So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí và bài thơ Tây Tiến

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

  • Điểm giống và khác nhau trong bài Tây Tiến và Đồng chí
  • Dàn ý so sánh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí
  • Dàn ý người lính Tây Tiến và Đồng chí
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 1
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 2
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 3
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 4
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 5
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 6

I. Dàn ýSo sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
- Dẫn vào hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí.

2. Thân bài

a. Điểm chung:

- Sáng tác năm 1948.
- Bối cảnh chiến trường vùng Tây Bắc.
- Tác giả đều là những người lính thực thụ bước ra từ chiến trường máu lửa.

b. Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng:

* Xuất thân:

- Những chàng trai đến từ thủ đô, hầu hết là học sinh sinh viên.
- Mang vẻ hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn.

* Hoàn cảnh chiến đấu:

- Chiến trường vùng biên giới Việt - Lào khắc nghiệt.
- Cung đường hành quân rộng lớn, khúc khuỷu.
- Điều kiện chiến đấu thiếu thốn, phải đối mặt với căn bệnh sốt rét kinh hoàng.
- Thường xuyên có người hy sinh vì bệnh tật và bom đạn.

* Vẻ hào hùng, dữ dội trong ngoại hình:

- "Không mọc tóc", "quân xanh màu lá", hậu quả của bệnh sốt rét, nhưng vào thơ Quang Dũng đã mang nét nghĩa chủ động, trở thành vẻ đẹp ngoại hình kỳ dị, trấn áp kẻ thù.

* Vẻ hào hùng, bất khuất trong lý tưởng chiến đấu:

- "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": Một lòng hy sinh cho Tổ quốc, không tiếc thân mình.
- "Rải rác biên cương mồ viễn xứ...Áo bào thay chiếu anh về đất": Cái chết hiên ngang, bất khuất, bi thương nhưng không hề bi lụy.

* Vẻ hào hoa, lãng mạn trong đời sống tâm hồn:

- Say sưa điệu nhạc, nụ cười ánh mắt của những cô gái trẻ, vui mừng nhảy múa trong những lúc tập kết về doanh trại.
- "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", khao khát tình yêu, hạnh phúc.
=> Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, bay bổng, là động lực để người lính trở nên mạnh mẽ kiên cường trong chiến đấu.

d. Hình tượng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu:

* Xuất thân:

- Người nông dân áo vải, đi từ làng quê nghèo khó.

* Điều kiện chiến đấu:

- Vùng chiến trường Việt Bắc hoang sơ, khắc nghiệt.
- Phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng.
- Thiếu thốn vật chất, cuộc chiến vô cùng gian khổ, khó khăn.
=> Miêu tả một cách chân thực, không mang màu sắc lãng mạn.

* Ngoại hình:

- Không mang vẻ dữ dội, thay vào đó là hình tượng người lính nghèo nàn, khổ cực "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá chân không giày" => Vẻ đẹp đến từ sự chân chất giản dị.

* Vẻ đẹp tâm hồn:

- Thể hiện chủ yếu thông qua tình đồng chí gắn bó sâu sắc.
- Sự thông cảm lẫn nhau khi cùng có chung hoàn cảnh, gắn bó sâu sắc, đồng cam cộng khổ vượt qua những lúc ốm đau bệnh tật.
- Đặc biệt là cùng kề vai nhau bước vào chiến trường máu lửa, thấu hiểu nỗi mất mát, hy sinh trong chiến tranh.
- Tinh thần kiên cường bất khuất vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong chiến đấu.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận.

Top 9 Bài văn so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng và "Đồng chí" của Chính Hữu (lớp 12) hay nhất

03-08-2021 9 49 0 0

So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

[Văn mẫu 9] Tuyển tập những bài văn hay lớp 9 liên hệ so sánh hình tượng người lính trong bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Mục lục nội dung
  • 1. Hướng dẫn
  • 1.1. Phân tích đề
  • 1.2. Hệ thống luận điểm
  • 1.3. Lập dàn ý chi tiết
  • 1.4. Sơ đồ tư duy
  • 2. Babài văn mẫu hay
  • 2.1. Bài số 1
  • 2.2. Bài số 2
  • 2.3. Bài số 3

So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Dàn ý hướng dẫn chi tiết và một sốbài văn mẫu sưu tầm, tuyển chọn liên hệ hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng Chí

(Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

so sánh hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí Hỗ trợ dowload tài liệu 123doc qua thẻ cào liên hệ Zalo: 0587998338

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.48 KB, 3 trang )

