Những nhân vật Lịch sử trong kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Giải Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

  • Giải Lịch Sử Lớp 8 (Ngắn Gọn)

  • Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 8

  • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 8

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?

Trả lời:

Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chống trả quyết liệt, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Vì vậy, sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): – Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?

Trả lời:

Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.

(trang 116 sgk Lịch Sử 8): – Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862.

Trả lời:

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

– Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn.

– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

– Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triểu đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

(trang 117 sgk Lịch Sử 8): – Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Trả lời:

– Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.

– Khi Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo (10-12-1861).

– Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

(trang 119 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.

Trả lời:

– Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…

– Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

– Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…

(trang 119 sgk Lịch Sử 8): – Hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trả lời:

Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiêng tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây

Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Lời giải:

– Vào ngày 1-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

– Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã đứng lên lập phòng tuyến anh dũng chống trả.

– Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

– Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

– Ngày 24-2-1861, quân Pháp chiếm được Đồn Chí Hòa rồi đánh chiếm lần lượt các tỉnh miền Đông là Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh Long.

– Ngày 5-6-1862, triều Đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Đinh, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn

Lời giải:

– Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

     + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 – 1864).

     + Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

– Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :

     + Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

     + Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông…,

Lời giải:

Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập: Đồng Tháp Mười, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…

Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859.

*Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược:

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.

*Pháp đánh Đà Nẵng:

- Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.

- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

2. Chiến sự ở Gia Định 1859

Những nhân vật Lịch sử trong kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Triều đình thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tôm, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng náo triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHÓNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861).

- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.

- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:

+ Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh...

+ Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn (1867)

- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:

+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh...

+ Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...

Xem tiếp: Lý thuyết sử 8 Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 24 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

Bài: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

  • A. Lý thuyết
    • I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
    • II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873
  • B. Trắc nghiệm

A. Lý thuyết

I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859

  • Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
    • Chủ nghĩa tư bản Pháp cần nguyên liệu và thị trường.
    • Việt Nam cũng như Đông Nam Á nói chung, có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang suy yếu.
    • Lấy cớ: bảo vệ đạo Gia Tô Giáo.
  • Diễn biến:
    • Ngày 31-8-1858 Pháp kéo đến Đà Nẵng, với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, buộc Huế phải đầu hàng.
    • 1-9-1858: Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân anh dũng chiến đấu chống giặc.
    • Pháp chiến bán đảo Sơn Trà, nhân dân bỏ đi hết “Vườn không nhà trống”.
  • Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu xâm lược nước ta?
    • Chiếm được Đà Nẵng (Đà Nẵng cách Huế 100 km về phía Bắc), sau đó sẽ vượt đèo Hải Vân đánh Huế với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, buộc Huế phải đầu hàng.

2. Chiến sự ở Gia Định 1859

  • Nguyên nhân khiến thực dân pháp chuyển vào Gia Định:
    • Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng bị thất bại.
    • Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.
    • Chuẩn bị chiếm Cam-pu-chia, dò đường sang Trung Quốc.
  • Diễn biến tại chiến trường Gia Định.
    • 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định; 17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
    • Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc.
    • Do phải tham gia chiến trường Trung Quốc vá Châu Âu, quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định, quân triều đình vẫn “thủ hiểm” ở Đại Đồn Chí Hòa
    • Đêm 23 rạng 24 –2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường - Biên Hòa - Vĩnh Long.
  • Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.
    • Nội dung Hiệp Ước:
      • Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào thực dân buộc nhân dân ngừng kháng chiến
      • Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
      • Bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc.
      • Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

Nguyên nhân triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất: nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ

  • Đà Nẵng: nghĩa quân phối hợp với triều đình để chống giặc.
  • Khi Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861)
  • Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa - Gò Công chuyển về Tân Phước.
  • Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu-côm-bô (Cao Mên) chống Pháp.

2. Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ

  • Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn (6-1867).
  • Nhân dân Nam Kỳ quyết tâm chống Pháp:
    • Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc.
    • Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu-côm-bô (Cao Mên) chống Pháp.
    • Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mỹ Tho.
    • Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá)
    • Dùng thơ văn để chiến đấu: như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Trị.

Nhận xét:

    • Triều Huế sợ giặc, bạc nhược, ký Hiệp ước cầu hòa, triệt thoái lực lượng kháng chiến.
    • Nhân dân cương quyết chống giặc. Sau 1862, phong trào nhân dân chống Pháp có tính độc lập với Triều đình như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?

A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng.

B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương

C. Quân Pháp thiếu lương thực.

D. Khí hậu khắc nghiệt.

Chọn đáp án: A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng.

Giải thích: Mặc dù triều đình Huế nhu nhược và nhát gan nhưng nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu qua các giai đoạn và thời kì. Từ năm 1858 đến năm 1873 nhân dân đã tích cực kháng chiến như kháng chiến ở Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ,… dù không thành công nhưng đã làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

Câu 2: Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Hữu Huân.

D. Trương Quyền.

Chọn đáp án: A. Trương Định.

Giải thích: Trang 117, mục 1

Câu 3: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt nam có vị trí địa lý thuận lợi.

B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

Chọn đáp án: B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

Giải thích: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á,… giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản và dầu mỏ, hơn hết chế độ phong kiến của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn nhân công rẻ mạt. Thực sự là thị trường béo bở của đế quốc.

Câu 4: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.

C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.

Chọn đáp án: C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

Giải thích: Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng tranh cấp quyền lực, thối nát, thu thuế của dân nặng nề làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực. Nhiều phong trào chống đối đã nổi lên.

Câu 5: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung.

Chọn đáp án: A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Giải thích: Trang 115, mục 1

Câu 6: Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Phan Thanh Giản.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Chọn đáp án: B. Nguyễn Tri Phương.

Giải thích: Đại đồn Chí Hòa là chiến lũy do Nguyễn Tri Phương được triều đình Huế cử cắt cứ.

Câu 7: Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ai?

A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,…

B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị,..

C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm,…

D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

Chọn đáp án: A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,…

Giải thích: Trang 118, mục 2

Câu 8: Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?

A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ.

B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.

C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.

D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.

Chọn đáp án: A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ.

Giải thích: Trang 117, mục 2

Câu 9: Câu nói “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?

A. Trương Định

B. Trương Quyền

C. Nguyễn Trung Trực

D. Nguyễn Tri Phương

Chọn đáp án: C. Nguyễn Trung Trực

Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực thế hiện ý chí quyết tâm chống lại kẻ thù

Câu 10: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?

A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.

B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh.

C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết.

D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Chọn đáp án: D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Giải thích: Thay vì cùng nhân dân tập trung lực lượng chống lại thực dân Pháp thì triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Triều đình Huế nhanh chóng trở thành tay sai của thực dân Pháp.

Câu 11: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án: C

Câu 12: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.

B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.

C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Đáp án: A

Câu 13: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

C. Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp

D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Đáp án: A

Câu 14: Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?

A. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.

B. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.

C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.

D. Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Đáp án: D

Câu 15: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước

A. Giáp Tuất.

B. Nhâm Tuất.

C. Hác-măng.

D. Pa-tơ-nốt.

Đáp án: B

Câu 16: “Bao giờ người Tây nhỏ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Phan Tôn.

D. Phan Liêm.

Đáp án: A

Câu 17: Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp?

A. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Tôn Thất Thuyết.

Đáp án: C

Câu 18: Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”

B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh

C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào

D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình

Đáp án: D

Câu 19: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

B. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

Đáp án: A

Câu 20: Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?

A. Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

B. Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

C. Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Đáp án: D

----------------------

Với nội dung bài Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859, cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 - 1873...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.