So sánh thương nhân và pháp nhân

Thương nhân 1 cái tên nghe rất rất đơn giản nhưng việc trở thành thương nhân là việc làm không hề đơn giản! Một thương nhân có quyền lực - Thực hiện được các quyền trong hoat động thương mại. Nên có những bước cơ bản để có thể hiểu đúng nghĩa về thương nhân

3 điều cần biết về thương nhân

(1) Thương nhân là gì?

Theo luật thương mại 2005 - Thương nhân được hiểu là các tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật - Có giấy phép kinh doanh - Hoạt động thương mại mang tính thường xuyên - độc lập riêng biệt

So sánh thương nhân và pháp nhân

(2) Phân loại thương nhân

Tùy theo mục đích phân loại mà có thể sử dụng các căn cứ khác nhau:

  1. Căn cứ theo tư cách pháp lí có thể phân loại thành: thương nhân có tư cách pháp nhân và thương nhân không có tư cách pháp nhân.

Luật Doanh nghiệp 2005: thương nhân có tư cách pháp nhân bao gồm công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Thương nhân không có tư cách pháp nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.

  1. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm tài sản có thể phân loại thành: thương nhân chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn và thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động là doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh; còn thương nhân chịu trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty TNHH các loại, công ty cổ phần, công ty hợp danh (chỉ thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữa hạn), hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

(3) Những điều kiện để trở thành thương nhân

Điều 1: Thương nhân hoạt động thương mại một cách độc lập + Được cấp giấy phép kinh doanh + Thành lập hợp pháp.

Hơn thế theo luật thì những ai là thương nhân không chỉ là công dân Việt Nam - Mà còn là công dân nước khác. Với điều kiện tiên quyết đó là hợp thức hóa của quy định pháp luật.

Ngoài ra, cần lưu ý những trường hợp cá nhân không đủ điều kiện trở thành thương nhân bao gồm: (i) người không có năng lực hành vi đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự; (ii) người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt tù; (iii) người đang trong thời gian tước quyền hành nghề vì buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, trốn thuế, làm hàng giả,…

Điều 2: Với danh nghĩa là thương nhân thì bắt buộc phải hoạt động thương mại - mua và bán ( cung ứng dịch vụ hay thương mại nhằm mục sinh lợi nhuận )

Điều 3: Khi thương nhân tiến hành hoạt hoạt thương mại phải đứng tư cách là 1 thương nhân độc lập về mặt pháp lý. Điều này có nghĩa là, cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào hoạt động thương mại hoặc giao dịch thương mại với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập.Thứ tư, các hoạt động thương mại phải được cá nhân, tổ chức tiến hành thường xuyên. Đơn cử ví dụ: chị A đang du học tại Mỹ, mỗi lần về thăm nhà chị đều tiện thể mang mỹ phẩm xách tay về nước để bán kiếm lời. Như vậy, chị A không phải là thương nhân vì chị A chỉ thực hiện kinh doanh mỗi lần về nước chứ không mang tính kinh doanh thường xuyên hoặc xem kinh doanh là công việc chính của mình.

Điều 4: Thương nhân là phải có giấy phép kinh doanh. Bắt đầu hoạt động thương mại khi chính thức nhận giấy phép kinh doanh.

Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại được quy định cụ thể tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

So sánh thương nhân và pháp nhân

Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại? (Hình từ Internet)

Theo đó, sự khác nhau cơ bản giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại sẽ được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:

Tiêu chí

Pháp nhân thương mại

Pháp nhân phi thương mại

Mục tiêu hoạt động

Tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên

Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên

Loại hình pháp nhân

Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại khác nhau như thế nào?

Đối với pháp nhân thương mại thì khi thành lập mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên; Còn đối với pháp nhân phi thương mại thì không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

Giải thích tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì những lý do sau: Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thương nhân là gì cho ví dụ?

“Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”. Để trở thành thương nhân, một người nào đó phải có hai điều kiện: + Thực hiện những hành vi thương mại; +Thực hiện những hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên.

Thương nhân Việt Nam gồm những ai?

Ở Việt Nam, khái niệm thương nhân lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997, theo đó “Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”[2].