Tại sao lý thường kiệt đem quân sang đất tống

Hay nhất

Nói lần chống quân Tống đợt 1 là tự vệ chứ không phải xâm lược vì:

- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống nhằm mục đích gì? Đánh giá nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt

Các câu hỏi tương tự

GỢI Ý LÀM BÀI

Sau thất bại lần thứ nhất (981), nhà Tống chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Từ năm 1068, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.

Lý Thường Kiệt được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Ông chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai đạo quân thuỷ, bộ bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ờ Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc), rồi rút về.

Hành động đem quân sang đất Tống của Lý Thường Kiệt có phải là hành động xâm lược không?

cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là cuộc kháng chiến đặc biệt trong lịch sử chống ngoại xâm. Hãy chỉ ra nét đặc biệt ấy? Hành động đem quân sang đất Tống của Lý Thường Kiệt có phải là hành động xâm lược không? Vì sao?

-Trả lời giúp em câu hỏi này với ạ... em sắp thi rồi

- Cuộc kháng chiến thời Tiền Lê làm chùn ý chí xâm lược của quân Tống trong một thời gian.

 - Giữa thế kỷ XI, nhà Tống lâm vào khủng hoảng. Triều chính bất ổn, tham quan hoành hành. Bên ngoài bị các bộ tộc người Liêu, Hạ xâm chiếm.

- Để giải quyết  khủng hoảng trong nước, Tể tướng Vương An Thạch đề nghị vua Tống Thần Tông xâm lược Đại Việt: ”Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”.

* Chuẩn bị xâm lược của nhà Tống:

   + Xây dựng những căn cứ quân sự, hậu cần gần biên giới, làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.

   + Mua chuộc các tù  trưởng ở vùng biên giới.

   + Xúi giục Chăm pa quấy rối phía nam nước ta.

- Năm 1009, triều Lý thành lập, tồn tại đến 1226.

- Trong 216 năm, nhà Lý đã củng cố và phát triển lịch sử dân tộc, mở ra một giai đoạn hình thành và phát triển chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Lý đã có những đóng góp to lớn đối với lịch sử dân tộc.

- Đất nước phát triển toàn diện: KT – CT – VH – GD, quốc phòng vững mạnh, lãnh thổ được mở rộng về phía nam, vượt qua Đèo Ngang đến Bắc Quảng Trị ngày nay. Thi hành những chính sách khôn khéo để giữ vững lãnh thổ, biên cương.

=> ĐSND no ấm, trên dưới thuận hoà, xã hội Đại Việt có thế đứng khá vững chắc, là cơ sở cho những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống, bảo vệ Tổ quốc.

* Đối phó của nhà Lý:

  + Xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh.    

  +Tăng cường khối đoàn kết.

  +Tăng cường phòng thủ biên cương.

  + 1069 đánh tan lực lượng quân sự của Chăm pa, dẹp yên phía nam.

  1. Diễn biến
  2. 1.Giai đoạn I: chủ động tấn công sang đất Tống để tự vệ  (10/1075 - 4/1076).

 * Chủ trương của Lý Thường Kiệt:

  “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc“ - (Tiên phát chế nhân). Tổ chức một cuộc tập kích thẳng sang đất Tống, tiêu diệt các căn cứ xâm lược của kẻ thù rồi nhanh chóng rút quân về phòng thủ đất nước.

* Diễn biến:

-Ngày 27- 10 - 1075: 10 vạn quân tiến sang đất Tống.

Quân bộ: dân binh các dân tộc miền núi tấn công các trại quân Tống rồi tiến lên Ung Châu. Quân thuỷ đánh Khâm Châu, Liêm Châu  rồi đánh Ung Châu.

  + Kết quả: ngày 01- 3- 1076, quân ta hạ thành Ung Châu, phá hoại thành trì, tiêu huỷ kho tàng lương thảo của địch rồi rút về nước.

* Ý nghĩa:

- Địch: hoang mang tinh thần, làm chậm quá trình xâm lược nước ta của chúng.

- Ta: cổ vũ tình thần binh sĩ và nhân dân, tạo thêm thời gian để ta tiếp tục củng cố lực lượng, tạo điều kiện kháng chiến.

