Nike đặt nhà máy ở đâu

Chúng ta hay cũng nhau tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Nike – một tập đoàn đa quốc gia đầy danh giá của Mỹ.

1. Giới thiệu về Nike

Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao thương mại công cộng có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Đầu não của công ty đặt tại Beaverton, gần vùng đô thị Portland Oregon.

Phil Knight, chủ tịch Tập đoàn Nike, là một vận động viên điền kinh chạy việt dã nên ông nắm bắt rất nhanh nhu cầu của giới thể thao. Chủ trương chính của Knight trong khi xây dựng thương hiệu Nike là sản phẩm có chất lượng cao sẽ giúp vận động viên đạt thành tích cao hơn trong thi đấu.

Năm 1964, với vài chục đôi giày thể thao trong thùng xe, Phil Knight khởi đầu sự nghiệp kinh doanh. Gần 40 năm sau ông có số tiền 8,2 tỉ USD, là người giàu thứ 49 tại Mỹ theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes. Knight là người đã xây dựng nênNike – thương hiệu giày thể thao nổi tiếng nhất thế giới.

Nike hiện có công ty con trên 200 quốc gia. Cùng với nhãn hiệu nổi tiếng Nike, tập đoàn Nike còn sở hữu hệ thống những công ty con với nhãn hiệu nổi tiếng khác trên thế giới như Cole Haan, Converse, Inc, Hurley, LLC, Nike Goft,…

Nike đặt nhà máy ở đâu

Nike là công ty phát triển mạnh việc thuê ngoài trong lĩnh vực sản xuất. Nike có một điểm đặc biệt là nó không đầu tư nhà máy sản xuất trực tiếp, mà 100% quy trình sản xuất được đặt ở các nhà máy gia công bên ngoài mà hầu hết tập trung ở các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc.

Nike bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995. Hiện nay, Nike thuộc trong danh sách nhóm công ty đứng đầu của Mỹ về số vốn đầu tư ở Việt Nam. Khu sản xuất trọng điểm của Nike nằm ở tỉnh Đồng Nai. Theo xu hướng hợp tác hỗ trợ cùng phát triển, Việt Nam đã trở thành một đối tác tin cậy, một thị trường cung cấp hàng đầu cho Nike. Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike, Nike tạo ra một nguồn xuất khẩu lớn và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam.

Trở thành Chuyên viên Chuỗi cung ứng cùng VILAS

  • Xây dựng tư duy hệ thống
  • Trải nghiệm thực tế mô hình giả lập chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới

Nike đặt nhà máy ở đâu

2. Mô hình chuỗi cung ứng của Nike

Sở hữu một chuỗi cung ứng mạnh là một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trong kinh doanh. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty. Hiểu được điều này, Nike đã xác định, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh tranh. Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Nike mong muốn giảm được thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

Nike đặt nhà máy ở đâu

Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất được đặt ở các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike. Nhóm nhân viên này sẽ theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Nike chỉ tham gia vào quá trình nguyên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Khi thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới, Nike sẽ sẽ giao mẫu này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất. Nếu mẫu sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà. Nike sử dụng hình thức Outsourcing theo mô hình mua đứt bán đoạn tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu sản xuất. Nike sẽ nắm danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu để quản lý được chất lượng, gia cả, Sau khi hợp đồng sản xuất hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất và thù lao gia công cho công ty sản xuất. Sau đó, sản phẩm sẽ được chuyền đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm.

Nike đặt nhà máy ở đâu

Nói ngắn gọn lại, quá trình sản xuất của Nike như sau: Nike nguyên cứu và thiết kể sản phẩm, sau đó các cơ sở gia công của Nike trên khắp thế giới sẽ là nơi thực hiện việc đặt mua nguyên vật kiệu và hoàn thành sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được chuyển đến công ty Nike để họ thực hiện phân phối đến khách hàng.

Như vậy, ta thấy rằng Nike không tham gia trực tiếp vào công đoạn sản xuất, thay vào đó là tận dụng tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các quốc gia châu Á. Một chuỗi cung ứng thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn việc sản xuất giúp Nike giảm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm chi phí quản trị.Thay vào đó, Nike có thể tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định, thu mau, quản lý.

