Phim bố già của trấn thành

Việc bộ phim điện ảnh "Bố già" của Trấn Thành giành được 1 trong 5 suất đề cử chính thức trong số 93 phim được gửi dự tranh hạng mục Phim quốc tế hay nhất ở Oscar được xem là vô cùng khó khăn.

Trên thực tế, chưa có một bộ phim Việt nào có được vinh dự này trong các lần gửi đi tranh đề cử trước đó.

 "Bố già" của Trấn Thành đại diện Việt Nam dự Oscar.

"Bố già" là bộ phim điện ảnh do chính Trấn Thành đầu tư sản xuất, viết kịch bản, đóng chính và tham gia vai trò đạo diễn.

"Bố già" lấy bối cảnh về cuộc sống trong một con hẻm nhỏ, lâu đời tại Sài Gòn, câu chuyện chính xoay quanh gia đình của 4 anh em: Giàu (NSND Ngọc Giàu), Sang (MC Trấn Thành), Phú (Hoàng Mèo) và Quý (La Thành).

Ông Sang có con trai là Quắn (Tuấn Trấn) và bé Bù Tọt (Ngân Chi). Một cuộc sống nơi xóm lao động nghèo tưởng chừng như rất giản đơn lại chứa đựng nhiều kịch tính xen lẫn hài hước và cảm động khiến khán giả đi từ cảm xúc này tới cảm xúc khác.

Ngoài ra, trong bộ phim điện ảnh "Bố già" còn có sự tham gia của các diễn viên: Lê Giang, Lan Phương,... Phim do Vũ Ngọc Đãng đồng đạo diễn cùng Trấn Thành. Bộ phim đã chính thức được khởi chiếu vào ngày 12/3 tại các rạp trên toàn quốc.

Trong ngày 5/3 (suất chiếu sớm), bộ phim "Bố già" đã thu về 10,6 tỷ,  ngày thứ 2 thu về thêm 22 tỷ, tự phá kỷ lục chính mình ở ngày sneakshow tiếp theo với thành tích 30 tỷ trong ngày chiếu thứ 3 (7/3) và chính thức cán mốc 100 tỷ tính đến 16h30 ngày 9/3.

Bộ phim "Bố già" đã trở thành phim Việt đạt doanh thu 100 tỷ nhanh nhất từ trước tới nay.

Ngoài ra, thông tin từ đơn vị phát hành bộ phim "Bố già" đã chính thức đạt doanh thu 400 tỷ đồng tương đương với 5,3 triệu lượt vé chỉ sau một tháng công chiếu tại Việt Nam, tính đến ngày 4/4.

Trước đó, Trấn Thành từng chia sẻ, đối với mình doanh thu và số lượt vé bán ra không còn mang ý nghĩa về mặt tiền bạc mà những con số ấy tương đồng với số lượt người đã đến và đồng cảm với câu chuyện của "Bố già".

Đặc biệt, “Bố già” còn được công chiếu tại nước ngoài như ở Malaysia, quốc đảo sư tử Singapore, Mỹ… Bộ phim khi chiếu tại nước ngoài có tên là “Dad! I'm sorry”, giữ thời lượng 128 phút như bản chiếu nội địa.

Trước đó, "Bố già" cũng là bộ phim mang về nhiều giải thưởng nhất tại Liên hoan Việt Nam lần thứ 22 với 4 giải, trong đó có Bông sen bạc, Kịch bản hay nhất, Nam chính (Tuấn Trần) và Nữ phụ (Ngân Chi) xuất sắc nhất.

Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại

(PLO)- Bố già của Trấn Thành nhận điểm thấp và bị chê thậm tệ ở nước ngoài, nhà phê bình Lê Hồng Lâm đã chính thức lên tiếng về vấn đề này. 

Những ngày qua, thông tin phim Bố già của Trấn Thành nhận điểm thấp thảm hại tại nước ngoài và bị giới phê bình phim chê thậm tệ đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả Việt Nam.

