Phương pháp trắc nghiệm giáo dục

Tùy vào cách phân biệt của mỗi người mà có từng khái niệm “thi trắc nghiệm” khác nhau. Từ trắc nghiệm trong tiếng Hán có nghĩa như sau: “trắc” là đo lường, “nghiệm” là suy xét, chứng thực. Vậy thi “trắc nghiệm” là bài kiểm tra đo lường, chứng thực kiến thức của học sinh. 

Trắc nghiệm khách quan (tên tiếng Anh là Objective test) là phương pháp dùng để kiểm tra nhanh kiến thức, kỹ năng của người nào đó qua các câu hỏi đúng sai, câu hỏi lựa chọn đáp án A, B, C để đánh giá.

Phương pháp trắc nghiệm giáo dục

Một số loại trắc nghiệm phổ biến

Phương pháp trắc nghiệm được chia làm 3 loại: trắc nghiệm quan sát, vấn đáp và viết

  • Trắc nghiệm quan sát: là loại để đánh giá các thao tác, phản ứng vô thức, khả năng nhạy bén và một số kỹ năng như nhận thức, thực hành… Ví dụ là một tình huống giả định đưa ra để đánh giá cách giải quyết vấn đề của người học.

  • Trắc nghiệm vấn đáp: Loại này dùng để đánh giá khả năng linh hoạt một cách tự phát khi xử lý câu hỏi, thường sử dụng trong tương tác giữa người với người để xác định khả năng nhận thức của người trả lời về vấn đề được đưa ra. Ví dụ như trong phỏng vấn, các môn thi vấn đáp,.. 

  • Trắc nghiệm viết: Đối với loại này thường sẽ dễ kiểm tra đồng loạt với số lượng người tham gia nhiều, người học sẽ có thời gian để suy nghĩ và bố trí cách trình bày từ đó đánh giá được một số loại tư duy ở mức độ cao. Có 2 nhóm trắc nghiệm viết: 

    • Nhóm câu hỏi trắc nghiệm tự luận: Thường được sử dụng trong trường học từ khá lâu. Đối với loại này, người học sẽ trả lời các câu hỏi theo dạng đề mở, tức là bắt buộc người học phải trình bày theo ý kiến riêng của mình để giải quyết câu hỏi đưa ra. 

    • Nhóm câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Thường gọi ngắn gọn là trắc nghiệm, được sử dụng khá phổ biến trong những năm trở lại đây kể cả trong ngành giáo dục và các ngành khác trong nền kinh tế. Đối với loại này, người học sẽ phải trải qua rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề và thông tin cần thiết để trả lời một cách ngắn gọn. Có các loại trắc nghiệm khách quan như: Loại câu ghép đôi, câu điền khuyết, câu trả lời ngắn, câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn...

Ưu, nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm

Đối với hình thức thi nào đều có các ưu và nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:

Ưu điểm: 

  • Có thể ứng dụng CNTT vào quá trình chấm thi: bài thi có thể được chấm trên máy dựa trên phiếu trả lời trắc nghiệm và có một phương pháp hiện đại hơn là việc thi và chấm thi trực tiếp trên máy tính.

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai: Chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí, kể cả thời gian thi, coi thi và chấm thi, từ đó giảm được tối đa chi phí cho quá trình kiểm tra, thi cử.

  • Biết kết quả thi sớm hơn: Vì là chấm trắc nghiệm (nếu thi với số lượng lớn có thể chấm trên máy) nên thời gian chấm sẽ nhanh, chính xác và khách quan hơn. Chúng ta chỉ mất từ 10 - 15 ngày để biết kết quả thi của mình. 

  • Yên tâm hơn về kết quả thi: Chúng ta sẽ dễ dàng biết được kết quả thi của mình thông qua đáp án. Trong một câu hỏi đều có một đáp án chính xác nên chúng ta có thể tự tính điểm và yên tâm với kết quả của mình.

Nhược điểm

  • Giảm khả năng tư duy của người học: Việc của người học là đọc và điền đáp án chứ không cần suy nghĩ hay tính toán nhiều, từ đó làm giảm tư duy và khả năng sáng tạo trong bài làm.

  • Nội dung và kiến thức khá rộng và sâu: Nội dung kiến thức của các môn thi trắc nghiệm thường rất rộng, không chỉ cacs vấn đề trong sách giáo khoa mà còn các trường hợp thực tế, từ đó việc ôn thi sẽ khó khăn hơn nhiều so với thi tự luận.

