Tại sao khi tiêm thuốc chữa bệnh người ta thường tiêm vào tĩnh mạch

Chết vì tiêm truyền

Mới đây, một bệnh nhân nam ở Hải Phòng được đưa đến BV. Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng sốc nặng, suy đa tạng, kèm theo những tổn thương viêm tấy, lan tỏa toàn bộ vùng lưng, đùi... Trước đó, do bị đau lưng nên bệnh nhân này đã đến một người cùng khu để tiêm truyền thuốc giảm đau, 3 - 4 ngày sau khi tiêm, xung quanh khu vực tiêm truyền bị viêm tấy khiến bệnh nhân sốt cao, vàng da. Sau cùng, dù đã được các bác sĩ BV. Bạch Mai điều trị tích cực bằng các kỹ thuật cao như: lọc máu liên tục, dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao… nhưng bệnh nhân vẫn tử vong.

Trước đó, một cô gái 20 tuổi ở Q. Tân Phú  (TP.HCM) cũng đã bị tử vong sau khi truyền nước biển tại một phòng khám gần nhà chỉ vì “thấy trong người mệt mỏi”.

Tại sao khi tiêm thuốc chữa bệnh người ta thường tiêm vào tĩnh mạch

Tai biến do tiêm thuốc

Đã có tình trạng rất đáng báo động là một số trẻ em được cho tiêm bắp thuốc K-Cort (chứa triamcinolon là thuốc glucocorticoid cho tác dụng kéo dài) bị teo cơ; hay một số người lớn tiêm K-Cort vào khớp trị đau khớp và bị nhiễm trùng khớp.

Từ lâu nhiều người đều biết, vẫn hay xảy ra tiêm thuốc kháng sinh, thậm chí tiêm vitamin B1 bị sốc phản vệ (còn gọi sốc thuốc) đưa đến chết người. Một số thuốc như calci clorid nếu tiêm bắp sẽ có thể gây hoại tử cơ.

Theo báo cáo cách đây không lâu của Khoa Chỉnh hỉnh, BV. Nhi Trung ương, hàng chục trẻ em bị xơ hóa cơ do tiêm kháng sinh đã phải đến chữa trị tại khoa do tai biến làm giảm chức năng vận động rất nghiêm trọng.

Như vậy, dạng thuốc tiêm, đặc biệt là tiêm truyền, không phải luôn luôn tốt nhất như nhiều người lầm tưởng mà là dạng thuốc dùng phải rất thận trọng, thậm chí có khi không nên dùng.

Từ lâu và cho đến nay, có một quan niệm khá phổ biến cho là dùng thuốc tiêm tốt hơn dùng thuốc uống. Do đó khi đến phòng khám, một số bệnh nhân nài nỉ thầy thuốc cho thuốc tiêm, thậm chí còn đòi hỏi được tiêm truyền “nước biển”.

Thuốc tiêm là gì?

Theo định nghĩa, thuốc tiêm là một dạng dược phẩm vô trùng dùng để tiêm vào cơ thể. Chính định nghĩa này cho thấy dạng thuốc tiêm không phải luôn luôn hoàn hảo, ngoài một số ưu điểm so với thuốc uống, nó cũng mang nhiều nhược điểm

Tại sao khi tiêm thuốc chữa bệnh người ta thường tiêm vào tĩnh mạch
Tiêm penicillin, vitamin B1 có khi gây sốc  phản vệ trầm trọng

Thuốc tiêm có một số ưu điểm:

- Do được tiêm vào cơ thể, thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao.

- Thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan hủy hoại. Một số thuốc có bản chất peptid như hoóc-môn (progesteron, insulin…) hay một số enzym, nếu uống thuốc sẽ bị dịch vị thủy giải hoặc bị gan biến đổi thành những chất không có tác dụng.

- Tiêm thuốc sẽ tránh được các tác dụng phụ của thuốc trên hệ tiêu hóa. Emetin, thuốc trị ly amíp, nếu uống sẽ gây nôn mửa.

- Tiêm truyền tĩnh mạch cho phép thay thế nhanh chóng lượng nước, điện giải, tế bào, sinh chất bị mất đi do phẫu thuật hay tai nạn gây mất máu chẳng hạn.

Nhưng nhược điểm của thuốc tiêm thì cũng nhiều:

- Tiêm thuốc đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như: ống tiêm, kim tiêm, tim truyền thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng. Nếu không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp-xe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C). Người tiêm thuốc không thông thạo cách tiêm có thể gây ra tai biến: như tiêm tĩnh mạch calcium clorid phải tiêm thật chậm, tiêm thuốc ở mông nếu không đúng chỗ sẽ làm thương tổn dây thần kinh.