Cụ thể, theo như thống kê và đánh giá trên trang Rotten Tomatoes thì bộ phim Bố già (tựa đề tiếng Anh là "Dad, I'm sorry") đã nhận về đánh giá 29% từ "Tomatometer".

Phim bố già của trấn thành

"Bố già" chỉ nhận được đánh giá ở mức 29% trên trang Rotten Tomatoes. Ảnh: Chụp màn hình.

Phía dưới trang cũng đăng tải đường link dẫn đến nhiều bài viết bình luận, đánh giá về phim được đăng tải trên các tạp chí, trang web quốc tế. Trong đó chủ yếu là những nhận xét không mấy tích cực của giới phê bình quốc tế với những nhận định phim "lan man, sến súa, ngớ ngẩn, thoại như hét vào mặt nhau".

Trên các diễn đàn bàn luận về phim, nhiều khán giả Việt Nam cũng nêu lên suy nghĩ của mình và tỏ ra đồng ý với những nhận định của các nhà phê bình nước ngoài.

Tuy nhiên, cũng không ít khán giả lên tiếng bênh vực phim Bố già và cho rằng bộ phim mang tính nhân văn cao, đồng thời gắn liền với đời sống người Việt nên tuỳ theo cảm nhận của mỗi người.

Phim bố già của trấn thành

Một vài ý kiến bình luận về bộ phim. Ảnh: TL

Trước loạt những tranh cãi trái chiều, nhà phê bình Lê Hồng Lâm cũng đã chính thức lên tiếng chia sẻ về vấn đề này.

Theo đó, trên trang cá nhân, nhà phê bình Lê Hồng Lâm cho biết vụ việc không còn gì mới mẻ bởi số điểm (tổng hợp) qua 7 bài review "Bố già" trên Rottentomatoes đã lên từ năm ngoái khi phim được trình chiếu tại Mỹ.

Đồng thời, nhà phê bình phim cũng cho rằng những người viết về điện ảnh nên trang bị một kiến thức nền tảng để hiểu Rottentomatoes chỉ là một kênh tham khảo chứ không phải là một vị quan tòa để rồi dựa vào đó mà quyết định đúng sai, hay dở.

"Hơn nữa, 7 bài review là quá ít để có thể đưa ra một quy kết là 'phim bị báo chí nước ngoài chê thảm hại' hay 'bị giới phê bình chê bai thậm tệ'. Các bạn cũng thiếu công bằng và có thể nói tháu cáy và lái dư luận khi các bạn ‘điểm danh’ các bài chê rất kỹ, trong khi hai bài khen thì các bạn dấu nhẹm đi.

Các bạn xoáy mạnh vào số điểm 'thấp thảm hại' 29% của 7 bài trên báo chí, nhưng số điểm của khán giả lên tới 98% (một số điểm rất cao, ngang bằng với Spider Man: No Way Home chứ không đùa đâu ;)) thì các bạn lại nói rằng... 'chắc là do điểm của khán giả Việt Nam và Việt kiều'"- nhà phê bình chia sẻ.

Phim bố già của trấn thành

Nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm. Ảnh: FBNV.

Bên cạnh đó, anh cũng cho biết Bố già cũng chỉ là bộ phim thuộc dòng thương mại, giải trí của Việt Nam dành cho khán giả đại chúng và nhận xét của khán giả Việt Nam phải xứng đáng được coi trọng hơn những nhà báo, phê bình xứ Tây bởi họ chưa hiểu biết về văn hoá và phim điện ảnh Việt nam.

"Tôi còn nhớ hồi "Hai Phượng" chiếu ở Mỹ với số điểm lên đến 95% (22 bài reviews) một số bình luận còn chửi bọn báo Tây 'ngu' và không hiểu về phim VN. Đây là một cái nhìn cực kỳ không công bằng, ích kỉ và như tôi nói ở trên, thể hiện cái nhìn nhược tiểu của các bạn"- nhà phê bình Lê Hồng Lâm nói.