  1. 2.Giai đoạn II: Kháng chiến chống xâm lược (cuối 1076 - 3/1077).

 *  Kế hoạch kháng chiến:

   - Bố trí dân binh các dân tộc ít người mai phục trên các con đường hiểm yếu biên giới phía Bắc .

   - Một đạo quân thuỷ do Lý Kế Nguyên chỉ huy giữ mạn Đông Bắc, cản thuỷ quân giặc.

  - Chủ động xây dựng phòng tuyến sông Cầu kiên cố: tận dụng lợi thế của con sông, Lý Thường Kiệt cho cắm hàng cọc tre dày đặc, đắp tường cao tạo thành thành luỹ, bố trí quân ở trên mặt và đằng sau thành. Một đạo quân lớn nhất do Lý Thường Kiệt chỉ huy, bố trí ở phía sau để yểm trợ cho những vị trí xung yếu khi cần thiết.

* Kháng chiến bùng nổ:  Cuối 1076, 30 vạn binh phu của địch tiến vào xâm lược nước ta. Lý Kế Nguyên đánh tan thuỷ quân Tống. Quân ta ở thượng du chặn đánh quyết liệt nhưng không cản được bước tiến của quân thù. Địch tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt.

 - Cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

  + Quân địch đóng trên bờ bắc sông Như Nguyệt chờ thuỷ quân. Địch hai lần vượt sông chọc thủng phòng tuyến, bị quân ta đánh tan tác. Địch từ tấn công chuyển sang phòng ngự.

   + Dân binh vùng sau lưng địch chặn đánh các đoàn phu vận chuyển lương thực.

   + Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn tấn công doanh trại Quách Quỳ, gây cho địch nhiều thiệt hại và nhằm thu hút sự chú ý của các khối quân địch.

+ Lý Thường Kiệt ban đêm chỉ huy đại quân vượt qua sông, bất ngờ tấn công doanh trại Triệu Tiết. Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến quá nửa. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” vang lên từ đền  Trương Hống,Trương Hát đã có tác động to lớn, động viên kích lệ tinh thần  quân sĩ ta và khiến tinh thần quân địch hoang mang, rệu rã.

  - Ý nghĩa: Chiến thắng này làm rung chuyển thế phòng ngự của quân Tống. Là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh.

* Kết thúc chiến tranh:

  Quân Tống lâm vào tình thế tiến lui đều khó. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. Tháng 3- 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Trước sự khiêu khích và chuẩn bị xâm lược của Tống, triều đình nước Đại Việt đã ráo riết nghe ngóng và chuẩn bị nhiều biện pháp để đề phòng. Trong thời đại mà thông tin liên lạc còn hạn chế, từ việc xác minh rõ dã tâm của kẻ địch đến việc tìm biện pháp đối phó là không hề đơn giản mà phải dựa trên một nền tảng tình báo, thông tin kịp thời.

Tại sao lý thường kiệt đem quân sang đất tống

Khi đó, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, trọng trách điều hành đất nước nằm trong tay Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu và Thái úy Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt tuy là người tài danh bậc nhất đương thời và cũng là một trong những nhân vật kiệt xuất nhất sử Việt nhưng tài năng xuất chúng thiên về quân sự, không phải là người kiệt xuất về kinh tế. Còn về Linh Nhân Hoàng thái hậu là một người thông minh và có tầm nhìn, trước đây khi còn là Ỷ Lan Nguyên Phi dưới triều Lý Thánh Tông đã nổi tiếng về tài trị quốc an dân. 

Nhưng thực ra công lao đó ngoài tài năng của Ỷ Lan còn có phần trợ giúp đắc lực của một nhân vật mà tài đức cũng được xếp hàng đầu nước Đại Việt thời bấy giờ, đó là Thái sư Lý Đạo Thành. Ông là lão thần giữ chức Thái sư trong suốt thời kỳ trị vì của vua Lý Thánh Tông, nổi tiếng về tài kinh bang tế thế, thường được vua giao trông coi chính sự những lúc vua bận đi đánh dẹp. Uy vọng của Lý Đạo Thành rất lớn. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục triều Nguyễn nhận xét : “Đạo Thành là người thẳng thắn, mỗi khi dâng tấu sớ thì thể nào cũng nói đến sự lợi hay hại ở dân gian. Đối với quan lại nào là người hiền tài, ông đều cất dùng. Đời bấy giờ rất kính trọng ông”.

