Tại sao lại nói trai mùng một gái hôm rằm

Dân gian vẫn truyền miệng “Trai mùng 1 gái ngày rằm, nuôi thì nuôi vậy, nhưng căm dạ này”. Hiểu nôm na là con trai sinh vào ngày mùng 1 và con gái sinh vào hôm rằm (15 âm lịch) hàng tháng sẽ ngang bướng, khó nuôi, khó bảo …

Vậy cụ thể hơn thì Trai mùng 1 gái ngày rằm là sao? Có đáng lo như lời truyền miệng không? Tại sao lại khó nuôi, khó bảo…? Quan điểm của Tử vi, Phong thủy và Khoa học về điều này là thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Theo dõi cùng Lý Khí Việt Nam nhé!

Trai mùng 1 gái ngày rằm là sao?

Dân gian vẫn truyền miệng “Trai mùng 1 gái ngày rằm, trai mồng 1 gái hôm rằm”. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng câu trên chỉ áp dụng cho: Con trai sinh vào ban ngày (05h ÷ 17h, tức từ giờ Mão đến hết giờ Thân) và con gái sinh vào bao đêm (17h ÷ 05h, tức từ giờ Dậu đến hết giờ Dần)

Tại sao lại nói trai mùng một gái hôm rằm
Trai mùng 1 gái ngày rằm khó nuôi

– Giờ Tý (Từ 23 – 1h): Đây là lúc mà chuột hoạt động mạnh mẽ.
– Giờ Sửu (Từ 1 – 3h): Đây là lúc trâu nhai lại, chuẩn bị đi cày.
– Giờ Dần (Từ 3 – 5h): Đây là khoảng thời gian con hổ hung dữ nhất.
– Giờ Mão (Từ 5 – 7h): Ở các nơi khác, mão không được gọi là mèo mà gọi là thỏ ngọc. Và đây là thời điểm lúc mà trăng còn chiếu sáng được ví như thỏ ngọc.
– Giờ Thìn (Từ 7 – 9h): Lúc rồng quây mây.
– Giờ Tỵ (Từ 9 – 11h): Lúc rắn không gây hại cho con người.
– Giờ Ngọ (Từ 11 – 13h): Lúc ngựa có dương tính cao.
– Giờ Mùi (Từ 13 – 15h): Đây là lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng đến việc cỏ mọc lại.
– Giờ Thân (Từ 15 – 17h): Đây là lúc khỉ thích hú.
– Giờ Dậu (Từ 17 – 19h): Đây là lúc gà lên chuồng.
– Giờ Tuất (Từ 19 – 21h): Đây là lúc chó phải tính để trông nhà
– Giờ Hợi (Từ 21 – 23h): Lúc con lợn ngủ say nhất.

1 Canh thời gian là có 2 giờ, trong đó:

– Canh 1: Từ 19h – 21h (có nghĩa là giờ Tuất)– Canh 2: Từ 21h – 23h (có nghĩa là giờ Hợi)– Canh 3: Từ 23h – 1h (có nghĩa là giờ Tý)– Canh 4: Từ 1h – 3h (có nghĩa là giờ Sửu)

– Canh 5: Từ 3h – 5h (có nghĩa là giờ Dần)

Như vậy ta thấy chỉ con trai sinh vào ban ngày và con gái sinh vào ban đêm mới có thể khó nuôi, tính khí khác thường, cá tính và ngang bướng, tại sao lại nói là có thể chứ không phải chắc chắn, chúng ta cùng theo dõi tiếp nhé.

Tại sao trai mùng 1 gái ngày rằm lại khó nuôi

Đầu tiền chúng ta cần hiểu “khó nuôi” ở đây là khó bảo (ngang bướng), ngoài ra còn hiểu là khó giữ (có thể chết yểu –> điều này chưa được kiểm chứng). Nhưng tại sao con trai sinh mùng 1 và con gái sinh hôm rằm lại như vậy chúng ta cùng tham khảo sự giải thích dưới góc nhìn của TỬ VI về điều này nhé.

Trai mùng 1 gái ngày rằm theo quan điểm dân gian

Theo dân gian truyền lại thì ngày mùng 1 (ngày sóc) là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 là ngày trăng sáng nhất trong tháng. lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần, là lúc ma cà rồng xuất hiện. Vì thế mà người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí.

