Tại sao khi ngủ lại nghiến răng

Nghiến răng là tình trạng khi một người cắn hoặc siết chặt hai hàm răng lại một cách vô thức. Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt hay trầm trọng hơn là rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mạn tính.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là gì?

Tật nghiến răng được định nghĩa là “hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và/hoặc bởi sự giằng và đẩy của hàm dưới”. Hoạt động này có thể tạo nên âm thanh ken két hoặc không.

Nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai và có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng lên chức năng của cơ, qua đó tác động đến khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng khi ngủ có thể do sự kết hợp của các yếu tố vật lý, tâm lý và di truyền như:

  • Những cảm xúc như lo lắng, stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng:

Các nghiên cứu cho thấy yếu tố tâm lý có nguy cơ ảnh hưởng đáng kể đến bệnh, chủ yếu là do lối sống căng thẳng. Nghiến răng ban đêm có thể là sự đáp ứng đối với căng thẳng ban ngày đã hoặc đang diễn ra.

Căng thẳng có thể xảy ra ở những người làm việc nhiều, bị áp bức, sinh viên đang trong mùa thi. Căng thẳng đi kèm với lo âu, sự kìm nén có thể kích hoạt các hoạt động của não bộ. Điều này làm tăng kích thích thần kinh, có thể gây nên tất cả các phản ứng của nghiến răng.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Căng thẳng tâm lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nghiến răng khi ngủ
  • Tính cách: Những người mạnh mẽ, dễ kích động có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi: Nghiến răng thường gặp ở người trẻ tuổi, ít gặp ở người lớn tuổi.
  • Nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp có đòi hỏi đặc biệt có thể gây nên nghiến răng hay cắn chặt răng. Ví dụ: Nghệ sĩ piano cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi, công nhân khuân vác cắn chặt răng để gồng sức, nghệ sĩ biểu diễn xiếc dùng răng để giữ người trên không trung…
  • Thuốc và các chất kích thích: Một số loại thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ dẫn tới chứng nghiến răng khi ngủ. Thuốc lá, các loại đồ uống chứa caffeine, rượu và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ.
  • Di truyền: Những người có thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cao bị chứng này. Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc phát triển tật nghiến răng. 21 – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh trước đây. Điều này cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.
  • Lệch khớp cắn: Lệch cắn khớp có thể là vấn đề gây bệnh. Chúng cản trở đường đi của vận động nhai bình thường. Nguyên nhân có thể ở một răng hoặc một nhóm răng. Ví dụ: Khi răng khôn hàm trên mất, răng khôn hàm dưới mọc trồi. Lúc cắn lại, hàm dưới phải đưa ra trước nhiều hơn để đóng hàm. Điều này làm sai lệch vận động hàm bình thường.
  • Các hội chứng rối loạn khác: Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/thiếu tập trung.

Khắc phục tật nghiến răng khi ngủ như thế nào?

Tật nghiến răng khi ngủ nếu ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng cuộc sống thì có thể không cần điều trị. Khi xuất hiện các dấu hiệu như đau và co cứng cơ hàm, mòn răng, lệch khớp cắn, đau ở vùng trước tai thì việc điều trị là cần thiết.

Nghiến răng do nhiều yếu tố gây ra, vì vậy để khắc phục tật nghiến răng cần tiếp cận từ nhiều hướng.

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh

  • Các thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến nghiến răng cần thay đổi.
  • Ngưng sử dụng thuốc lá, cà phê, các chất kích thích gây nghiện… vì chúng khiến bạn không thể ngủ ngon và sâu giấc, từ đó sẽ tăng nguy cơ nghiến răng.
  • Điều trị các bệnh lý toàn thân có liên quan đến nghiến răng.

Cải thiện giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng

Nghiến răng liên quan đến giấc ngủ nên bạn nên đi khám để được tư vấn và kiểm tra mức độ nghiến. Trong một số trường hợp, nghiến răng có thể đi kèm với ngưng thở khi ngủ. Nghiến răng ban đêm có thể được giảm bớt bằng nằm ngửa khi ngủ mà không có gối.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Cải thiện giấc ngủ có thể giảm bớt tình trạng nghiến răng

Stress được xem là nguyên nhân chính của tật nghiến răng. Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc xoa dịu áp lực căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, như tham gia khóa tư vấn hướng dẫn làm thế nào để loại bỏ stress, rèn luyện cơ thể, hoặc thậm chí tập thiền.

Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc được sử dụng hỗ trợ cho điều trị nghiến răng gồm:

  • Thuốc giãn cơ: Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giãn cơ trước khi đi ngủ, trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Tiêm botox: Botox là một dạng độc tố của botulinum, được tiêm vào cơ giúp làm giảm triệu chứng đau cơ. Độc tố botulinum gây tê liệt cơ do ức chế giải phóng acetylcholine tại các điểm nối cơ thần kinh. Tiêm botox được sử dụng trên lý thuyết rằng: dung dịch độc tố loãng sẽ làm tê liệt một phần cơ bắp. Từ đó, nó làm giảm khả năng co của cơ trong khi vẫn duy trì đủ chức năng cho phép các hoạt động bình thường như nói và ăn.
  • Thuốc giúp kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm: Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo lắng trong thời gian ngắn để giúp kiểm soát stress hoặc các vấn đề cảm xúc khác.

Điều trị nha khoa

Điều trị nha khoa nhằm cải thiện tình trạng mòn răng và ngăn ngừa sự phá hủy thêm trầm trọng.

  • Điều chỉnh khớp cắn: Lệch khớp cắn cần được điều chỉnh bằng cách mài bớt hoặc thêm vào. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn phải đảm bảo cơ được thư giãn. Mục đích để bạn có thể thực hiện được các chuyển động sinh lý bình thường.
  • Máng nhai: Là một máng bằng nhựa che phủ bề mặt răng hàm trên và hàm dưới. Máng được thiết kế riêng cho từng người, có thể tháo lắp dễ dàng. Chức năng của máng là hướng dẫn chuyển động của hàm dưới. Đồng thời, nó cũng giúp thư giãn cơ, giảm đau cơ. Sử dụng máng nhai sẽ giúp ngăn sự mòn răng do nghiến, ngăn tổn thương đến các cấu trúc nha chu. Việc sử dụng máng nhai giúp làm giảm nghiến răng vào ban đêm.
Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Dùng máng nhai giúp ngăn ngừa mòn răng do nghiến
  • Chỉnh nha: Răng chen chúc, lệch lạc làm ảnh hưởng đến khớp cắn. Việc chỉnh nha làm thay đổi khớp cắn có thể giảm tình trạng nghiến răng.
  • Phục hồi khớp cắn: Nghiến răng làm phá vỡ bề mặt men răng hoặc phục hồi, khiến răng nhạy cảm. Có thể trám, bọc mão lại các vị trí bị ảnh hưởng bởi nghiến răng.

DS Phan Hiền

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ là một hiện tượng thường thấy ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nghiến răng nếu không được tiến hành điều trị sớm và đúng cách có thể gây nên khá nhiều hậu quả cho sức khỏe răng miệng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hậu quả và cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ hiệu quả nhé!

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng

Chứng nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng xảy ra khi hàm trên và hàm dưới cắn chặt và mài sát vào nhau một cách không kiểm soát trong trạng thái vô thức nhất là lúc ngủ.

Đây là một tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em lẫn người lớn.

Bệnh lý nghiến răng có hai loại: nghiến răng trong khi ngủ và nghiến răng khi còn thức. Cả hai trường hợp trên đều gây thiệt hại về răng miệng.

Tuy nhiên tình trạng nghiến răng khi ngủ thường nghiêm trọng hơn so với lúc còn thức.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ, bao gồm:

– Yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress, hồi hộp đều làm cho hệ thần kinh bị căng thẳng làm cho nghiến răng nghiêm trọng hơn khi ngủ vào ban đêm. Với những người có tính cách mạnh mẽ, hiếu thắng cũng có khả năng bị bệnh cao hơn.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Thường xuyên căng thẳng, stress cũng có thể bị nghiến răng khi ngủ

– Sai lệch vị trí răng: khi hai hàm răng mọc lệch, không thẳng hàng sẽ khó ăn khớp với nhau, thường có xu hướng cọ sát, nghiến chặt lại.

– Thiếu hụt dinh dưỡng: ở người già suy yếu hay trẻ em bị suy dinh dưỡng do thiếu hụt canxi, các vitamin B, C, đều có nguy cơ nghiến răng.

– Dùng nhiều chất kích thích: những đối tượng có thói quen sử dụng các thực phẩm chứa chất cafein như cà phê hay thực phẩm chứa cồn như rượu bia. Hoặc nghiện hút thuốc lá đều rất dễ gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Dùng các chất kích thích sẽ khiến tình trạng nghiến răng trầm trọng thêm

– Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng các thuốc chữa bệnh về thần kinh, trầm cảm, động kinh đều có thể làm cho bệnh nhân có triệu chứng nghiến chặt răng khi ngủ.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây nghiến răng khi ngủ

– Ngoài ra, tật nghiến răng khi ngủ còn có thể do di truyền từ người thân hoặc bệnh nhân trước đó đã mắc các bệnh lý như: trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh Parkinson,…

Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ

Bệnh nhân có thể nhận biết tật nghiến răng khi ngủ thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Hai hàm răng nghiến siết vào nhau, phát ra âm thanh đủ lớn làm người ngủ cùng giật mình thức giấc.
  • Răng bị mòn mặt nhai hoặc có dấu hiệu mẻ răng.
  • Răng bị mòn lộ ngà có thể trở nên đau nhức, nhạy cảm với những thực phẩm nóng lạnh.
  • Cảm thấy đau tai mặc dù không phải vấn đề gì về tai.
  • Má trong bị trầy xước, tổn thương.
  • Nếu mô nha chu suy yếu bạn sẽ có biểu hiện lung lay răng.
  • Đau đầu âm ĩ.
  • Giấc ngủ thường bị gián đoạn.
  • Đau thái dương hàm, đau quai hàm và rất khó để há miệng.
Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Các triệu chứng nghiến răng gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân

Ảnh hưởng của chứng nghiến răng khi ngủ

– Xét về mặt giao tiếp, nghiến răng khi ngủ có thể khiến cho người ngủ cùng bị gián đoạn giấc ngủ và cảm thấy rất khó chịu.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ làm cho người ngủ cùng rất khó chịu

– Bệnh nghiến răng có thể có những hậu quả nặng nề cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là làm sai lệch khớp cắn toàn hàm, nguy cơ hình thành viêm khớp thái dương hàm rất nghiêm trọng.

– Những người bị bệnh nghiến răng trầm trọng có thể làm tổn thương nướu, làm hỏng các miếng hàn trám răng nếu có.

– Việc siết chặt hai hàm răng, ma sát qua lại giữa bề mặt nhai cũng như áp lực cắn xuống có thể khiến lớp ngoài của răng là men răng bị mòn đi, thậm chí làm nứt vỡ răng, gia tăng sự nhạy cảm của răng và các nguy cơ bệnh lý răng khác.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Nghiến răng lâu ngày có thể gây mòn răng

– Khi bị nghiến răng dữ dội có thể làm cho các cơ hàm hoạt động quá mức gây phì đại cơ cắn 2 bên hàm. Từ đó gương mặt sẽ trở nên mất cân đối hoặc có hình dạng vuông, rối loạn vùng khớp thái dương, hàm.

– Tùy theo từng tình trạng hư hỏng ở vùng khớp mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Có thể bị đau nhức ở khớp hàm, khi ăn uống và há miệng sẽ nghe tiếng lụp cụp, việc há miệng cũng gặp nhiều khó khăn hơn,…

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Khuôn mặt mất cân xứng là biến chứng nguy hiểm của nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ khi nào cần gặp bác sĩ?

Thường thì đối với những người trưởng thành khi bị nghiến răng vẫn có thể tự khắc phục bệnh hiệu quả. Bằng cách thay đổi các thói quen xấu cũng như kiềm chế tâm trạng, hành vi của mình.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ khi nào cần gặp bác sĩ?

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tình trạng nghiến răng trở nên trầm trọng cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý tốt nhất. Cụ thể khi có các dấu hiệu sau đây cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể:

– Răng bị hư hỏng, mòn răng, lộ ngà nghiêm trọng.

– Đau nhức dai dẳng ở vị trí mặt, tai, xương hàm.

– Khi mở hoặc khép miệng lại gặp nhiều khó khăn, đau đớn.

Cách điều trị chứng nghiến răng khi ngủ

Cách điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của tật nghiến răng cụ thể là gì.

1. Chữa nghiến răng do sự lệch lạc của răng

– Bọc răng sứ thẩm mỹ:

Đối với những bệnh nhân bị nghiến răng có nguyên nhân do sự lệch lạc của răng ở 2 hàm. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách mài răng với tỷ lệ nhất định. Sau đó bọc mão sứ giúp loại bỏ sự lệch lạc của hàm răng hiệu quả nhanh chóng.

– Chỉnh nha niềng răng:

Đối với những trường hợp nghiến răng do răng mọc lệch lạc, cần nắn chỉnh lại răng để các răng mọc về vị trí chuẩn, không lệch khớp cắn. Từ đó nghiến răng cũng sẽ được khắc phục.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Bọc răng sứ điều chỉnh khớp cắn ngược

2. Chữa bệnh nghiến răng do stress

Với những bệnh nhân bị nghiến răng do tâm lý căng thẳng, stress.  Cần phải thư giãn để tinh thần thoải mái, trước khi đi ngủ có thể nghe nhạc nhẹ để dễ ngủ.

Không nên thức khuya, hãy cố gắng ngủ 7 – 8 tiếng. Nên sắp xếp chỗ ngủ gọn gàng, tạo không gian thoáng, tránh nhiều ánh sáng chiếu vào, tránh ồn để có một giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, nên tăng cường bổ sung canxi cho răng chắc khỏe.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya

3. Sử dụng máng chống nghiến răng

Đeo máng chống nghiến vào răng lúc ngủ chính là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả các tổn thương do nghiến răng gây ra.

Bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và lấy dấu hàm, sau đó chế tác máng ngậm chống nghiến phù hợp với tình trạng răng của mình. Mỗi khi đi ngủ hãy đeo máng này vào răng để tránh tình trạng cọ sát giữa 2 hàm.

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Dùng máng chống nghiến để tránh bị mòn răng

4. Dùng thuốc

Nhìn chung, những loại thuốc có thể cải thiện được phần nào giấc ngủ cho bạn hoặc giúp bạn thư giãn cơ thể. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc giãn cơ, thuốc giảm stress, hay tiêm botox nếu người bệnh không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.

Một số biện pháp hạn chế nghiến răng khi ngủ

Ngoài việc áp dụng liệu trình chữa nghiến răng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên biết cách hạn chế tình trạng nghiến răng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Tránh để tâm lý bị lo âu, căng thẳng, stress quá mức. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, ngồi thiền,….
  • Không nên thức quá khuya. Trước khi ngủ hãy thư giãn và thả lỏng cơ thể để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
  • Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu magie và canxi trong các bữa ăn để giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng.
Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe răng miệng
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các đồ uống có cồn và cafein như bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá vì những thứ này sẽ khiến cho bệnh nghiến răng thêm trầm trọng hơn.
  • Không nên dùng răng để nhai các thứ không phải đồ ăn như bút chì, kẹo cao su,…
  • Thăm khám răng định kỳ từ 1 – 2 lần/năm sẽ là giải pháp tốt nhất để sớm nhận biết được bệnh nghiến răng. Thông qua thăm khám, kiểm tra bác sĩ sẽ nhận biết được các dấu hiệu của nghiến răng. Từ đó sẽ tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Tại sao khi ngủ lại nghiến răng
Thăm khám răng định kỳ để sớm phát hiện tình trạng nghiến răng

Câu hỏi thường gặp

1. Nghiến răng khi ngủ ở người lớn có cần gặp bác sĩ không?

Đối với những người trưởng thành khi bị nghiến răng vẫn có thể tự khắc phục bệnh hiệu quả. Bằng cách thay đổi các thói quen xấu cũng như kiềm chế tâm trạng, hành vi của mình.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tình trạng nghiến răng trở nên trầm trọng cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Cụ thể khi có các dấu hiệu sau đây cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể:

– Răng bị hư hỏng, mòn răng, lộ ngà nghiêm trọng.

– Đau nhức dai dẳng ở vị trí mặt, tai, xương hàm.

– Khi mở hoặc khép miệng lại gặp nhiều khó khăn, đau đớn.

2. Nghiến răng khi ngủ có làm bạn già hơn?

Tuy chứng nghiến răng khi ngủ ở người trưởng thành là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ và không gây nhiều nguy hại cho sức khỏe toàn thân.

Nhưng qua các thống kê cho thấy có đến 10 – 15% bệnh nhân mắc bệnh nghiến răng khi ngủ ở mức độ nặng thường xuyên bị nhức đầu, đau cơ mặt, mỏi hàm.

Cơ hàm khi phải hoạt động quá mức sẽ gây hiện tượng phì đại khiến gương mặt không cân đối hoặc có dạng vuông. Thậm chí bị rối loạn khớp thái dương hàm, nói chuyện, ăn uống gặp nhiều khó khăn,….

Xét về mặt thẩm mỹ, nếu trong suốt thời gian dài bị nghiến răng khi ngủ sẽ khiến cho lớp men răng bị mài mòn, lộ ngà răng, kích thước tầng dưới mặt giảm dần khiến cho gương mặt bệnh nhân trở nên già nua so với tuổi thật.

Hơn thế nữa, với những người đã phục hình răng thì việc nghiến răng có thể làm gãy vỡ, sứt miếng hàm trám ở răng và làm hư hỏng các răng sứ cũng như răng giả tháo lắp.

Như vậy bạn đã biết bệnh nghiến răng khi ngủ là gì và hậu quả của bệnh nghiến răng. Nghiến răng cũng chính là bệnh lý liên quan đến các vấn đề thần kinh, giấc ngủ và răng miệng.

Cách chữa bệnh nghiến răng không chỉ phụ thuộc vào việc điều trị khi tới gặp nha sĩ. Quan trọng hơn hết là bản thân bạn nên ý thức được việc chăm sóc sức khỏe cũng như bảo vệ răng miệng thật tốt.

Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề răng miệng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng

Tại sao khi ngủ lại nghiến răng

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Các vấn đề răng miệng, Nha khoa tổng hợp