- Thuốc tiêm có tác dụng nhanh và tiếp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn thì thật tai hại, thậm chí nguy đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính.

- Thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân  hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Như tiêm penicillin, vitamin B1 có khi gây sốc  phản vệ trầm trọng, tiêm thuốc dầu nhiều lần thường để lại nốt cứng gây đau đớn.

- Tiêm thuốc đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm, riêng tiêm dịch truyền thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng. Nếu không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp-xe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C).

- Thuốc tiêm, đặc biệt tiêm tĩnh mạch, có tác dụng nhanh và tiếp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn thì thật tai hại, thậm chí nguy đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính.

Do có những nhược điểm như trên nên người ta chỉ dùng thuốc tiêm thay vì dùng thuốc uống trong những trường hợp như: cấp cứu, bệnh nhiễm trùng nặng, người bệnh không thể hợp tác uống thuốc…

Trên nguyên tắc, khi thầy thuốc kê toa cho thuốc tiêm là đã có sự cân nhắc cần thiết. Vì vậy, khi đi khám bệnh không nên nài nỉ thầy thuốc cho thuốc tiêm khi không cần thiết, nên nhớ: tiêm thuốc nguy hiểm hơn uống thuốc, người dùng thuốc không thể tự tiêm thuốc mà phải có nhân viên chuyên môn thông thạo kỹ thuật thực hiện…

Hiện nay, tình trạng dùng thuốc tiêm khá phổ biến. Không chỉ tiêm để trị bệnh, tiêm để khỏe mà nhiều chị em còn đến các cơ sở làm đẹp, spa để tiêm dưỡng ẩm da, tiêm nội tiết tố để trẻ, tiêm các chất làm đầy như botox, filler... Cho tới nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng và xác nhận việc dùng chế phẩm tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp lại có tác dụng “thần kỳ” là làm trắng da, đẹp da, và làm cho phụ nữ trẻ lại. Chỉ thấy việc dùng đường tiêm chích chỉ có nguy cơ rất lớn là bị tai biến do tiêm chích đã kể ở trên..


Tuy nhiên, khi dùng thuốc tiêm có thể gặp phải những phản ứng bất lợi có thể ngay tại chỗ tiêm nhưng cũng có thể xảy ra trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà người bệnh cần lưu ý để khắc phục.

Các đường tiêm thường gặp

Đưa thuốc vào cơ thể qua đường tiêm thường có tác dụng nhanh hơn khi đưa vào bằng đường uống, do đó đường tiêm thường được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu, cần hiệu quả nhanh của thuốc hoặc trong trường hợp bệnh nhân không uống được như bị hôn mê, có bệnh ở thực quản hay bệnh nhân tâm thần không chịu uống thuốc. Đường tiêm còn được áp dụng đối với những thuốc không thể dùng đường uống do thuốc bị phá hủy tại dạ dày, thuốc không hấp thu bằng đường uống hoặc thuốc gây hại cho hệ tiêu hóa. Tùy theo mục đích điều trị, thuốc được tiêm vào cơ thể theo các đường tiêm khác nhau, bao gồm:

Tiêm tĩnh mạch: Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch là dùng bơm kim tiêm đưa một lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. Đường tĩnh mạch thường được sử dụng trong các trường hợp mong muốn thuốc có tác dụng nhanh, gần như tức thì khi đưa vào cơ thể, rất cần cho các trường hợp cấp cứu hoặc dùng để đưa những dung dịch thuốc thể tích lớn, hay những thuốc không dùng được bằng các đường tiêm khác.

Tiêm bắp: Là tiêm một lượng thuốc vào trong bắp thịt của bệnh nhân, có thể tiêm vào bắp tay, đùi hoặc tiêm vào mông. Tiêm bắp là dạng tiêm phổ biến nhất vì dễ thực hiện hơn các phương pháp tiêm khác.Hầu hết các thuốc ở dạng tiêm đều có thể đưa qua đường này, chỉ trừ các thuốc gây kích ứng mạnh, gây hoại tử, các dung dịch ưu trương, thuốc có pH quá kiềm hoặc quá acid.

Tiêm dưới da: Khả năng hấp thu thuốc của đường tiêm dưới da chậm hơn tiêm bắp nhưng nồng độ của thuốc trong máu lại giữ được lâu hơn nên thường được vận dụng trong các trường hợp cần kéo dài tác dụng của thuốc, ví dụ tiêm morphin để giảm đau do ung thư, tiêm insulin để kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

Tiêm trong da: Đây là cách tiêm thường được dùng trong thử phản ứng dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh penicillin, phản ứng dị ứng lao hay tiêm chủng ngừa lao. Vị trí tiêm thường là mặt trước cánh tay.