Tại sao lại nói trai mùng một gái hôm rằm

Đồng thời, theo thiên văn học thì ngày mùng 1 và ngày rằm hàng thánh thì mặt trăng, mặt trời và trái đất sẽ nằm trên 1 đường thẳng. Và khi đó sức hút của mặt trăng là lớn nhất (ngày này có thủy triều lớn nhất).

Sức hút của Mặt Trăng làm cho Thủy triều thay đổi lên xuống, đồng thời cũng đã gây ra trạng thái “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi.

Bởi theo khoa học thì cơ thể con người có hơn 75% trọng lượng là nước. Sự thay đổi hàm lượng nước của trái đất chắc chắn sẽ khơi dậy sự thay đổi của hàm lượng nước trong cơ thể con người.

Vì vậy nếu sinh vào mùng 1 và hôm rằm sẽ bị những kích thích thần kinh dẫn đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, ảnh hưởng tới thần kinh của những người sinh ra trong ngày này…

Tại sao lại nói trai mùng một gái hôm rằm

Đồng thời, những ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác.

Trai mùng 1 gái hôm rằm dưới góc nhìn của Phong thủy

Về mặt phong thủy, âm dương cân bằng luôn là yếu tố tiên quyết để mang tới vận khí tốt. Vì thế, khi âm hay dương ở mức cực thịnh thì đều gây mấy cân bằng và là điều bất thường.

Theo quan niệm dân gian, mặt trăng biểu trưng cho âm khí, tương đồng với âm tính (con gái), còn mặt trời biểu trưng cho dương khí, tương đồng với dương tính (con trai).

Ngày mùng 1 là cực dương, hôm rằm (trăng sáng nhất) là cực âm. Vì vậy mà con trai sinh vào ngày mùng 1 sẽ bị ảnh hưởng bởi dương khí cực thịnh đó mà có tính cách mạnh mẽ, ngang bướng…

Tương tự như vậy, con gái sinh vào hôm rằm sẽ bị khí âm đang cực thịnh mà sinh ra tính cách khác thường, tự ái cao, tự cường, tự quyết…và những điều bất thường khác.

Trai mùng 1 gái hôm rằm dưới góc nhìn của Tử Vi

Theo cách lập lá số tử vi thì cần ngày, giờ, tháng và năm sinh (âm lịch). Do ảnh hưởng bởi cả 4 yếu tố đó lên không thể đánh giá tính cách và số mệnh của một người chỉ bằng ngày sinh (mùng 1 và hôm rằm) được.

Tử vi đẩu số cũng chưa có thống kê cụ thể nào về tính cách và số mệnh của những người sinh vào mùng 1 và hôm rằm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu Tử vi của Lý khí thì những đứa trẻ sinh ra vào mùng 1 và hôm rằm sẽ có tính khí mạnh mẽ, khó dạy bảo, cuộc sống sau này vì thế mà nhiều thăng trầm, khó khăn.

Trai mùng 1 gái hôm rằm theo quan điểm của Đông Y

Thủy triều có liên quan đến sự lên xuống của mặt trời và mặt trăng. Vào ngày mùng 1 và ngày thứ mười lăm là thời gian thủy triều lên xuống biến đổi lớn nhất. Vì vậy vào hai ngày này, lượng  nước trong cơ thể con người chắc chắn sẽ thay đổi theo sự biến động của thủy triều trái đất.

Theo y học phương Đông “ nam giới lấy khí làm chủ, nữ giới lấy máu làm chủ”, nam nữ có đặc điểm sinh lý khác nhau. Vì vậy sinh vào ngày mùng 1 sẽ có những sự biến đổi trong khí công, nếu sinh vào ngày mười lăm, xuất hiện biến đổi trong lưu huyết. Vì vậy trường hợp “trai mùng 1, gái ngày Rằm” tính cách cũng có phần đặc biệt hơn.

Kết luận

Cho dù bạn đồng tình với quan điểm nào ở trên thì vẫn phải nhớ rằng “Nhân tri sơ, tính bổn thiện” tức là được hiểu là Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn tốt lành và lương thiện, khi lớn lên do các yếu tố ngoại cảnh như: con người , xã hội , môi trường tác động mà tính cách trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh.

Vì vậy thay vì lo lắng thì hãy quan tâm và dạy dỗ con cháu mình nhiều hơn. Tuy nhiên cũng nhắc rằng “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính“. Vì vậy đừng bắt con phải học theo cái mình thích, mình muốn mà hãy dạy con cái biết cái đúng, cái sai.