Phim bố già của trấn thành

Nguyên văn bài chia sẻ của nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm. Ảnh: FBNV.

Anh cũng cho biết, 7 bài review mình đã đọc hết và đây cũng chỉ là một kênh để tham khảo hơn là dựa vào đó để kết luận. Tuy nhiên, anh cũng đánh giá cao hai trong số 7 bài viết đó.

"Một bài chê, khá nặng lời nhưng hữu ích trên tờ Variety và trong bàn tròn điện ảnh của K+ Tết rồi, tôi cũng có nói với Trấn Thành nên tham khảo. Bài khen trên tờ Film Threat (một trang hay bình phim độc lập mà tôi khá thích) thậm chí chấm bộ phim này tới 8.5 điểm với câu chốt rằng, 'nếu bạn muốn trải nghiệm một trong những ví dụ hay nhất về điện ảnh thế giới, thì bộ phim này xứng đáng để thử'"- Lê Hồng Lâm viết.

Cuối bài viết nhà phê bình Lê Hồng Lâm một lần nữa nhấn mạnh "nên coi Rottentomatoes là một kênh tham khảo chứ không phải là một ông quan tòa về phim ảnh. Nó là một kênh tập hợp những bài điểm phim trên báo chí Mỹ và lấy số điểm trung bình cộng".

"Có những phim "tươi", thậm chí 100% vẫn đội sổ phòng vé và có những phim "thấp lè tè" lại là ông vua của boxoffice. Loạt phim Twilight hay 50 Shades... là những ví dụ, với số điểm còn "thấp thảm hại" hơn Bố già nhiều. Hay mới đây nhất, Don't Look Up với một dàn sao bự bị "ném" cà chua thối với số điểm trung bình là 56%  (281 bài reviews) nhưng vẫn được Viện Hàn lâm Mỹ đề cử Phim hay nhất của Oscar 2022; hay Eternals của nữ đạo diễn mới thắng giải Oscar năm ngoái, Chloe Zhao còn thấp hơn với 47% (381 bài reviews)". - Nhà phê bình Lê Hồng Lâm.

Những dòng chia sẻ của nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khán giả yêu phim. Thế nhưng, bên cạnh những bình luận đồng tình thì không ít người nhận định nhà phê bình đang cố "vớt vát" lại khi trước đó đã tuyên bố "Bố Già là phim Việt hay nhất trong 20 năm qua".

Phim bố già của trấn thành
Những cột mốc đưa “Bố già” của Trấn Thành tham dự Oscar 2022

(PLO)- Bố già của Trấn Thành được chọn tham gia vòng sơ loại giải Oscar 2022 đã dấy lên tranh cãi. Tuy nhiên nhìn lại loạt kỷ lục của phim có thể nói đây là điều hoàn toàn hợp lý.

Ví MoMo hân hạnh mang đến bài đánh giá bộ phim Bố Già đang tạo một làm sóng tích cực trong thị trường phim chiếu rạp hiện tại. Chủ đề của phim không hề có liên quan đến các phần phim webdrama trước đó, là một phần độc lập mang tính điện ảnh. Cùng Ví MoMo xem Bố Già của Trấn Thành có gì đặc biệt nhé!

LỊCH CHIẾU PHIM HÔM NAY

Tìm ngay suất chiếu phim hay trong hôm nay với giá ưu đãi trên MoMo.

Phim bố già của trấn thành

Kịch bản Bố Già được chắp bút bởi chính Trấn Thành, đạo diễn bởi Vũ Ngọc Đãng. Phim mang tiêu chí hoàn toàn khác không đặt nặng vấn đề cơm áo gạo tiền như webdrama trước đó mà tập trung vào những câu chuyện gia đình của Ba Sang - Quắn - Bù Tọt.

