Sự khác nhau giữa các loại hình nhà trường hiện nay

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Ngày 30/7, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Các loại hình nhà trường ngoài luật – rào cản triển khai Luật giáo dục sửa đổi”.

Đến dự hội thảo có Giáo sư Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa 14; Phó Giáo sư Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa 13; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm Cầu Giấy, Hà Nội;

Bà Trần Kim Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Everest;

Thạc sĩ Đặng Văn Lý - nguyên Phó hiệu trưởng trường Trung học cơ sở - trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính trực thuộc Học viện Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng;

Tiến sĩ Võ Thế Quân - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đông Đô (Hà Nội).

Thạc sĩ Lê Minh Tùng, cán bộ quản lý Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn... và nhiều đại biểu đến từ các trường học và phóng viên các báo đài.

Sự khác nhau giữa các loại hình nhà trường hiện nay
Ông Đào Ngọc Tước, Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo (ảnh Trinh Phúc).

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Ngọc Tước, Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cho rằng: Khoản 2, Khoản 3, Hiến pháp 2013 quy định:  “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục;

Chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí;

Từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề”.

Sự khác nhau giữa các loại hình nhà trường hiện nay
Các đại biểu tham dự đang tiến hành thảo luận các vấn đề xung quanh các loại hình nhà trường ngoài luật (ảnh Trinh Phúc).

Để cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp, Luật Giáo dục sửa đổi 2019 kế thừa và phát triển Luật Giáo dục hiện hành, quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo 2 loại hình công lập và tư thục, trừ bậc mầm non có thêm loại hình dân lập.

Trong đó, trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Trường công lập là cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ chính trị, cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản, tập trung chăm lo cho vùng sâu vùng xa, khó khăn và các đối tượng yếu thế trong xã hội, học phí thấp và có các trợ cấp cho các đối tượng chính sách.

Sự khác nhau giữa các loại hình nhà trường hiện nay

Tọa đàm: Trường phổ thông công lập thu học phí cao, ngoài Luật giáo dục

Đặc biệt, Luật Giáo dục sửa đổi 2019 quy định rất rõ: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục;

Ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp (Khoản 2, Điều 17);

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục;

Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục;

Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao (Khoản 2, Điều 16)”.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật Giáo dục 2005 có hiệu lực cho đến nay, thực tiễn vẫn tồn tại loại hình nhà trường mang danh công lập, nhưng lại thu học phí cao và được tuyển sinh như tư thục dưới tên gọi trường công lập tự chủ tài chính, trường chất lượng cao, trường theo mô hình tiên tiến, trường phổ thông trong trường đại học / cao đẳng.

Ngoài ra, từ năm học 2017-2018 Hà Nội thí điểm mô hình “song bằng” dịch vụ giáo dục thu phí cao vào trường phổ thông công lập và đang có xu hướng mở rộng mô hình này;

Còn tại thành phố Hồ Chí Minh cũng triển khai đại trà chương trình tiếng Anh Cambridge / tiếng Anh tích hợp thu học phí cao vào trường công lập nhiều năm qua.

Mô hình trường phổ thông công lập nhưng lại được tuyển sinh và thu học phí như tư thục không chỉ trái với các quy định trong Luật Giáo dục hiện hành, Luật Giáo dục sửa đổi 2019, mà còn đi ngược lại tinh thần Điều 6 Hiến pháp 2013 cũng như chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, tạo ra sự bất bình đẳng rất lớn về chính sách với khối tư thục, đặc biệt là về thương hiệu, nghĩa vụ thuế và vốn đầu tư ban đầu.

Vì vậy, sau thành công của 2 cuộc tọa đàm, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội thảo số 1 với chủ đề "Các loại hình nhà trường ngoài luật - Rào cản triển khai Luật Giáo dục sửa đổi”, nhằm mục đích phân tích thực trạng, cơ sở pháp lý và chính sách để tham mưu, góp ý với các cơ quan quản lý giáo dục, hoạch định chính sách trong việc triển khai Luật Giáo dục sửa đổi sao cho hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xã hội hóa giáo dục và đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà.

Trinh Phúc

Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, là các loại hình khác nhau tuy nhiên nhiều người còn chưa rõ và phân biệt được các loại hình này. Vậy các loại hình trường của mẫu giáo này khác nhau như thế nào. Hãy cùng kiddihub tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Điều 3 quyết định 14/2018/QD-BGDĐT

Theo quy định tại điều 3 quyết định 14/2018/QD-BGDĐT,

Sự khác nhau giữa các loại hình nhà trường hiện nay
LOẠI HÌNH CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO

Điều lệ Trường Mầm non và Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.

– Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

– Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

– Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Nguồn : Điều lệ Trường Mầm non và Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT

Tựu chung lại có 3 loại hình chính

  • Trường mầm non( mẫu giáo) công lập được thành lập và đảm bảo, đầu tư của Nhà nước.
  • Trường mầm non( mẫu giáo) dân lập được thành lập và đảm bảo kinh phí hoạt động của một nhóm người chủ yếu là dân cư thành lập được hỗ trợ từ chính quyền địa phương 
  • Trường mầm non (mẫu giáo) tư thục được thành lập và đảm bảo kinh phí hoạt động bởi một tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hoặc cá nhân và nguồn vốn đảm bảo hoạt động là do chính tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hoặc cá nhân và không được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 

XEM THÊM GÓC TƯ VẤN MỞ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

Theo điều 4 quyết định 14/2018/QD-BGDĐT

Sự khác nhau giữa các loại hình nhà trường hiện nay
LOẠI HÌNH CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO

Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn.

2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quản lý nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.

3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.

Có thể thấy 3 loại hình giáo dục trên sẽ khác nhau như ở nguồn vốn đầu tư và đảm bảo hoạt động; cơ quan thành lập và sự giúp đỡ hỗ trợ từ bên ngoài và mầm non tư thục và mầm non khác nhau từ cách thức thành lập, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí đảm bảo và quy chế quản lý của địa phương.

Giáo viên


Giấy chứng nhận của từng trường cũng khác nhau ví dụ như giáo viên phải có giấy chứng nhận giáo viên trường mẫu giáo thì mới có thể làm việc tại trường mẫu giáo. Tuy nhiên nếu tuyển dụng vào trường mầm non, giáo viên đó có thể có giấy chứng nhận giáo viên mầm non hoặc mẫu giáo đều được. yêu cầu giáo viên hoàn thành các môn học liên quan đến chuyên ngành ở trường cao đẳng, đại học hay các cơ quan liên quan/ giấy chứng nhận giáo viên mầm non cấp 1, cấp 2, cấp 3

Quy định nhận trẻ


Trường mẫu giáo chỉ nhận trẻ từ 3~5 tuổi còn trường mầm non nhận trẻ từ 0~5 tuổi. Chính vì sự tiện lợi hơn nên phụ huynh thường ưu tiên chọn trường mầm non vì tính chất công việc bận rộn

Kết luận

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại hình của trường mẫu giáo với những hình thức khác nhau. Tuy nhiên những loại hình này hoàn toàn khác nhau và nhiều người chưa có kiến thức cụ thể để phân biệt được. Mong rằng với bài viết trên của Kiddihub đã giúp cho bố mẹ có những cái nhìn và hiểu biết hơn về những loại hình của trường mẫu giáo hiện nay ở Việt nam nhé!\

XEM THÊM ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC