So sánh các quy luật di truyền năm 2024

- Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.

- Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. - Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống; - Giải thích được sự đa dạng, phong phú của sinh giới. - Dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau

Tác động bổ sung - Tương tác bổ sung là trường hợp hai hoặc nhiều gen không alen cùng tác động qua lại với nhau làm xuất hiện một kiểu hình mới.

- Các gen không tác động riêng rẽ.

- Các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên trong giảm phân hình thành giao tử.

- Mỗi gen nằm trên 1NST - Phân li và tổ hợp các NST là ngẫu nhiên. - Sức sống các giao tử là ngang nhau - 2 hay nhiều gen cùng tác động qui định một tính trạng.

- Giải thích, mở rộng cho QL mendel về cách tác động giữa các gen không alen. - Giải thích sự đa dạng trong sinh giới.

Tác động át chế - Tương tác át chế là kiểu tương tác mà sự có mặt của gen này sẽ kìm hãm sự biểu hiện của gen khác khi chúng cùng đứng trong một kiểu gen. Tác động cộng gộp

- Là kiểu tác động của nhiều gen không alen trong đó mỗi gen có vai trò như nhau trong sự hình thành tính trạng.

- Một số tính trạngcó liên quan tới năng suất của nhiều vật nuôi, cây trồng(tính trạngsố lượng) thường bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen.

Định hướng nghiên cứu phần 5 - Di truyền học

1. Nhiệm vụ

Phần DTH có nhiệm vụ chung là trang bị cho HS những khái niệm, quy luật cơ bản của của di truyền học, những hiểu biết cơ bản về hệ thống di truyền và những ứng dụng vào đời sống, sản xuất. Cụ thể như sau:

  1. Hình thành kiến thức

    - Các kiến thức cơ chế hoạt động của vật chất di truyền ở các cấp độ phân tử (axit nucleic) và tế bào (nhiễm sắc thể).

    - Các kiến thức về các quy luật di truyền và biến dị ở sinh vật.

    - Có được các kiến thức về các biện pháp và kỹ thuật ứng dụng di truyền và biến dị trong sản xuất, đời sống, y học.

    - Các đặc trưng di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối.

  2. Phát triển kỹ năng

    - Phát triển được các kỹ năng thực hành như làm tiêu bản nhiễm sắc thể (NST), lai giống...

    - Phát triển được các kỹ năng tư duy logic như so sánh, phân tích – tổng hợp, khái quát hóa, suy luận... thông qua việc học các kiến thức về cơ chế của các hiện tượng và quy luật di truyền và biến dị, di truyền học quần thể.

    - Phát triển được tư duy toán học và tư duy thực nghiệm thông qua việc nghiên cứu các thí nghiệm của các nhà khoa học để phát hiện các quy luật di truyền và biến dị.

  3. Hình thành nhân cách

    - Giúp HS hiểu sâu sắc hơn về tính vật chất của các hiện tượng sống, sự vận động và mối quan hệ giữa các vật chất sống, điều này góp phần hình thành nên thế giới quan khoa học và quan điểm duy vật biện chứng.

    - Giúp HS có trách nhiệm và có thái độ đúng đắn về các vấn đề môi trường và dân số.

    2. Cấu trúc và nội dung

    1.2.1. Cấu trúc

    Phần DTH lớp 12 bao gồm 5 chương:

    - Chương I. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị .

    - Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền.

    - Chương III. Di truyền học quần thể.

    - Chương IV. Ứng dụng Di truyền học

    - Chương V. Di truyền học người

    Mạch nội dung trong phần Di truyền học được thể hiện theo logic từ bản chất đến hiện tượng, từ cấp độ nhỏ đến cấp độ lớn:

    - Sự vận động của vật chất di truyền → Quy luật vận động của vật chất di truyền → Ứng dụng DTH vào thực tiễn.

    - Phân tử (ADN, gen) → Tế bào (NST) → Cơ thể → Quần thể.

    Điều này khác với logic trình bày của phần Di truyền và biến dị ở lớp 9 từ hiện tượng đến bản chất và theo logic lịch sử phát triển của Di truyền học: Các quy luật di truyền và biến dị → Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền → Ứng dụng di truyền học vào chọn giống. Sở dĩ có sự khác biệt này là do trình độ nhận thức của HS và logic phát triển của khoa học di truyền. Ở lớp 12, HS đã có đầy đủ kiến thức và khả năng tư duy để nghiên cứu từ sự vận động bên trong cấu trúc vật chất rồi từ đó, giải thích thấu đáo được sự biểu hiện bên ngoài thành những quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị và vận dụng các quy luật này vào sản xuất và y học.

    Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm mở rộng. Phần DTH lớp 12 phủ lên phần Sinh học lớp 9, đồng thời mở rộng, nâng cao các nội dung của chương trình Sinh học 9. Điển hình là:

    - Trình bày sâu hơn và cụ thể hơn về các cơ chế di truyền và biến dị ở các cấp độ phân tử và tế bào, giải thích cơ sở tế bào học của các quy luật Mendel...