Trong cuộc đổi ngôi và tranh chấp quyền lực đầu thời vua Lý Nhân Tông, Lý Đạo Thành đã đứng về phía Thượng Dương Hoàng thái hậu vì theo luân lý Nho giáo. Vị Thái sư đã có nhiều động thái trái ý với Linh Nhân Hoàng thái hậu. Vì vậy sau khi Linh Nhân Hoàng thái hậu đắc thắng trong cuộc tranh quyền, bà đã tìm cách loại bỏ Lý Đạo Thành khỏi triều chính bằng cách điều đi trấn giữ ngoài biên. Ngay trong năm 1073, Lý Đạo Thành bị giáng chức làm Tả gián nghị đại phu, tri châu Nghệ An. Bấy giờ tuy lãnh thổ nước Đại Việt đã kéo dài tới châu Ma Linh (Quảng Trị), nhưng vùng được coi là trung châu vẫn chỉ là đồng bằng sông Hồng. Nghệ An vẫn là vùng biên thùy hẻo lánh. Ngoài Lý Đạo Thành còn có nhiều lão thần về phe của Thượng Dương Hoàng thái hậu cũng bị cho hưu trí hoặc giáng chức. Việc Lý Đạo Thành bị giáng chức đã làm cho nội bộ triều đình Đại Việt lục đục nghiêm trọng.

Tuy thô bạo và đầy mưu mô trong tranh chấp quyền lực, suy cho cùng Linh Nhân Hoàng thái hậu vẫn không đến nỗi là người vô đức. Bà tuy tìm cách loại bỏ các lão thần chống đối nhưng luôn tránh việc giết chóc như nhiều nhà chính trị vẫn làm, chỉ điều đi xa hoặc cho hưu trí, giáng chức, cô lập. Dưới sự điều hành của bà, Đại Việt tiếp tục phát triển ổn định. Sử sách và giai thoại dân gian cho biết rằng về sau Linh Nhân tỏ ra ăn năn với việc giết hại Thượng Dương Hoàng thái hậu cùng 72 tỳ nữ nên cho xây dựng nhiều chùa tháp, thường xuyên lui tới cửa Phật để sám hối, nghe giảng đạo và bỏ nhiều tiền để chuộc thân cho những con gái nhà nghèo bị bán làm nô tỳ.

Dù việc ăn năn này vô nghĩa đối với người đã chết, nhưng cũng cần được ghi nhận. Năm 1074, trước những nguy cơ ngoại xâm đến từ Tống và Chiêm Thành hiện rõ, Linh Nhân Hoàng thái hậu đã cho triệu hồi Lý Đạo Thành về kinh, phong chức Thái phó Bình chương quốc quân trọng sự. Chức danh này là chức Tể tướng thời Lý, đứng đầu hàng quan văn, phụ trách toàn bộ về nội trị (trừ quân đội). Đây là hành động vừa mang tính thiết thực, chọn đúng người đúng việc vừa mang tính hòa giải của Linh Nhân Hoàng thái hậu. Ngoài ra, bà còn xuống chiếu trọng dụng trở lại các vị lão thần trái ý lúc trước. Động thái hòa giải của Linh Nhân đã được Lý Đạo Thành đáp lại. Ông đã hết lòng phò tá nhà vua mới. Vậy là bộ ba quyền lực bao gồm Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái phó Lý Đạo Thành đã đồng lòng phò tá vị vua nhỏ Lý Nhân Tông. Nhờ sự hòa giải quan trọng này, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc trước những thử thách lớn.

Tình hình ở biên cương phía bắc ngày một nghiêm trọng. Quan lại nước Tống hết sức dùng tiền bạc, lời lẽ dụ dỗ các tù trưởng ở biên giới phía Đại Việt theo Tống. Năm 1073, tù trưởng châu Ân Tình (thuộc Bắc Cạn ngày nay) tên là Nùng Thiện Mỹ nghe lời dụ dỗ của tri châu Thẩm Khởi nước Tống, đem 6.000 người theo Tống. Thẩm Khởi lại chiêu dụ cả tù trưởng Lưu Kỷ ở châu Quảng Nguyên, một người nắm giữ quân lực mạnh và đóng giữ vị trí trọng yếu. Trong năm 1073, Lưu Kỷ suýt nữa đã theo hàng nước Tống nhưng vua Tống Thần Tông không dám nhận.