Nike đặt nhà máy ở đâu

Với một chuỗi cung ứng như trên, Nike có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nhà cung ứng thay thế một cách linh hoạt và rộng rãi. Và tất nhiên Nike phải có một hệ thống thông tin mạnh mẽ để có thể dễ dàng kết nối và liên lạc, nắm bắt tình hình hoạt động của nhau bất cứ lúc nào, có sự kết hợp chặc chẽ trên toàn mạng lưới cung ứng.

Xem thêm các chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng

Nike đặt nhà máy ở đâu

Ngày 2/11, bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Nobel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike.

Ông Nobel Kinder cho biết, toàn bộ gần 200 nhà máy của Nike ở các địa phương bị gián đoạn do Covid-19 đã quay lại sản xuất. "Tập đoàn Nike cảm ơn và cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam", ông Noble Kinder nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Nobel Kinder bên lề Hội nghị COP26. Ảnh: VGP

Không sở hữu nhà máy ở Việt Nam nhưng Nike hợp tác sản xuất với gần 200 nhà máy, sản xuất các mặt hàng chủ lực của hãng như giày snackers. Hồi đầu tháng 10 có thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam. Nhưng sau đó lãnh đạo Cục Công nghiệp Bộ Công Thương và Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso) đều bác bỏ thông tin này.

Theo Lefaso, tại Việt Nam có gần 100 nhà máy của Nike đều nằm ở miền Đông Nam Bộ, nên khi khu vực này phải giãn cách xã hội dài ngày vì Covid-19 đã ảnh hưởng tới hoạt động, giao đơn hàng của họ. Vì thế, trong giai đoạn giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam, một số đơn hàng của Nike đã được chuyển sang nhà máy ở một số quốc gia khác thực hiện.

Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng với các CEO doanh nghiệp, tập đoàn lớn hồi đầu tháng 9, lãnh đạo tập đoàn này cũng khẳng định không chuyển sản xuất và làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Anh Minh

 

Chị Lê Thị Tuyết Khương (tên nhân vật đã được thay đổi), 28 tuổi, công nhân nhà máy Pou Chen Bình Tân (TP HCM) vội vàng mua ổ bánh mì trước cổng nhà máy, tranh thủ vừa đi bộ vừa ăn bữa sáng. Năm năm qua, một ngày làm việc của nữ công nhân này đều đặn kéo dài 9 giờ, bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc 5 giờ chiều, chưa kể thời gian tăng ca, gồm cả thứ bảy và chủ nhật.

Hằng ngày, cô có một tiếng để ăn trưa, nghỉ ngơi và trả lời tin nhắn điện thoại hay tranh thủ lướt Internet theo dõi tin tức. Lê Thị Tuyết Khương nằm trong số 1,5 triệu lao động ngành da giày, lĩnh vực xuất khẩu mang về cho Việt Nam 18,3 tỷ USD trong năm 2019, đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, xếp sau điện tử và dệt may.

Nike đặt nhà máy ở đâu

Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Nike, trung bình 100 đôi giày Nike sản xuất trên thế giới, 49 đôi gắn mác “made in Vietnam”. Trả lời phỏng vấn qua email củaForbes Việt Nam,ông Stefan Pursche, giám đốc Quan hệ Báo chí cấp cao của tập đoàn Adidas cho biết, trong 100 đôi giày Adidas bán ra trên toàn cầu, có 43 đôi sản xuất từ Việt Nam.

Theo thống kê của hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), năm 2019, Việt Nam xuất khẩu hơn một tỉ đôi giày, tính ra cứ tám người tiêu dùng trên thế giới có một người sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam.

Gần đây, trong khi làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nóng lên thì các thương hiệu giày hàng đầu thế giới đã cắm rễ rất sâu tại Việt Nam, biến nơi đây thành công xưởng gia công giày cho họ từ nhiều năm trước.

