So sánh giữa tên miền asia com và vn năm 2024

Tôi là nhân viên kinh doanh của một công ty phân phối tên miền quốc gia .vn và .com.vn, vì vậy tôi nghĩ rằng tôi có thể cho các độc giả một cái nhìn tổng quan hơn về tên miền .asia, vì bản chất 2 loại tên miền này là như nhau, đó là tính duy nhất.

Sau khi xem trang http://dotasia.org, tôi rất mong muốn được chia sẻ với các bạn độc giả các thông tin mà tôi thu thập được tại http://dotasia.org. Tên miền .asia là tên miền cấp cao nhất (Top Level Domain) và đại diện cho cả châu lục, nắm được tên miền .asia là bạn có cơ hội sở hữu một cái gì đó "duy nhất" mà cả châu Á mới có.

Tên miền này đã tạo ra cơn sốt mới trên toàn thế giới, chỉ trong khoảng 2 tuần đăng ký tham gia đấu giá, đã có hơn nửa triệu đơn đăng ký, mặc dù họ bị bắt buộc phải đóng gấp đôi phí đăng ký tên miền để có thể đăng ký đấu giá. Đó chỉ là phí đăng ký, còn giá đấu của các tên miền thì không thể biết trước được. Thử tưởng tượng những tên như news.asia, travel.asia, … giá sẽ lên đến bao nhiêu. Các thương hiệu lớn, tên tuổi của các tập đoàn nhanh chóng được đăng ký hết, và không ít công ty phải khổ sở tranh giành cái tên đáng lẽ phải thuộc về mình với các đơn vị tham gia đấu giá khác. Tại sao họ phải làm như vậy? Trong khi họ đã có rất nhiều tên miền rồi – nào là tên miền quốc gia của các nước, tên miền .com, .net ….? Câu trả lời cũng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu: họ muốn bảo vệ thương hiệu của mình. Họ muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra toàn khu vực Châu Á. Họ muốn khẳng định vị thế của mình tại Châu Á. Vì vậy họ sẵn sàng bỏ ra vài chục nghìn USD để mua cái tên của chính mình.

Thử tưởng tượng mọi việc sẽ như thế nào, nếu một buổi sáng ngủ dậy, tên công ty của bạn .asia được trỏ đến một website bán … đồ lót, hoặc trỏ đến website của đối thủ cạnh tranh của chính bạn, tệ hơn nữa là trỏ đến các site khiêu dâm. Bạn kiện người đang sở hữu tên miền đó vì họ làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty bạn? Xin thưa rằng bạn thua chắc, vì họ mới là chủ sở hữu tên miền đó, đâu phải bạn? Và tên miền chỉ có một nguyên tắc bất di bất dịch là “ĐĂNG KÝ TRƯỚC CẤP PHÁT TRƯỚC”, kể cả đối với tên miền quốc gia .vn hoặc .com.vn do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cấp phát cũng vậy.

Bên cạnh đó, tôi cũng rất buồn khi được biết có tới 30,1% (191 phiếu) cho rằng chỉ cần tên miền .vn là đủ. Các bạn làm tôi liên tưởng tới thời kỳ … bao cấp, khi mà nước ta chẳng có quan hệ gì với các nước khác. Giờ là thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế, đó cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước, vậy mà vẫn có tư tưởng cục bộ như vậy sao? Khi đọc tới đoạn ông Phan Vĩnh Trị, Giám đốc CNTT của tập đoàn Vinashin, trao đổi với VnExpress: “Chúng tôi chỉ tập trung cho tên miền .com.vn như quy định”, tôi cảm thấy chán nản. “Như quy định” nghĩa là thế nào vậy? Một câu nói chứng tỏ ông này hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng của tên miền – đây là câu nói của giám đốc CNTT một tập đoàn lớn của Việt Nam? Nền tảng CNTT nước nhà mà gặp phải những “quy định” như thế này không biết bao giờ mới ngóc đầu lên được? Có quy định nào cho việc bảo vệ tên tuổi và thương hiệu của chính mình không?