Lưu ý thêm:

Ngoài ra, vào các ngày mùng 7, mùng 8, ngay 22, 23 âm lịch, do sự thay đổi trường tương đối lớn giữa trái đất, mặt trời và mặt trăng. Ngày 22, 23 dương khí tăng đỉnh điểm, ngày 7, 8 âm khí sẽ cực kỳ nặng. Tất cả đều ảnh hưởng đến sự thay đổi thể chất trong con người.

Trong nhiều năm quan sát, người ta đúc rút thấy rằng: Nam giới sinh ngày 22 và 23, nữ giới sinh ngày mùng 7, mùng 8  có khả năng mắc những căn bệnh khó chữa. Tuy nhiên điều này cũng chỉ là những kinh nghiệm từ trong dân gian, đến nay vẫn chưa có sự giải thích khoa học cho điều bí ẩn này.

Xem thêm: Tử vi trọn đời tuổi Tân Sửu 2021 nam mạng

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn an nhiên và hoan hỉ!

Tại sao lại nói trai mùng một gái hôm rằm

Lý giải của các chuyên gia, nhà văn hóa sẽ phần nào hé mở cùng bạn đọc về quan niệm dân gian này.

Chỉ áp dụng cho người sinh đêm

TS Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên Khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở đầu câu chuyện bằng một dẫn chứng về chính người em gái của mình. Bà kể, em gái bà nhằm đúng một đêm rằm trong năm 1974 thì chào đời. "Các cụ vẫn bảo: "Trai mùng một, gái hôm rằm". Cứ nghiệm từ em tôi mà ra thì thấy đúng là tính khí em ấy rất bướng bỉnh, mạnh mẽ, quyết liệt. Nói chung, so với tiêu chuẩn của con gái thì em tôi... thừa nam tính", bà cười bảo.

Có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, bà Hồng xác nhận: Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 (âm lịch), con gái sinh vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người. Thế nhưng, hoàn toàn không phải vậy. "Nó chỉ áp dụng cho việc sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc sinh vào ban ngày. Việc người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà nhấn mạnh.

Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế mà người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".

Tại sao lại nói trai mùng một gái hôm rằm

Đứa trẻ sinh ra trong ngày rằm, mùng một được coi là có “lộc”.

Chịu ảnh hưởng từ sức hút của mặt trăng

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) thì lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.

Theo đó, "sức hút của mặt trăng theo âm lịch, của mặt trời theo dương lịch. Thủy triều thay đổi theo sức hút của mặt trăng. Đồng thời, chính sức hút của mặt trăng cũng đã gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh... Đồng thời, những ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

Cũng theo ông Khanh, trong quan niệm văn hóa dân gian thì mặt trăng đại diện cho âm khí, đồng nghĩa với con gái, còn mặt trời đại diện cho dương khí (con trai). Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng lớn nhất. Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ ánh sáng đó, một phần được chuyển hóa vào trong tính cách.

Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất, dương khí sẽ thịnh. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những dương khí lớn này vào tính cách. "Gắn với việc thủy triều lên xuống vào hai ngày đó, cộng với sự thống kê bằng kinh nghiệm dân gian nên người ta thực sự tin rằng, "trai mùng một, gái hôm rằm" có những tính khí đặc biệt, khác người, đương nhiên có hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào", ông Khanh cho hay.

Tại sao lại nói trai mùng một gái hôm rằm

TS Nguyễn Ánh Hồng: Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 (âm lịch), con gái sinh vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người.

Không nên can thiệp bằng y học

Mặc dù thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Còn cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói.

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm (ngày sóc và ngày vọng). "Những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi như là "lộc". Họ cũng sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác. Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, là "trung tâm vũ trụ" và ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú cho hay.

Trên thực tế, có nhiều gia đình đã chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống. Thế nhưng, TS Vũ Thế Khanh phản bác: "Theo lý số, mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng, hoàn toàn do tự nhiên sắp đặt chứ không thể can thiệp bằng y học theo kiểu sinh con theo ý muốn giờ giấc của cha mẹ như thế. Bởi nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Việc can thiệp bằng y học để tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu. Nhưng nếu chỉ can thiệp bằng y học không thôi thì không đủ và cũng không cần thiết. Cái quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ".

Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng "đức năng thắng số". "Dù sinh ra vào ngày, giờ nào nhưng được sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn một cách hài hòa. Không thể cứ đổ tội cho sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà nêu quan điểm.

PV (Kiến Thức)