Các thương hiệu giày lớn như Nike, Adidas, New Balance... gần như không trực tiếp sở hữu các nhà máy. Hai khâu mà họ trực tiếp nắm giữ là nghiên cứu, phát triển mẫu mã mới và làm thương hiệu. Các công đoạn còn lại, họ đặt các nhà máy gia công giày, chủ yếu đến từ Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Một trong số tên tuổi lớn là công ty Pou Chen, công ty Đài Loan đang gia công cho 10 thương hiệu giày lớn nhất thế giớixét theo số lượng bán ra. Năm ngoái, Pou Chen sản xuất gần 323 triệu đôi giày cho Nike, Adidas, New Balance… chiếm khoảng 20% giá trị của ngành trên toàn cầu (sản phẩm có thương hiệu) theo thông tin tự bạch.

Ở Việt Nam, Pou Chen đầu tư sản xuất từ năm 1994, hiện là nhà sản xuất giày sneaker lớn nhất xét về quy mô sản xuất. Họ sử dụng 150.000 công nhân, gấp khoảng bốn lần quy mô lao động của công ty nội địa lớn nhất trong ngành da giày.

Năm ngoái, 44% lượng giày của Pou Chen dán nhãn “made in Vietnam”, chủ yếu hướng ra thị trường xuất khẩu. Thông báo với cổ đông công ty hồi tháng 5/2020, Pou Chen cho hay, số lượng sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam gấp hơn ba lần các nhà máy của công ty này sản xuất tại Trung Quốc.

Xuất hiện tại Việt Nam sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, từ đó đến nay Pou Chen liên tục mở rộng quy mô. Vài năm qua, do chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao, tập đoàn Đài Loan chuyển dần các đơn hàng, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất giày toàn cầu lớn nhất của họ.

Nike đặt nhà máy ở đâu

Sau Pou Chen, Tae Kwang là nhà gia công giày lớn thứ hai tại Việt Nam về quy mô lao động và kim ngạch xuất khẩu. Công ty Hàn Quốc này hiện sở hữu bốn nhà máy sản xuất giày tại Việt Nam. Nhà máy mới nhất của Tae Kwang được dịch chuyển về Cần Thơ năm 2018 khi chi phí lao động tại TP HCM và các tỉnh phụ cận bắt đầu tăng.

Báo cáo Phát triển Bền vững của Tae Kwang cho biết giai đoạn 1994 - 2018, số công nhân đã tăng lên gấp 10 lần. Tae Kwang nằm trong top 10 nhà sản xuất giày lớn trên thế giới sử dụng gần 56.000 lao động ở Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 số lao động tập đoàn tuyển dụng trên toàn cầu. Ngoài Việt Nam, Tae Kwang đặt các nhà máy sản xuất khác tại Hàn Quốc, Indonesia và Trung Quốc.

Hầu hết các công ty sản xuất trong các ngành thâm dụng lao động tại Việt Nam hiếm khi cởi mở với truyền thông sở tại và Tae Kwang không ngoại lệ. “Quản đốc là người nước ngoài. Còn chủ quản thì em chưa thấy bao giờ,” một công nhân của Tae Kwang Vina tại khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) chia sẻ.

Chi phí lao động cạnh tranh được cho là nguyên nhân lớn nhất thu hút làn sóng dịch chuyển sản xuất của Pou Chen hay Tae Kwang sang Việt Nam. Theo ước tính, chi phí lao động Việt Nam chiếm trên dưới 4% giá bán lẻ đôi giày. Biên lãi gộp của nhà máy khoảng 5%. Do đó, nếu nhà máy có thể giảm chi phí lao động xuống càng thấp, thì lãi gộp càng cao.

Báo cáo của Turner and Townsend, năm 2018, lương trung bình của một lao động ngành sản xuất tại Việt Nam là 237 USD/tháng, trong khi đó tại Malaysia tiền lương cao hơn 3,9 lần, Trung Quốc gấp 3,65 lần, Thái Lan là 1,73 lần. Thông tin từ các nhà cung ứng của Nike và Adidas cho thấy, hai hãng giày hàng đầu thế giới vào năm 2015 đã chuyển dịch khoảng 43% và 41% đơn hàng tới Việt Nam.

Xem thêm: Thương Vụ Bạc Tỷ Phi Thanh Vân Đáp Trả, Phá Đảo Showbiz