Lý do là bởi vì Tống tuy muốn đánh nước ta nhưng vẫn chưa chuẩn bị được lực lượng, lại vướng phải những rắc rối ở biên thùy phía bắc với nước Liêu, chiến tranh Tống – Thổ Phồn vẫn chưa dứt. Vua Tống biết Lưu Kỷ là viên quan sát của Đại Việt ở biên thùy, đóng giữ vị trí trọng yếu. Nhận Lưu Kỷ chẳng khác nào tuyên chiến với Đại Việt. Thẩm Khởi hành động quá lộ liễu nên bị vua Tống bãi chức. Lưu Di lên thay làm Kinh lược sứ Quảng Tây. Vua Tống che mắt Đại Việt bằng việc cách chức vị viên quan hiếu chiến nhưng lại thay thế bằng một viên quan hiếu chiến khác.

Năm 1073, nước Đại Việt chưa thể nhận diện rõ dã tâm xâm lược của Tống. Triều đình Đại Việt vẫn gởi những thư từ ngoại giao phàn nàn về việc cắt đứt thông thương đến vua Tống nhưng các quan chức biên giới Tống không thèm chuyển thư. Lưu Di vẫn làm những việc đóng chiến thuyền, trưng thu thuyền buôn vào thủy quân, cấm dân hai nước buôn bán. Từ năm 1073 đến 1075, đã có nhiều tin tức và đồn đoán về việc nước Tống có ý định tấn công Đại Việt.Nhất là việc các thành trì phía nam nước Tống tích cực mộ binh và huấn luyện. Có người Tống là Tư Bá Trường vì tư lợi mà ngầm viết thư cho vua Lý Nhân Tông tố giác ý định xâm lược, xui quân Đại Việt đánh trước và xin làm nội ứng.Những việc đó đã làm cho phía Đại Việt càng cảm nhận rõ hơn về chiến tranh đang đến gần.

Đại Việt cho tăng cường quân đội ở gần biên giới để đề phòng. Đầu năm 1075, triều đình Đại Việt sai người vượt biển đưa thư cho vua Tống (vì các quan lại biên giới trên bộ không chuyển thư nên phải đi vòng đường biển để đưa thư) đòi trả bọn Nùng Thiện Mỹ và những người phản Việt theo Tống, vua Tống không trả lời. Phía ta lại tiếp tục gởi một số thư từ nữa những Lưu Di dấu thư không thèm chuyển đi, y lại càng thả sức dụ dỗ dân chúng vùng biên giới.Bằng những dữ liệu như vậy cùng với các tin tức thám báo, phía Đại Việt đã không còn nghi ngờ gì nữa về âm mưu xâm lược của nước Tống.

Nhận biết rõ ý đồ của nước Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã tâu lên triều đình: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Lời tâu của ông nhận được sự tán thành của vua và các triều thần.Năm 1075, ngay sau khi đi tuần biên giới phía nam chống quân Chiêm Thành trở về, Lý Thường Kiệt bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cuộc Bắc chinh. Lý Thường Kiệt lĩnh chức Đại nguyên soái, thống lĩnh quân đội chuẩn bị một cuộc tấn công phủ đầu quy mô lớn đánh vào nội địa nước Tống. Thời bấy giờ, tổng quân số thường trực nước Tống khoảng chừng 100 vạn quân, còn quân đội thường trực nước Đại Việt có khoảng 7 vạn quân. Trong thế bị dồn vào chân tường, quân đội Đại Việt thời Lý Nhân Tông chuẩn bị làm một việc mà đa phần người Tống khó có thể ngờ được: Một đất nước nhỏ bé dám chủ động tấn công một đế chế đông dân, có lãnh thổ lớn hơn gấp hàng chục lần và quân đội thường trực cũng đông hơn mười mấy lần.