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp
trong tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu.
Gợi ý làm bài:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
- Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”
II. Thân bài:
1. Giống nhau:
- Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, cả hai tác phẩm đều xây dựng lên hình
tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp với những nét tính cách: hào hùng mà
lãng mạn.
* Người lính trong “Tây tiến” của Quang Dũng:
- Người lính Tây tiến xuất hiện trong bối cảnh thiên nhiên hoang vu, hiểm trở, kì vĩ, điều
đó càng tô đạm thêm vẻ phi thường của người lính Tây tiến.
- Người lính Tây tiến trong hoàn cảnh rừng thiêng nước độc vẫn coi nhẹ cái chết, đặt lí
tưởng lên trên tính mạng “Rải rác biên cương mồ viễn xứ - Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”
- Ngay cả khi phải hi sinh vì Tổ quốc thì cái chết đó cũng rất oai hùng, bi tráng: “Áo bào
thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Bên cạnh vẻ đẹp hào hùng, những người lính Tây tiến còn hiện lên là những chàng trai
rất hào hoa, lãng mạn
- Tất cả những vẻ đẹp mộng mơ của núi rừng Tây Bắc in đậm trong tâm trí mỗi người
lính để tạo nên những bức tranh vừa thực vừa mộng:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
…Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
- Ở nơi núi rừng gian khổ, luôn cận kề với cái chết nhưng đêm đêm, người chiến sĩ vẫn
gửi mộng về nơi xa – Nơi có người yêu thương – Những cô gái Hà Nội duyên dáng,
thanh lịch “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”


* Người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu:
- Không ngại khó, ngại khổ, coi nhẹ sự sống, đặt lí tưởng chiến đấu lên trên tất cả.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày – Gian nhà không mặc kệ gió lung lay – Giếng nước
gốc đa nhớ người ra lính”
- Mặc dù hoàn cảnh “rừng hoang sương muối” nhưng cũng không làm chùn bước chân
của người lính cách mạng. Họ vẫn “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” – Một tinh thần
hiên ngang, bất khuất.
- Bên cạnh đó, họ cũng đẹp vẻ đẹp hào hoa và một tâm hồn lãng mạn. Trong lúc chớ
giặc tới, có thể nói cái chết cận kề, họ vẫn nhận ra vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng
treo”. Hình ảnh vừa thực vừa mộng tạo nên sự lạc quan cho mỗi người chiến sĩ trên
bước đường hành quân.
Khác nhau:
* Về nội dung:
- Tây tiến – Quang Dũng:
+ Tác phẩm xây dựng lên hình ảnh những người lính xuất thân từ thủ đô Hà Nội, lên
đường theo tiếng gọi của Tổ quốc.
+ Trong bài thơ, tác giả xây dựng lên một loạt những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, hoang
sơ, bí hiểm để làm nền cho bức tranh về những người lính Tây tiến.
+ Người lính Tây tiến mang vẻ đẹp phi thường, chất hào hùng đẩy lên đến mức giống
như một huyền thoại.
- Đồng chí – Chính Hữu:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
+ Tác phẩm xây dựng lên hình ảnh những người “nông dân mặc áo lính”, họ xuất thân
từ những người dân nơi làng quê nghèo “Quê hương anh nước mặn đồng chua - Làng tôi
nghèo đất cày lên sỏi đá”
+ Hoàn cảnh chiến đấu của người chiến sĩ ở đây không hiểm trở, hoang vu như trong
“Tây tiến” mà có phần bình dị hơn, họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn về vật chất,
sống với cái sốt rét nơi núi rừng:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
+ Người chiến sĩ hiện lên với vẻ chất phác, mộc mạc, gần gũi.
* Về nghệ thuật:
- Tây tiến – Quang Dũng: Tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn, tô điểm tính chất
phi thường trong cách xây dựng hình ảnh người lính Tây tiến.
- Đồng chí – Chính Hữu: Vẫn có yếu tố lãng mạn nhưng chủ yếu là bút pháp hiện thực
để tô đậm hiện thực chiến đấu gian khổ của người lính.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3

so sánh hình ảnh người lính trong Đồng chí và Tây tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.29 KB, 12 trang )

Bài thuyết trình
Phân tích so sánh hình tượng người lính
trong hai bài thơ: Tây tiến của Quang
Dũng, và Đồng chí của Chính Hữu
Đồng chí _ Chính Hữu
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Tây tiến_Quang Dũng
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Điểm giống:


Tây Tiến và Đồng Chí cùng ra đời năm 1948.

Hai tác giả Quang Dũng và Chính Hữu đều cùng trong quân ngũ( nhà thơ quân đội). Cả hai sáng
tác cùng nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp
Điểm khác
Đồng chí
(Chính Hữu)
Tây tiến
(Quang Dũng)
Xuất thân Từ đô thành, chiến sĩ Tây Tiến số đông ra đi từ Hà Nội
thanh lịch. Họ là những thanh niên có học.
Đó là những người nông dân mặc áo lính. Các anh ra đi từ
những làng quê nghèo
Bối cảnh hoạt động Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng
núi miền Tây Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở,
hoang dại khác thường.
Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang sương muối.
Cảnh ở đây không rõ nét hiểm trở,hoang vu như vùng núi
người lính Tây tiến hiện diện
Đặc điểm Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường:
-
Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình
-
Hào hùng trong ý chí
-
Hào hoa, mơ mộng ở tâm hồn, lãng mạn
Ngừời chiến sĩ dưới ngòi bút Chính Hữu mang vẻ đẹp bình dị.
Các anh hiện ra với dáng vẻ:
- Chất phác

- Lam lũ:

Như vậy bút pháp của Chính Hữu trong Đồng chí là búp pháp tả thực.Ông chú trọng vẻ đẹp của tình đồng
chí – những người chung quân ngũ,chung lý tưởng chiến đấu. Còn Quang Dũng đã khái quát vẻ đẹp chung
của người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân và hoạt động ở vùng biên giới xa xăm, nhiều hiểm trở.