  • Giáo viên lâu năm sẽ khó biên soạn đề: Những giáo viên lâu năm sẽ khó biên soạn đề vì trở ngại về CNTT và ít nhạy bén trong đổi mới như các giáo viên trẻ….

7 phương pháp làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao

Để chuẩn bị cho quá trình ôn thi, AZtest xin giới thiệu một số phương pháp làm bài thi trắc nghiệm như sau:

Phương pháp trắc nghiệm giáo dục

Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao

  • Đọc kỹ câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm: Đối với phương pháp thi này, chúng ta không nên đọc lướt qua mà phải đọc kỹ từng chi tiết, từng câu từng chữ vì sẽ có các bẫy nhỏ trong đề thi mà nếu bạn đọc kỹ mới có thể nhận ra. Vì vậy, thi trắc nghiệm đòi hỏi không những phải nhanh và còn phải kỷ, chú ý nhiều.
  • Nhận diện các câu hỏi khó, dễ: Trong mỗi bài thi, các câu hỏi sẽ phân theo cấp độ từ dễ đến khó, tuy nhiên có những câu hỏi “dễ người - khó ta” nên việc bạn cần làm là chọn những câu hỏi dễ làm trước, sau đó mới quay lại làm các câu khó, không nên làm từ trên xuống dưới để tránh mất thời gian quá nhiều.

  • Tìm các mẹo để đánh trắc nghiệm nhanh: Khi không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên dùng phương pháp loại suy, tư duy logic để đoán đáp án. Việc loại dần các đáp án chắc chắn sai thì tỷ lệ lựa chọn đúng câu hỏi đó sẽ cao hơn.

  • Không được bỏ trống đáp án: Dù trong bài thi có những câu hỏi quá khó mà bạn không thể làm được thì phương án cuối cùng là “lụi”, dù không biết chắc chắn câu trả lời nhưng tỷ lệ đúng vẫn là 25% nên bạn không nên bỏ qua.

  • Tập quen việc sử dụng bút chì, tẩy để tô đáp án: Bạn nên sắm cho mình một cây bút chì và tẩy để phục vụ cho việc ôn luyện, mục đích là để làm quen và sử dụng thành thạo khi đi thi. Các bạn có thể tham khảo thêm về loại bút chì nên sử dụng trong phòng thi tại đây.

  • Đừng mơ tưởng đến việc học tủ: Nếu như thi tự luận việc học tủ là có thể xảy ra vì khối lượng kiến thức ít hơn và dạng đề sẽ theo một format chung cho các năm nhưng đối với thi trắc nghiệm thì việc đó là không thể, đề thi sẽ rất rộng và bao hàm hết tất cả các nội dung nên hãy nói “không” với việc học tủ.

  • Xem lại bài cẩn thận trước khi nộp bài: Sau khi làm bài, bạn hãy dành ra 5 - 7 phút cuối để kiểm tra lại bài làm, hãy thật chắc chắn với các câu dễ để tránh mất điểm không đáng có. Một lưu ý khá quan trọng là trong ngày cuối cùng trước khi đi thi, bạn chỉ nên thư giãn hoặc giải lại đề đã làm, không nên giải đề mới để tránh bị áp lực cho các câu hỏi khó, gây ảnh hưởng đến tâm lý khi đi thi.

Trên đây là một vài chia sẻ của AZtest về câu hỏi “thi trắc nghiệm là gì?” mà các bạn có thể tham khảo. Hãy đến với www.aztest.vn, hệ thống cung cấp website trắc nghiệm trực tuyến cho các cá nhân, trường học, doanh nghiệp... có nhu cầu cung cấp đề thi trực tuyến cho người dự thi. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

>>> XEM THÊM: Thi trắc nghiệm THPT có từ năm nào
Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/thi-trac-nghiem-la-gi-547.html

Phương pháp giảng dạy hiện nay phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên; bồi dưỡng phương pháp tự học cho sinh viên, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn của họ, đồng thời tác động đến tình cảm, tạo niềm vui và sự say mê, hứng thú học tập của sinh viên. Luật Giáo dục của nước ta được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1998 ở mục 2 điều 4 đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Đây là một quan điểm thể hiện một định hướng lớn trong việc đổi mới phương pháp  dạy học ở nước ta hiện nay.

