Ông tổ của ngành dược việt nam là ai

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông là người tinh thông y học, văn học là một Danh nhân Việt Nam được nhiều người quý trọng.Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.

Năm 1970 ông bắt đầu nghiên cứu võ nghệ, nghiên cứu được vài năm ông đeo gươm đi tòng quân. Tuy nhiên xã hội thôi nát, chiến tranh chỉ mang lại đau thương chính vì vậy vào năm 1946 viện lý do người anh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh mất ông xin ra khỏi quân đội về quê chăm mẹ và cháu để theo đuổi con đường mới.

Ông tổ của ngành dược việt nam là ai

Ảnh: Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Theo đuổi nghề thuốc:

Từ lúc rời bỏ quân ngũ về phải làm nhiều việc vất vả cộng với chăm chỉ đèn sách không nghỉ ngơi nên ông lâm bệnh nặng chữa nhiều năm không khỏi. Sau gặp đươc  lương y Trần Độc tại Nghê An, am hiểu y học, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian nghỉ ngơi điều trị bệnh, những lúc nghỉ ngơi ông thường lấy sách ” Phùng thị cẩm nang “ đọc và chăm chỉ học hỏi về thuốc. Lương y Trần Độc thấy ông yêu thích y học lại ham mê đọc sách nên đã truyền hết những kiến thức về y học truyền cho ông. Nhận ra nghề thầy thuốc không chỉ chữa trị cho mình còn giúp đỡ mọi người nên ông quyết chí học nghề thuốc.

Sau nhiêu năm tận tụy nghiên cứu với nghề, Hải Thượng Lãn Ông đã nghiên cứu sâu về trung y qua nhiều sách như: Nội kinh, Nam kinh, Thương Hàn … kết hợp với nề y học cổ truyền dân tộc đã đúc kết nền y học cổ truyền dân tộc viết nên bộ viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Ông tổ của ngành dược việt nam là ai

(Ảnh chân dung)

Sự nghiệp cuối đời.

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM, Ông qua đời năm 1791 thọ 71 tuổi. Lê Hữu Trác là đại danh y của nên y học Việt Nam. Để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

“Hiệu Hải Thượng Lãn Ông: Hải Thượng là 2 chữ viết tắt của quê hương ( Hải là Hải Dương, Thượng là phủ Thượng Hồng. Lãn Ông nghĩa là ” ông lười ” là không màng đến danh lợi.”

Theo : Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ông tổ của ngành dược việt nam là ai
Đại thiền sư Tuệ Tĩnh – Ông tổ ngành Dược Việt Nam

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) được gọi tắt Tuệ Tĩnh. Tên thật ông là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã đặt nền móng trong việc xây dựng nên y học cổ truyền.

Từ thuở nhỏ vì mồ côi cha mẹ (lúc 6 tuổi) mà ông được Hòa thượng ở chùa Hải Triều nuôi cho ăn học. Ông đã được học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh cùng với các nhà sư trong chùa quê ông và chùa Giao Thủy, Sơn Nam (nay thuộc Nam Định).

Năm 22 tuổi, thi Hương trúng nhất bảng, nhưng không ra làm quan mà ở chùa, đi tu, lấy pháp hiệu Tuệ Tĩnh và quay về với nghề y của phận mình, tiếp tục việc bốc thuốc chữa bệnh giúp dân và phát triển thêm một số cơ sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, rồi huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc.

Năm 45 tuổi thi Đình đậu Hoàng giáp nhưng ông vẫn không ra làm quan mà theo đuổi việc cứu chữa, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đường quan trường thênh thang công danh bổng lộc nhưng không quyến rũ được ông như chữ y, chữ thiền.

Bị bắt đi cống sang triều Minh Trung Hoa khi đã 55 tuổi và giữ chức y tư cửu phẩm trong Thái y viện cũng chỉ vì hay thuốc nức tiếng vượt khỏi biên giới trời nam.

Tài năng của ông được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông qua đời tại Giang Nam Trung Quốc không rõ năm nào.

Tuệ Tĩnh trong thời gian tại Trung Quốc luôn nhớ về quê hương và luôn mong muốn được trở về quê hương. Chính vì vậy trên bia mộ ông có dòng chữ “Ai về nước Nam cho tôi về với”.

Năm 1960 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Quốc, vô tình thấy mộ Tuệ Tĩnh. Cảm động với lời nhắn gửi của ông, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép lại rồi tạc đá mang về Hải Dương.

Thiền sư Tuệ Tĩnh và sự nghiệp cống hiến cho Y Dược học

Những năm ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã chăm chú nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa.

Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật, và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm, nếu quả thực đó là tác phẩm của Tuệ Tĩnh thì chúng không chỉ giá trị trong y học mà còn là tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học bởi vì đây là các tác phẩm ở thời kì đầu của văn học chữ Nôm.

Ông tổ của ngành dược việt nam là ai
Đền thờ Danh Y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông

Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: “Nam dược trị Nam nhân” thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: Ông Thánh thuốc Nam! Trong trước tác của mình, ông không rập khuôn theo các trước tác của các đời trước, Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên! Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông, v.v.

Tuệ Tĩnh đã không dừng lại ở vị trí một thầy thuốc chữa bệnh, ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh.

Ông tập hợp nhiều y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ.

Cao đẳng Y Dược TP HCM trích nguồn Wikipedia

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TP Hồ Chí Minh

» VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295

» VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM.

Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913