Tôi từng được biết nhiều đơn vị ở Việt nam có nhận thức rất tốt về tên miền, cụ thể là Hapro (Tổng công ty Thương Mại Hà Nội), hay Động Lực (Tập đoàn thể thao nổi tiếng ở VN), các đơn vị này không tiếc chi phí, sẵn sàng bỏ ra cả trăm triệu đồng để mua hàng chục tên miền bao vây thương hiệu của họ, và còn rất nhiều đơn vị khác nữa. Chỉ cần chậm một ngày hay thậm chí chỉ một tiếng, có người sẽ sẵn sàng “bao vây giùm” cho họ. Khi mọi thứ ở trong tay mình, việc gì cũng dễ, nhưng sẽ thế nào khi những thứ đó ở trong tay người khác? Một công ty nước ngoài muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, việc đầu tiên là họ sẽ vào Google Search tìm tên doanh nghiệp. Nếu như họ click vào một tên miền không phải do doanh nghiệp đó quản lý, hậu quả gì sẽ xảy ra? Và sẽ như thế nào nếu tên miền đó lại được điều hướng sang website của đối thủ cạnh tranh của bạn?

Hy vọng một số thông tin tôi cung cấp cho các bạn đủ để bạn hình dung ra sự khốc liệt của thị trường tên miền, cũng bốc lửa không kém thị trường bất động sản chút nào. Bất động sản bạn có thể không mua miếng này thì mua miếng kia, nhưng tên miền là duy nhất, chỉ có 1, bạn hãy cố mà bảo vệ, giữ gìn, đừng bao giờ để tuột khỏi tay những thứ đáng lẽ phải thuộc về bạn. Ngay như tên miền .com chỉ có 10 USD, tên miền .asia chỉ có 20 USD, thế mà cũng có lắm người tiếc của không mua, để rồi sau lại tiếc nuối.

Tôi lại xin đưa ra thêm một ví dụ nhỏ nữa (nhân tiện vừa nghe ông Trị phát biểu), tập đoàn Vinashin chi cả tỉ USD để đầu tư cho hệ thống Tàu Hoa Sen Bắc Nam, thế mà website chính thức của Tàu Hoa Sen thì chưa thấy đâu, chỉ thấy website: http://www.tauhoasen.com đứng đầu bảng của Google thì lại của cá nhân, đâu phải của Vinashin? Là tên miền quốc tế đấy, rẻ tiền trong mắt một số người, nhưng nó mang lại giá trị kinh tế rất lớn nếu người ta hiểu được nó quan trọng như thế nào, và họ biết đi trước một bước so với những người cứ ngồi một chỗ.

Tên miền .vn và .com khác nhau như thế nào?

Như bạn cũng biết thì đuôi .com mang ý nghĩa là commercial, dùng để chỉ các hoạt động thương mại. Còn . vn là tên miền được chính phủ cấp cho cá nhân, doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tức là, ý nghĩa tên miền .

Dưới vn nghĩa là gì?

vn là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Việt Nam được quản lý bởi Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC).

Dưới .com nghĩa là gì?

.com (viết tắt của từ commercial - thương mại, hoặc company - công ty) là tên miền cấp một (gTLD) dành cho các tổ chức kinh tế thương mại, được sử dụng trong hệ thống tên miền toàn cầu. Nó được thiết lập vào tháng 1 năm 1985 cùng với một số tên miền cấp 1 khác là .

Tên miền quốc gia Việt Nam là gì?

vn (Tên miền quốc gia Việt Nam) là loại tên miền do tổ chức quản lý tài nguyên internet Việt Nam - Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC chịu trách nhiệm quản lý và cấp cho người dùng. Tên miền . vn đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166 và được xác nhận chủ quyền quốc gia Việt Nam bởi tổ chức Liên Hợp Quốc.