Phương pháp dạy học tích cực, về thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Phương pháp này có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của sinh  viên.

- Dạy học chú  trọng việc rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên.

- Tăng cường việc học tập cá nhân đồng thời mở rộng và phối hợp với việc học tập tập thể.

- Kết hợp tốt việc đánh giá của giảng viên với sự tự đánh giá của sinh viên...

Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu lên một số suy nghĩ về phương pháp đánh giá trong giảng dạy môn kinh tế chính trị.

Như chúng ta đã biết, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Một mặt, kiểm tra, đánh giá giúp cho sinh viên tự thấy mình đã tiếp thu được những điều vừa học đến mức độ nào, có những lỗ hổng  kiến thức nào cần được bổ sung. Mặt khác, thông qua kiểm tra, đánh giá thì sinh viên có điều kiện để tái hiện, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức và có cơ hội để phát triển năng lực sáng tạo của mình.

Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị của sinh viên, trong đó hình thức trắc nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Theo các nhà giáo dục, trắc nghiệm trong giáo dục  là một phương pháp  nhằm để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của người học hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học. Trắc nghiệm có 2 hình thức: Trắc nghiệm vấn đáp và trắc nghiệm viết. Trong hai hình thức này thì hình thức trắc nghiệm viết được sử dụng phổ biến nhất. Sử dụng hình thức trắc nghiệm viết  cho phép giảng viên có thể kiểm tra cùng một lúc toàn bộ sinh viên trong lớp và kiểm tra được năng lực trí tuệ của sinh viên.

Trắc nghiệm viết có hai loại: Trắc nghiệm chủ quan và trắc nghiệm khách quan.

Trắc nghiệm chủ quan là dùng những câu hỏi tự luận nhằm đòi hỏi sinh viên tự xây dựng câu trả lời. Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn hay một tiểu luận. Với hình thức trắc nghiệm chủ quan, sinh viên có sự tự do diễn đạt quan điểm bằng ngôn ngữ của chính họ nên nó vừa đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức, vừa đánh giá được khả năng diễn đạt của sinh viên. Đồng thời cho phép sinh viên có thể đi sâu phân tích các mối quan hệ nhân quả, giải thích và chứng minh các quy luật. Tuy nhiên hình thức này không đo lường và đánh giá được những năng lực khác của sinh viên mà còn tạo ra hiện tượng học lệch, học tủ. Loại trắc nghiệm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan ngay từ khâu ra đề, đáp án và ở mức độ nào đó còn được chấm điểm một cách chủ quan.

Trắc nghiệm khách quan là loại trắc nghiệm trong đó có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời đúng hoặc câu trả lời tốt nhất. Loại trắc nghiệm này được gọi là khách quan vì nó đảm bảo tính khách quan trong chấm thi, kết quả chấm thi sẽ như nhau không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm. Với hình thức trắc nghiệm này, đề kiểm tra sẽ bao trùm toàn bộ nội dung môn học, hình thức các câu hỏi trắc nghiệm sẽ phong phú, đa dạng. Đồng thời cho phép giảng viên phân loại trình độ của sinh viên khá cao và tránh được hiện tượng học lệch, học tủ trong sinh viên.

Trắc nghiệm khách quan có một số dạng sau:

1. Dạng câu hỏi đúng, sai:

Đây là dạng câu hỏi được cho trước bằng một câu dẫn xác định đòi hỏi sinh viên phải trả lời câu hỏi đó đúng hay sai.

Ví dụ: Các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?

a. Lao động cụ thể là một phạm trù lịch sử, nó phụ thuộc vào các hình thái kinh tế - xã hội.

b. Hàng hoá là sản phẩm của lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.

c. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên sẽ làm cho năng suất lao động giảm.

d.Tập trung tư bản trực tiếp biểu hiện quan hệ giữa tư bản và lao động.

e. Trâu bò dùng để cày kéo là tư bản cố định còn trâu bò thịt là tư bản lưu động.

f. Địa tô chệnh lệch I là địa tô thu được do thâm canh tăng năng suất.

Dạng câu hỏi này đòi hỏi câu trả lời ngắn gọn, đồng thời buộc sinh viên phải suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã học trên lớp, trong sách; phân tích các câu trả lời và có cân nhắc mới đưa  ra được câu trả lời đúng. Việc biên soạn các câu hỏi loại này đòi hỏi giảng viên phải chú ý đến cách diễn đạt các phạm trù kinh tế. Điều này tạo điều kiện rèn luyện cho sinh viên có sự say mê với các thuật ngữ kinh tế, giúp sinh viên đi sâu vào bản chất của những quan niệm kinh tế chính trị.

2. Dạng câu hỏi có nhiều sự lựa chọn:

Đây là dạng câu hỏi phổ biến nhất. ở dạng này, câu trả lời đúng được chọn từ nhiều phương án lựa chọn do đó làm giảm nhiều yếu tố đoán mò, yếu tố may rủi của sinh viên, đồng thời, dạng câu hỏi lựa chọn sẽ kích thích sinh viên phải suy nghĩ nhiều hơn và tạo điều kiện để giảng viên đánh giá đúng trình độ của sinh viên rõ ràng hơn.

Ví dụ 1:

 Định nghĩa nào về  thu nhập quốc dân sau đây là định nghĩa sai?

a, Thu nhập quốc dân là phần giá trị tổng sản phẩm xã hội được tạo ra trong một năm.

b, Thu nhập quốc dân là giá trị mới được tạo ra.

c, Thu nhập quốc dân là phần giá trị tổng sản phẩm còn lại sau khi khấu trừ giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu dùng trong năm ấy.

Ví dụ 2: tìm câu trả lời đúng nhất:

a, Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động.

b, Nâng cao năng suất lao động xã hội.

c, Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.

d, Quy mô của tư bản ứng trước.

e, Tất cả các nhân tố  trên.

Ví dụ 3: Đẳng thức nào trong các đẳng thức sau đây là điều kiện cơ bản nhất cho tích luỹ và tái sản xuất mở rộng.

a. I(v+m) + II(v+m) > II (c+v+m)

b.   I(v+m) > IIc

c. II (c+v+m) > Ic + IIc

d. Không có đẳng thức nào nêu trên.

Dạng câu hỏi loại này đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều của giảng viên và khi nêu ra câu hỏi cần thận trọng để tránh chỗ không rõ ý nghĩa.

3. Dạng câu điền khuyết:

Đây là dạng câu hỏi yêu cầu sinh viên phải điền 1 hoặc một số từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy đủ.

Ví dụ 1:

Tư bản là giá trị mang lại... bằng cách bóc lột công nhân làm thuê

Ví dụ 2:

Điền vào chỗ trống trong câu sau cho đúng:

Cấu tạo hữu cơ của tư bản là... của tư bản do... quyết định và phản ánh sự biến đổi của... đó.

4. Dạng câu hỏi không quy định cụ thể số lượng câu trả lời:

Đây là dạng câu hỏi mà số lượng câu trả lời tăng lên và không có sự quy định cụ thể số lượng câu trả lời là bao nhiêu. Dạng câu hỏi loại này sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá một khối lượng lớn những khái niệm kinh tế cụ thể và giúp sinh viên hiểu được một sự thật là trong việc nghiên cứu các khái niệm kinh tế không những cần thiết nhớ các tên gọi của chúng mà điều quan trọng là phải giải thích được những đặc điểm cơ bản của các khái niệm ấy.

Ví dụ: từ các yếu tố được liệt kê dưới đây, hãy chỉ rõ yếu tố nào là tư bản cố định:

a, Nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm.

b, Máy móc, thiết bị.

d, Xăng, dầu.

e, Nhà xưởng, kho tàng.

Với ví dụ này trước khi xác định các yếu tố nào là tư bản cố định, sinh  viên cần nắm chắc những đặc điểm cơ bản sau: tư bản cố định trước hết là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động trong quá trình sản xuất, giá trị của nó chỉ chuyển từng phần sang sản phẩm; chúng vẫn giữ nguyên hình thái hiện vật của chúng trong nhiều chu trình sản xuất; chỉ có qua một số năm nhất định chúng mới cần thay thế hình thái tự nhiên ban đầu.

Có thể nói việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giảng dạy môn kinh tế chính trị có vị trí đặc biệt trong việc kiểm tra và tự kiểm tra của sinh viên. Mục tiêu cơ bản của việc sử dụng phương pháp này là phải nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những khái niệm và phạm trù của môn kinh tế chính trị; dạy cho sinh viên có kỹ năng xác định đúng đắn những đặc điểm nổi bật của các khái niệm, phạm trù ấy; đồng thời củng cố các kiến thức đã học và hoàn thiện quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên./.