Ngoài ra còn có các cách tiêm ít gặp khác và chỉ dùng chuyên biệt cho một số loại thuốc như tiêm ngoài màng cứng thường dùng trong gây tê vùng, giảm đau sau phẫu thuật; tiêm vào khớp thường dùng để giảm đau, chống viêm khớp.

Tại sao khi tiêm thuốc chữa bệnh người ta thường tiêm vào tĩnh mạch

Các đường tiêm thường được áp dụng cho người bệnh.

Các phản ứng phụ khi tiêm và cách xử lý

Bên cạnh những tác dụng phụ của thuốc tương tự như dùng thuốc đường uống, dùng thuốc đường tiêm còn có những phản ứng phụ rất đặc trưng do thuốc hoặc do chính việc tiêm thuốc gây nên.

Phản ứng tại chỗ tiêm

Cảm giác bị đau ngay tại chỗ tiêm là phản ứng phụ thường gặp nhất, bệnh nhân có thể bị đau ngay khi tiêm hoặc đau khoảng một vài giờ sau khi tiêm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị sưng, ngứa, đỏ và nóng. Tuy nhiên những phản ứng này thường tự khỏi và không nghiêm trọng.

Mức độ đau và kích ứng có thể phụ thuộc vào loại thuốc được tiêm. Các thuốc gây đau nhiều khi tiêm như kháng sinh nhóm cephalosporin, amoxicillin, để giảm đau, thường thêm lidocaine (0,5 - 0,8%) hoặc alcol benzylic (3%) vào dung môi tiêm bắp.

Sau khi tiêm, y tá sẽ để một miếng bông gòn có tẩm cồn sát trùng vào vị trí tiêm, nên giữ miếng bông gòn tại vị trí tiêm day day cho đến khi khô, không chà xát, sau đó có thể chườm lạnh để giảm đau.

Tuy nhiên, nên chườm nóng để giảm đau và kích ứng đối với các phản ứng tại chỗ tiêm gây ra do các thuốc hóa trị liệu ung thư nhóm vinca alkaloid bao gồm vinblastine, vincristine và vinorelbine.

Sốt sau tiêm

Phản ứng sốt sau tiêm thường xảy ra đối với tiêm phòng vắc xin và là một phản ứng rất thường gặp sau tiêm chủng ở trẻ em, nhất là khi tiêm phòng ho gà, thương hàn. Tiêm phòng sởi, quai bị cũng có thể gây sốt nhưng thường xảy ra chậm, từ 5 - 12 ngày sau tiêm. Hầu hết những trường hợp sốt do tiêm phòng thường nhẹ, và sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày.

Để giảm sốt, nên uống nhiều chất lỏng, tốt nhất là nước và nước trái cây hoặc dịch bù nước. Mặc quần áo thoáng mát, mỏng và giữ phòng ngủ thoáng, có thể chườm mát hoặc lau mát để giảm thân nhiệt. Một số trường hợp sẽ phải cần đến thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ các cách xử lý sốt sau tiêm cũng như khi nào nên sử dụng thuốc hạ sốt.

Viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch do lấy máu hoặc truyền tĩnh mạch cũng là một tai biến y khoa thường gặp. Viêm tĩnh mạch thường xảy ra khi tiêm truyền các dung dịch ưu trương, các thuốc có nồng độ cao hoặc trường hợp tiêm truyền kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Bệnh nhân có thể bị sưng, tấy đỏ, đau nhức. Mặc dù gây khó chịu và lo lắng cho người bệnh nhưng đây không phải là phản ứng nghiêm trọng. Người bệnh nên vận động cánh tay, chân để lưu thông mạch máu, kết hợp chườm nóng lên chỗ tĩnh mạch bị viêm. Điều trị bằng thuốc có thể bao gồm các thuốc chống viêm uống hoặc bôi tại chỗ nếu chỗ viêm nhỏ, một số trường hợp ít gặp có thể cần dùng đến kháng sinh và thuốc chống hình thành cục máu đông.

Các phản ứng nghiêm trọng

Các phản ứng phụ do tiêm thường nhẹ và có thể tự khỏi, tuy nhiên bệnh nhân có thể gặp các phản ứng nghiêm trọng và kéo dài. Cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp các triệu chứng như sốt cao kéo dài, đau dữ dội chỗ tiêm, đau cơ, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ban đỏ da có kèm phồng rộp, đau, ngứa và bong tróc da hay sưng phù môi, lưỡi và họng. Các phản ứng xa chỗ tiêm hoặc kéo dài không khỏi mà ngày càng tệ hơn nên được can thiệp y tế kịp thời.