Phim bố già của trấn thành
Poster chính thức của Bố Già

Màu sắc và hình ảnh

Nhẹ nhàng và ấm áp đó là những cảm quan mà Bố Già đem lại cho người xem xuyên suốt bộ phim. Bên cạnh đó xóm nghèo quanh năm ngập nước cùng món cơm sườn cũng là đặc trưng của Sài Gòn thu nhỏ, những cánh cửa cũ mèm cùng hàng xóm luôn luôn ngồi trước cửa là điểm nhấn khó phai mỗi khi bước vào con hẻm nào đó.  

Phim bố già của trấn thành
Ba Sang trong Bố Già với tông màu ấm nóng.

Việc khắc hoạ một gia đình đậm chất Sài Gòn còn ở cách xưng hô và nói chuyện với nhau, “ba” - “tui” có lẽ là hai từ thân thương nhất mà mỗi người con miền Nam khi nghe thấy đều nhớ về gia đình mình. Ngoài ra do có bàn tay của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng nên những cú máy của phim dường như chính đôi mắt của chúng ta đang quan sát gia đình nhỏ của Ba Sang. Ấn tượng nhất có lẽ là những cú máy oneshot dài 5-7 phút mà ít ai nhận ra, quả thực những cú máy này nếu để ý rõ bạn sẽ thấy được sự ăn ý cũng như khéo léo của toàn bộ diễn viên và cameraman.

Kịch bản

Vốn dĩ xuất phát điểm từ webdrama, nhưng Trấn Thành vẫn khéo léo để bộ phim có nhiều tính chất điện ảnh nhất có thể. Nhưng việc tạo tình tiết để phát triển bộ phim lại vô tình mang đến một mạch phim có quá nhiều nút thắt mà kịch bản không thể giải quyết thỏa mãn cho người xem. 

Phim bố già của trấn thành
Nhìn vậy chứ khó chịu lắm à

Mở đầu phim rất nhẹ nhàng, các nhân vật chính làm công việc của mình cảm giác yên bình ngự trị trong khu xóm nghèo ngập nước. Dần dần các nhân vật có đóng góp thêm vào câu chuyện dần được giới thiệu. Đây là một cấu trúc cơ bản của mọi bộ phim và Bố Già làm tốt điều này, nhưng khi đã đi được đến giữa phim thì câu chuyện bẻ lái sang hướng khác. Những drama được nối tiếp thêm vào, đẩy nhịp phim lên cao khi những mâu thuẫn giữa Ba Sang và Quắn ngày càng lớn, phim quá tập trung vào việc thể hiện cá tính của hai người mà quên mất bồi đắp những nhân vật phụ, ở đây có thể nhắc đến đó là Bù Tọt - nhân vật sẽ nối hai cha con nhà Ba Sang lại. 

Phim bố già của trấn thành
Sự yêu thương chăm lo vô vờ của Ba Sang

Tiếp đó là nhân vật của Lê Giang bị bỏ ngỏ, có lẽ đây là nhân vật gây nuối tiếc nhất của phim Bố Già vì đến cuối phim cô đi về đâu hay như thế nào là một ẩn số. Đồng hành sự biến mất của Lê Giang đó là người yêu của Quắn, sau khi đồng cam cộng khổ cùng Quắn cô cũng mất dạng chỉ để lại những giây phút nóng bỏng ở đầu phim.

Phim bố già của trấn thành
Cameo xịn từ vị trí của Quang Trung

Cái kết hài lòng nhất trong tất cả nhân vật có lẽ là Quý. Ở đây không phải là cái kết hả dạ, mà là cái kết đại diện cho sự nhân quả, Quý hoàn lương nhưng cái giá phải trả là khá đắt, nhắc nhở mỗi chúng ta về một kiếp người. Vừa giận Quý nhưng cũng rất thương Quý và cảnh Quý ngã xuống có lẽ là một trong những cảnh mang lại nhiều cảm xúc cho người xem nhất.

