Tác giả của truyện truyền kì mạn lục là ai

Đơi nét về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lụcNhà văn Việt Nam, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, HảiDương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ralàm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấymươi sương, chân không bước đến thị thành". Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉbiết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng KhắcKhoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thờigian ở ẩn, Tryền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủchính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục gồm 20truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình củatác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý,đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục(Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện thái độ khiêm tốn củamột người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyềnkỳ mạn lục khơng phải là một cơng trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vânlục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóngtác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.Và ngun nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phảnánh của văn học. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội khơng cịn ổn định như ở thế kỷ XV;mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phânhóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nướcbị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực.Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộcsống đầy biến động ấy thì khơng thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Nhu cầuphản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sựtích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... táitạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũnhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dèdặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ơng bộc lộ tâm tư, thểhiện hồi bão; ơng đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớncủa xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kíchhơn qn bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống củacon người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đơi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiệnđời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật... Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chếđộ phong kiến một cách có ý thức. Tồn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầu sắc của cuộcsống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, conngười được đề cập tới. Bất mãn với thời cuộc và bất lực trước hiện trạng, Nguyễn Dữ ẩn dậtvà đã thể hiện quan niệm sống của kẻ sĩ lánh đục về trong qua Câu chuyện đối đáp của ngườitiều phu trong núi Nưa. ở ẩn mà nhà văn vẫn quan tâm đến thế sự, vẫn không quên đời, vẫnnuôi hy vọng ở sự phục hồi của chế độ phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tưtưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tụcxuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳngđịnh một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuầnvương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọnngười gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủychung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thểhiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến. Nguyễn Dữ đãcó phần bảo lưu những tư tưởng phi Nho giáo khi phóng tác, truyện dân gian, trong đó có tưtưởng Phật giáo, Đạo giáo và chủ yếu là tư tưởng nhân dân. Nguyễn Dữ đã viết truyền kỳ để ítnhiều có thể thốt ra khỏi khn khổ của tư tưởng chính thống đặng thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ lạ. Ông mượn thuyết pháp củaPhật, Đạo, v.v. để lý giải một cách rộng rãi những vấn đề đặt ra trong cuộc sống với nhữngquan niệm nhân quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi; ông cũng đã chịu ảnh hưởng của tưtưởng nhân dân khi miêu tả cảnh cùng cực, đói khổ, khi thể hiện đạo đức, nguyện vọng củanhân dân, khi làm nổi bật sự đối kháng giai cấp trong xã hội. Cũng chính vì ít nhiều khơng bịgị bó trong khn khổ khắt khe của hệ ý thức phong kiến và muốn dành cho tư tưởng và tìnhcảm của mình một phạm vi rộng rãi, ơng hay viết về tình u nam nữ. Có những truyện cangợi tình yêu lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình cảm của các tầng lớp bìnhdân. Có những truyện u đương bất chính, tuy vượt ra ngồi khn khổ lễ giáo nhưng lạiphản ánh lối sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái buôn hãnh tiến. Nguyễn Dữ cũng rất táo bạovà phóng túng khi viết về những mối tình si mê, đắm đuối, sắc dục, thể hiện sự nhượng bộ củatư tưởng nhà nho trước lối sống thị dân ngày càng phổ biến ở một số đô thị đương thời. Tuyvậy, quan điểm chủ đạo của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ giáo, nên ý nghĩa tiến bộ tốt ra từhình tượng nhân vật thường mâu thuẫn với lý lẽ bảo thủ trong lời bình. Mâu thuẫn này phảnánh mâu thuẫn trong tư tưởng, tình cảm tác giả, phản ánh sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiếntrong tầng lớp nho sĩ trước nhu cầu và lối sống mới của xã hội. Truyền kỳ mạn lục có giá trịhiện thực vì nó phơi bày những tệ lậu của chế độ phong kiến và có giá trị nhân đạo vì nó đềcao phẩm giá con người, tỏ niềm thông cảm với nỗi khổ đau và niềm mơ ước của nhân dân.Truyền kỳ mạn lục cịn là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuậtdựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tínhcách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vàonội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tựsự, trữ tình và cả kịch, giữa ngơn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biềnngẫu và thơ ca. Lời văn cơ đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lụclà mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểucho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tácdân gian.BÙI DUY TÂNNguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu HồngĐức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư.Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nốinghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từnggiữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ơng xin từ quan về nidưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài "ghichép" để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hồn thành tác phẩm "thiên cổ kỳ bút" Truyền kỳmạn lục. Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ, nhưng căn cứ vào tác phẩm cùng bài TựaTruyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất (1547) và những ghi chépcủa Lê Quý Đôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có thể biết ơng là người cùngthời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình chút ít. Giữa Nguyễn Dữ vàNguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua lại về tư tưởng, học thuật... nhưng erằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Vũ Phương Đề đã ghi.Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khốt hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ơng khơng làmquan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãngđời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ướcđoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XVI.Theo những tư liệu được biết cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất củaNguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốttruyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuấtphát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở HàNam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội). Truyệnđược viết bằng văn xi Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi truyện (trừtruyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình thể hiện rõ chính kiến của tác giả. Hầu hết các truyện đều lấy bối cảnh ở các thời Lý-Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê sơ và trên địa bàn từ NghệAn trở ra Bắc. Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩmmuốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, khơng cịn kỷ cương trật tự, vua chúahơn ám, bề tơi thốn đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chứctrọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hạichồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộmcắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu qi, sư sãi,học trị, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặcbiệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này.Dưới ngịi bút của ơng họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vịtha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàngHàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa(Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì"nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương.Dường như Nguyễn Dữ khơng tìm được lối thốt trên con đường hành đạo, ông quay vềcuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời.Ơng trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước,giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp.Truyền kỳ mạn lục ngay từ khi mới hồn thành đã được đón nhận. Hà Thiện Hán ngườicùng thời viết lời Tựa, Nguyễn Thế Nghi, theo Vũ Phương Đề cũng là người cùng thời, dịchra văn nôm. Về sau nhiều học giả tên tuổi Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú đều ghichép về Nguyễn Dữ và định giá tác phẩm của ơng. Nhìn chung các học giả thời Trung đạikhẳng định giá trị nhân đạo và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu hiện đạiphát hiện thêm giá trị hiện thực đồng thời khai thác tinh thần "táo bạo, phóng túng" củaNguyễn Dữ khi ơng miêu tả những cuộc tình si mê đắm đuối đậm màu sắc dục. Hành vi ấytuy trái lễ, trái đạo trung dung nhưng lại đem đến chút hạnh phúc trần thế có thực cho nhữngsố phận oan nghiệt. Về mặt thể loại mà xét thì Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm đỉnh cao củatruyện truyền kỳ Việt Nam. Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của Cù Hựu nhưng Truyền kỳ mạnlục vẫn là "áng văn hay của bậc đại gia", là sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ cũng như của thểloại truyện truyền kỳ Việt Nam.TRẦN THỊ BĂNG THANH