    - Đưa vào những nội dung kiến thức mới hoàn toàn như cơ chế hoạt động của gen, cấu trúc siêu hiển vi của NST, đề cập đến hàng loạt những quy luật di truyền mới tác động qua lại giữa các gen, gen đa hiệu, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính, di truyền học quần thể.

    - Lập luận được vì sao mã di truyền là mã bộ ba.

    - Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ.

    1.2.2. Nội dung

    Nội dung chính của phần Di truyền học ở lớp 12 tập trung vào các vấn đề sau:

    Chương I. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị cho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sự vận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào. Đó là các NST trong nhân, các phân tử ADN trong NST và các gen trên ADN. Các cấu trúc này vận động theo những cơ chế xác định, tác động lẫn nhau và tương tác với các yếu tố môi trường trong những mối liên hệ thống nhất, qua đó biểu hiện chức năng của chúng trong hệ thống di truyền. Vì vận động là thuộc tính của vật chất nên các vật chất sống có sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng.

    Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền cho thấy sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà con người đã phát hiện được bằng phương pháp thực nghiệm. Nhờ những kiến thức được học ở chương I, HS có sơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật tất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. Sự nhân đôi của NST trên cơ sở sự nhân đôi của ADN, sự phân li và tổ hợp của các gen trên NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh đã khiến cho sự di truyền qua nhân mang tính quy luật chặt chẽ.

    Chương III. Di truyền học quần thể giới thiệu khái niệm quần thể về mặt di truyền học, chiều hướng biến đổi các đặc trưng di truyền của các quần thể tự phối và ngẫu phối như tần số, thành phần kiểu gen qua các thế hệ, định luật Hacdi – Vanbec về sự cân bằng của tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối.

    Chương IV. Ứng dụng Di truyền học cho thấy việc vận dụng các kiến thức di truyền học trong chọn giống và tạo giống bằng nhiều phương pháp khác nhau trên các đối tượng vi sinh vật, thực vật và động vật để nâng cao năng suất, phục vụ tốt hơn cho đời sống con người.

    Chương V. Di truyền học người giới thiệu các đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu di truyền người, vạch ra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người, đồng thời chỉ rõ một số vấn đề xã hội của di truyền học, gánh nặng di truyền của loài người và các biện pháp làm giảm bớt các gánh nặng đó.

    3. Thành phần kiến thức

  4. Nhóm kiến thức khái niệm

    - Khái niệm về cấu trúc của vật chất di truyền.

    - Khái niệm về hiện tượng di truyền và biến dị.

    - Khái niệm về mối quan hệ.

    1. Nhóm kiến thức quy luật

      - Quy luật về cấu trúc của tổ chức sống: quy luật tính đặc trưng của bộ NST của loài, quy luật thống nhất về cấu tạo của axit nucleic và protein.

      - Các quy luật di truyền.

      - Các quy luật biến dị: quy luật phát sinh và biểu hiện của các loại biến dị.

      - Các quy luật ứng dụng: quy luật thoái hóa giống, quy luật ưu thế lai.

    2. Nhóm kiến thức ứng dụng

      - Các kiến thức ứng dụng được tích hợp trong từng bài và ứng dụng của lai giống, công nghệ gen và công nghệ tế bào trong đời sống sản xuất và y học.

    3. Nhóm kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học

      - Phương pháp gây đột biến nhân tạo.

      - Phương pháp nghiên cứu của Mendel.

      - Phương pháp nghiên cứu di truyền ở người.

      4. So sánh nội dung phần Di truyền học ở SGK cơ bản và SGK nâng cao

      So với chương trình Sinh học 12 cơ bản, phần DTH lớp 12 Nâng cao trình bày chi tiết hơn ở một số nội dung:

      - Nêu được một số đặc điểm khác biệt giữa sự sao chép ADN ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

      - Nêu sơ lược cấu trúc của gen phân đoạn ở sinh vật nhân thực: khái niệm exon và intron.

      - Lập luận được vì sao mã di truyền là mã bộ ba về mặt lý thuyết.

      - Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ.

      - Phân tích chi tiết mối quan hệ ADN – mARN – prôtêin – tính trạng.

      - Nêu được một số đặc điểm của cơ chế điều hòa hoạt động gen ở SV nhân thực.

      - Nêu được nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện và vai trò của các dạng đột biến gen.

      - Nêu được nguyên nhân, cơ chế của các dạng đột biến NST.

      - Nêu được trường hợp tương tác giữa các gen không alen (bổ trợ và át chế).

      - Đưa ra cách tính tần số hoán vị gen và nguyên tắc lập bản đồ gen.

      - So sánh được đặc điểm di truyền ngoài NST và di truyền NST.

      - Nêu thêm cách xác định tần số tương đối các kiểu gen, trạng thái cân bằng và không cân bằng của quần thể.

      - Chú ý đến các công nghệ dung hợp tế bào trần và nhân bản vô tính.

      5. Định hướng về phương pháp giảng dạy

      - Hỏi đáp – tìm tòi.

      - Vận dụng dạy học khám phá.

      - Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.