Điểm cuối cùng ở kịch bản đó là phân cảnh Ba Sang và Quắn vào phòng mổ. Có lẽ kịch bản muốn xây dựng đây là cảnh sẽ +1 sức mạnh, +1 niềm tin và +1 sự vui vẻ nhưng cá nhân mình thấy đây là tình tiết phá vỡ sự liền mạch của phim. Nếu thay vào đó là một cảnh cinematic (điện ảnh) hơn, sẽ đem lại sự đồng cảm cũng như niềm tin hơn là cảm thấy một chút “nhảm nhí” ở cảnh này.

Diễn xuất

Mọi nhân vật diễn xuất trong Bố Già có lẽ là rất tốt, hài hoà phản ánh đúng những nhân vật đời thường. Những tính hài trong từng nhân vật rất đáng yêu và duyên dáng.

Phim bố già của trấn thành
Phân cảnh đầy cảm xúc của Tuấn Trần.

Trấn Thành và Lê Giang là hai điểm sáng “cực mạnh” của phim, nếu Trấn Thành biểu hiện cho sự nóng nảy bảo thủ thì Lê Giang chính là người đi trung hoà lại. Nhân vật Lê Giang thủ vai cũng rất có điểm nhấn về tính cách và tình yêu, có lẽ trong đời này bạn sẽ muốn có một cô (bà) người yêu như vậy.

LỊCH CHIẾU PHIM HÔM NAY

Tìm ngay suất chiếu phim hay trong hôm nay với giá ưu đãi trên MoMo.

Phim bố già của trấn thành

Đến với Tuấn Trần, chắc là do mới nên Tuấn Trần chưa thực sự lột tả được hết nhân vật của mình. Những trường đoạn đẩy cảm xúc người xem lên cực độ nhưng chính diễn xuất của Tuấn Trần khiến cảm xúc không được bùng nổ mạnh mẽ. Nhưng bù qua sớt lại thì ở lần này có những lần Tuấn Trần thực sự chìm đắm vào nhân vật của mình, đó là khung cảnh khi cả nhà họp lại, chúng ta thấy được sự phẫn nộ và quan điểm của Quắn rõ ràng nhất ở đây. Nuối tiếc nhất là phân đoạn xin lỗi Ba Sang, thực sự theo quan điểm cá nhân thì đoạn này nếu làm tốt hơn nữa chắc chắn lệ sẽ rơi đầm đìa thay vì việc cố tỏ ra mạnh mẽ ở và vui vẻ ở trên video (mặc dù nước mắt Quắn đang rơi).

Phim bố già của trấn thành
Từ anh em thành ba con

Tổng kết

Các bạn sẽ hỏi là phim Bố Già 2021 có đáng xem hay không đúng không? Mình sẽ vẫn trả lời là có, Bố Già là một trải nghiệm điện ảnh thú vị mà các bạn phải trải nghiệm cùng người thân trong gia đình mình. 

Như ở tiêu đề, hãy trân trọng những giây phút cùng người thân, hãy sẽ chia và yêu thương nhau như Bố Già đang muốn truyền tải. Thời gian là vô hạn nhưng cuộc đời là hữu hạn, chuyện buồn ta tạm gác lại, lời xin lỗi thay bằng lời cảm ơn đối với bậc sinh thành khi có thể.

LỊCH CHIẾU PHIM HÔM NAY

Tìm ngay suất chiếu phim hay trong hôm nay với giá ưu đãi trên MoMo.

Phim bố già của trấn thành

Ví MoMo hiện tại có đầy đủ lịch chiếu, suất chiếu của Bố Già tại tất cả cụm rạp trên toàn quốc. Từ CGV Cinemas, Galaxy Cinema, Lotte Cinema hay BHD Star Cineplex,... tất cả đều được cập nhật trên ứng dụng Ví MoMo. Khi đặt vé, tùy theo từng cụm rạp bạn sẽ được hưởng ưu đãi độc quyền cho rạp đó! Đừng chần chừ, hãy ra rạp và thưởng thức Bố Già của Trấn Thành bạn nhé!'