Nhìn chung lại, tuy hai hình tượng người lính này mang những vẻ đẹp khác nhau ( nông dân và trí thức, địa
bàn hoạt động và quan hệ với nhân vật trữ tình….) nhưng làm hoàn chỉnh bức chân dung anh bộ đội Cụ Hồ
trong buổi đầu tiến hành cuộc cách mạng kháng chiến chín năm chống Pháp
Đồng chí – Chính Hữu
Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của những người nông dân mặc áo lính phải chịu cảnh nếm
mật nằm gai, rét lạnh và sương muối nhưng không bao giờ khuất phục và nuôi trong tim ngọn lửa niềm tin
mãnh liệt.
Tình đồng chí bắt nguồn từ cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ:
-
“Anh” với “tôi” đến từ những vùng quê khác nhau nhưng cùng chung sự nghèo khó của đất đai ruộng đồng.
-
Dù “nước mặn đồng chua” hay “đất cày lên sỏi đá”, dù ở miền biển hay vùng đồi núi trung du thì đất ấy vẫn
“đất không nuôi nổi người, người không nuôi nổi đất”.
-
Không hẹn đợi, chẳng thân quen, thậm chí còn xa cách, vậy mà bổng chốc trở thành đôi tri kỉ: “Súng bên
súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Hai từ “đồng chí!” đứng riêng một dòng thơ, có bố cục quan trọng trong ý nghĩa toàn bài, đánh dấu một mốc mới
trong mạch cảm xúc, kết thúc quá trình hình thành tình đồng chí và cũng đồng thời mở ra một vùng trời đầy ắp tình
cảm cao đẹp, thiêng liêng.

Đoạn thứ 2 của bài thơ bắt đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà.
- “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Đến câu thơ này chữ “nhớ” mới bắt đầu xuất hiện nhưng nổi nhớ nhung làng
xóm, gia đình đã tràn ngập cả bài. Tình đồng chí trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết trong cuộc sống khó khăn, thiếu thốn

của những buổi đầu kháng chiến.

“Anh” và “tôi” cùng nếm trải cuộc đời của những người vào sinh ra tử, trải qua những thiếu thốn, khó khăn có thực,
có thể mới hiểu được sức mạnh của tình đồng chí, một điểm tựa tinh thần vững chãi.

“Miệng cười buốt giá, chân không giày/Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đấy là cái nắm tay niềm tin,
nghị lực, nắm tay để khích lệ, động viên nhau vượt qua hoàn cảnh và là lời hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thi phẩm kết lại bằng vẻ đẹp thăng hoa của tình đồng chí: “Đêm nay rừng hoang sương muối/ đứng cạnh
bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”.

Đây là hình ảnh đẹp nhất của người lính trong thơ ca kháng chiến tạo nên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vẻ đẹp
tâm hồn thi nhân và tạo dư âm trong lòng người

Với thể thơ tự do, giàu nhạc điệu mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm khiến cho thi phẩm vừa lắng đọng, vừa có sức
âm vang lay động hồn người.
Tây tiến – Quang Dũng

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ: nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng
miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc…

Hai câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ, nhớ miền Tây, nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã thương yêu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

Những câu thơ tiếp theo nói về chặng đường hành quân đầy thử thách gian nan mà đoàn binh Tây Tiến từng nếm trải. Các
tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu… được nhắc đến không chỉ gợi lên bao
thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc,…

Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: “súng ngửi trời” giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng

lãng mạn, cho ta nhiều thi vị.

Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lòng người: “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Hết lên lại
xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: “Ngàn
thước lên cao”và “ ngàn thước xuống”, hình tượng thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả, thể
hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ – chiến sĩ.

Cảnh đoàn quân đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp,
gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Tám câu thơ trên đây là phần đầu bài “Tây Tiến”, một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính trong 9 năm
kháng chiến chống Pháp. Bức tranh thiên nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc
quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…”. Đoạn thơ để lại một
dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công, là kết hợp hài hoà giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn.
Kết luận

Cho dù xuất thân từ đâu, từ những người nông dân bình dị chân chất, hay là những chàng trai trí
thức trẻ tài hoa một khi đã gác lại mọi thứ vác súng trên vai thì mọi thứ trở nên thật hào hùng.
Nguyện từ bỏ những khát vọng cá nhân để hòa vào khát vọng của toàn dân tộc. Khát vọng tự do hòa
bình. Hình ảnh người lính nông dân và người lính trí thức đã hòa quyện vào nhau, tạo nên bức tranh
sinh động đa dạng về những người lính ra đi vì nghĩa lớn, tạo nên vẻ đẹp bất hủ sống mãi cùng thời
gian để bây giờ khi nhìn lại vẫn thấy khí thế hào hùng của một thời anh hùng đấu tranh bất khuất