Tại sao cá hồng long bỏ ăn

Nuôi cá rồng là việc không dễ dàng với những người yêu thích loài cá này. Đặc biệt là hiện tượng cá rồng bỏ ăn, có thể chúng bỏ 1 hay 2 buổi thì không sao nhưng kéo dài thì hậu quả khôn lường. Cụ thể như thế cùng Petcare24h theo dõi bài viết sau đây. 

Hiện tượng cá rồng bỏ ăn không phải hiếm gặp ở những người nuôi cá. Nhưng đừng vì thế mà lơ là nó, nếu kéo dài sẽ để lại hậu quả khôn lường.

Tại sao cá hồng long bỏ ăn

Môi trường nước thay đổi

Tình trạng căng thẳng ở cá thường xuất hiện khi thay bể cá hay trong quá trình vận chuyển cá. Điều này khiến cá rồng bị stress và sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Cá bơi nhanh và vòng quanh bể.
  • Liên tục cọ xát lên xuống thành bể.
  • Cá trở nên nhát và ở lì trong góc bể.

Nếu cá có tình trạng trên bạn cần tăng công suất lọc và liên tục bật máy sủi oxy. Sau thời gian, cá rồng sẽ ổn định và quen dần với môi trường mới.

Nước xấu trong bể

Sau khoảng thời gian cá sống trong bể, có thể do chất thải, lượng thức ăn dư mà cá ăn hàng ngày, hay chất lượng ngay từ đầu không đảm bảo. Tất cả đều khiến cho nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến việc cá rồng bỏ ăn và kéo theo những loại bệnh khác.

Để hạn chế được điều này, bạn cần thay đổi nước theo định kỳ, khoảng 6 – 7 ngày thì thay một lần. Và mỗi lần thay nên để lại 30% nước cũ trong bể.

Thay nước sau khi cá rồng được ăn no

Nếu mỗi lần khi cá ăn no mà bạn tiến hành thay nước, sau thời gian thì cá rồng sẽ hình thành thói quen là sau khi ăn xong thì môi trường nước thay đổi dẫn đến việc khó chịu ở cá, thậm chí cá có thể nôn thức ăn ra. Điều này rất có hại, có thể gây bệnh đường ruột ở cá.

Vì vậy, bạn cần bỏ ngay thói quen này và tiến hành giảm lượng thức ăn hàng ngày ở cá xuống còn khoảng 70 – 80%.

Cá rồng thời điểm ăn kiêng

Khi cá trưởng thành ở một giai đoạn nhất định có kích thước khoảng 45 – 50cm, sẽ xảy ra hiện tượng chững lại, ăn ít hay không ăn trong khoảng thời gian nào đó. Đây là điều khá bình thường, chứ không phải do bệnh hay tác động xấu nào.

Chán thức ăn thường ngày

Tại sao cá hồng long bỏ ăn

Vì trong tự nhiên cá rồng là loại cá săn mồi và thích ăn thịt. Việc cho chúng ăn nhiều thức ăn tổng hợp thì sẽ không tốt cho sức khỏe của rồng, thậm chí chúng sẽ chán ăn và bỏ ăn.

Để hạn chế chán ăn ở cá rồng bạn cần bổ sung những thực phẩm tươi như dế mèn, tôm, tép tươi, trùng huyết, rết,…

Có thể cá rồng cô đơn

Khi cá rồng còn nhỏ, chúng ta thường sẽ nuôi kèm theo 4 – 5 con khác trong bể lớn. Tới khi cá đạt kích thước nhất định hoặc là đi bán, hoặc là bị chết. Chỉ còn lại một vài con giữ lại nuôi, điều này dẫn đến sự cô đơn và nỗi buồn ở cá dẫn đến sự biếng ăn. Bạn chỉ cần để vài hôm là cá sẽ ổn định lại thôi.

Sự thay đổi thời tiết

Có thể nói thời tiết ở Việt Nam không ổn định, đặc biệt là ở miền Bắc chênh lệch nhiệt độ giữa hai ngày lên tới 10 độ C. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cá rồng. Khi không kịp thích nghi dẫn tới cá rồng bỏ ăn. 

Vì thế bạn cần trang bị thêm thiết bị sưởi, nếu nhiệt độ giảm đột ngột, chỉ cần bật nhanh máy sưởi thì cá trở nên nhanh nhẹn và ăn nhiều hơn.

Đến mùa giao phối 

Đến thời điểm giao phối thì cá máu bắt đầu có trứng, và dạ dày là nơi hoạt động cao nên cá khá nhạy cảm và ít ăn lại. Vì vậy, bạn cần chú ý những yếu tố môi trường bể cá như sau: độ pH, nhiệt độ, lượng oxy,…Có thể sau một thời gian giao phối và sinh đẻ, cá sẽ nhanh chóng ổn định lại như trước. 

Cách chữa trị cá rồng bỏ ăn 

Trường hợp cá rồng bỏ ăn hay chán ăn là biểu hiện đầu tiên của một số loại bệnh ở cá. Cụ thể:

Cá rồng bỏ ăn do bị đốm trắng

Với bệnh đốm trắng, cách chữa trị là cho thêm chút muối vào bể cá hay bỏ muối vào bông lọc nước. Tác dụng của muối là tiêu diệt các vi khuẩn gây nên bệnh đốm trắng.

Tại sao cá hồng long bỏ ăn

Vì vi khuẩn này sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 – 27 độ C, để tránh việc tái phát cần duy trì nhiệt độ ở bể cá khoảng 30 – 32 độ C. Ngoài ra, bạn mua thuốc chữa bệnh đốm trắng ở các cửa hàng cá cảnh uy tín trong khu vực.

Cá rồng bỏ ăn do bị stress

Tại sao cá hồng long bỏ ăn

Cách trị bệnh stress là để cá tránh tiếp xúc với các loại cá nhỏ khác hay bạn tách cá rồng ra một bể riêng. Vì cá rồng khi bệnh một số loài cá nhỏ khác sẽ đến rỉa vay chúng, khiến cá rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

Cá rồng bỏ ăn bị bệnh trướng bụng

Một số biểu hiện là bỏ ăn, trướng bụng, bơi lội trở nên khó khăn, nặng hơn nữa là chổng đầu hay đuôi lên trời, thậm chí hậu môn ở cá chảy ra nước nhờn. 

Tại sao cá hồng long bỏ ăn

Bệnh này khó chữa và nguy cơ chết cực cao. Nếu gặp một trong những biểu hiện trên cần thay ⅓ lượng nước, tăng bơm hơi, tăng muối và duy trì ở nhiệt độ 30 độ C.

Cá rồng bỏ ăn vì bị bệnh xù vẩy

Bệnh này thường xuất hiện ở cá nhỏ hay thể trạng yếu, bệnh này thường tái phát vào mùa đông hay thu. Với biểu hiện là bỏ ăn, mắt lồi, vảy bị kênh. Nguyên nhân chủ yếu có thể môi trường bể cá.

Tại sao cá hồng long bỏ ăn

Cách khắc phục duy trì nhiệt độ từ 30 – 31 độ C, thêm muối vào bể, thay nước khoảng 1 hay 2 lần trong một ngày với lượng nước khá ít. Vào những ngày đầu cá bị bệnh thì không nên cho cá ăn.

Kết luận 

Như vậy, Petcare24h đã gửi đến bạn những kinh nghiệm khi gặp tình trạng cá rồng bỏ ăn. Hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích cho bạn trong quá trình nuôi cá rồng.