hydrocortisone, diphenhydramine). Tiền sử nên bao gồm bất kỳ yếu tố nào làm cho ngứa trở nên đỡ hoặc nặng hơn

Đánh giá toàn diện tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý nguyên nhân, bao gồm

  • Khó chịu, đổ mồ hôi, giảm cân và đánh trống ngực (cường giáp Cường giáp

    Tại sao ngứa
    )

  • Trầm cảm, da khô, và tăng cân (chứng suy giáp Suy giáp

    Tại sao ngứa
    )

  • Triệu chứng chỉ điểm như sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm (ung thư)

  • Phân chứa mỡ, vàng da Vàng da

    Tại sao ngứa
    , và đau hạ sườn phải (tắc mật)

  • Tần số đi tiểu, khát nước và sút cân (Bệnh tiểu đường Đái tháo đường (DM) )

Tiền sử y khoa nên xác định được các bệnh lý căn nguyên (ví dụ như bệnh thận, bệnh lý bài xuất mật, bệnh ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu) và trạng thái tình cảm của bệnh nhân. Tiền sử dịch tễ nên tập trung vào các thành viên trong gia đình có các triệu chứng ngứa và tổn thương da tương tự như bệnh ghẻ, chấy rận; mối quan hệ giữa ngứa với nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với thực vật, động vật hoặc hoá chất; và lịch sử của chuyến đi gần đây.

Khám lâm sàng bắt đầu bằng việc xem xét lại sự xuất hiện lâm sàng của các triệu chứng vàng da, sút cân hoặc tăng cân, và sự mệt mỏi. Khám da kỹ lưỡng nên được thực hiện để phát hiện sự hiện diện, hình thái học, mức độ và phân bố tổn thương da. Khám ngoài da cũng nên lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát (ví dụ, đỏ da, sưng, nóng, màu vàng tươi hoặc vàng mật ong).

Khám da nên lưu ý phát hiện các hạch gợi ý bệnh ung thư. Khám ổ bụng nên tập trung vào các cơ quan, khối u, và các vùng có đau (bệnh lý bài xuất mật hoặc ung thư). Khám thần kinh nên tập trung vào vùng yếu, co cứng, hoặc tê cứng (đa xơ cứng).

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Triệu chứng chỉ điểm là sút cân, mệt mỏi, và đổ mồ hôi ban đêm

  • Yếu vùng ngọn chi, tê hoặc ngứa ran

  • Tần suất đi tiểu, khát, và sút cân

Ngứa toàn thân xuất hiện ngay sau dùng thuốc gợi ý thuốc đó có thể là nguyên nhân gây ngứa. Ngứa cục bộ (thường có phát ban) xảy ra trong khu vực tiếp xúc với chất có thể do chất đó gây ra. Tuy nhiên, nhiều dị ứng toàn thân có thể khó xác định vì bệnh nhân thường tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau và đã tiếp xúc với nhiều chất trước khi xuất hiện ngứa. Tương tự thế, việc xác định nguyên nhân do thuốc ở bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc có thể gặp nhiều khó khăn. Đôi khi bệnh nhân đã dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi phát hiện ra phản ứng.

Ở một số ít bệnh nhân không có tổn thương da rõ ràng, nên xem xét đến bệnh lý hệ thống. Một số bệnh lý gây ngứa rõ ràng là dễ được đánh giá (ví dụ, suy thận mạn, vàng da tắc mật). Các bệnh lý hệ thống khác gây ra ngứa được gợi ý bằng các phát hiện (xem Bảng: Một số Nguyên nhân gây ngứa Một số Nguyên nhân gây ngứa

Tại sao ngứa
). Hiếm khi, ngứa là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lý hệ thống (ví dụ, chứng đa hồng cầu nguyên phát, một số loại ung thư, cường giáp).

Nhiều bệnh da liễu được chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với tổn thương da đơn lẻ, không rõ nguyên nhân thì cần làm sinh thiết da Khi nghi ngờ có phản ứng dị ứng nhưng không rõ chất gây ra, thì thử nghiệm da (lẩy da hoặc test áp phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ) thường được thực hiện. Khi nghi ngờ bệnh lý hệ thống, xét nghiệm phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ và thường bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; chức năng gan, thận, và đánh giá sàng lọc ung thư.