Nhiệm vụ chính của nhà hàng trong khách sạn

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành du lịch, kinh doanh ẩm thực đang ngày càng có tiềm năng. Một trong những yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà hàng nào cũng chú trọng đó là công tác nhân sự. Do vậy, việc nắm rõ cơ cấu tổ chức nhà hàng và sơ đồ bộ máy là điều không thể bỏ qua.
 

Cơ cấu tổ chức nhà hàng

Tại sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh nhà hàng, bạn có thể thấy được cơ cấu của từng phòng ban và vai trò của từng bộ phận. Nhờ đó, mỗi nhân viên có thể quan sát được lộ trình phấn đấu của mình. Không những thế, các nhà quản lý cũng sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình khi nắm rõ cơ cấu tổ chức các bộ phận trong nhà hàng. 

Tùy vào quy mô của nhà hàng mà cơ cấu tổ chức sẽ có sự khác nhau. Bạn có thể tham khảo hình ảnh sơ đồ tổ chức dưới đây:

Sơ đồ các bộ phận trong nhà hàng

 

Các bộ phận trong nhà hàng, nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà hàng

Mặc dù nhà hàng có quy mô lớn hay nhỏ thì cơ cấu tổ chức đầy đủ cũng cần phải có những bộ phận dưới đây:
 

1. Ban giám đốc

Có vai trò chính là điều hành, giám sát, quản lý tất cả mọi công việc và đội ngũ nhân viên. Là người đưa ra mọi quyết định cuối cùng về chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai. Mọi vấn đề phát sinh có tính chất nghiêm trọng đều phải thông qua Ban giám đốc
 

2. Quản lý nhà hàng

Có trách nhiệm hỗ trợ đắc lực cho Ban giám đốc về các hạng mục công việc. Phân công và tổ chức nhân sự theo cấp quản lý, giám sát các công việc để mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đặc biệt là về tài chính, ngân sách của nhà hàng, doanh thu trong tháng, năm vừa qua thay đổi ra sao. Phối hợp với bộ phận bếp thường xuyên cập nhật những món mới, xây dựng thực đơn mới. 
 

3. Bộ phận bếp

Nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ẩm thực nên bộ phận bếp đóng vai trò rất quan trọng. Những món ăn có thơm ngon, bổ dưỡng hay không phụ thuộc vào bộ phận này. Các nhân viên có trong bộ phận bếp sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng món ăn. Trong bộ phận bếp bao gồm bếp trưởng, bếp phó, đầu bếp, phụ bếp,...

Tham khảo thêm về các dụng cụ phục vụ bếp nhà hàng tại dụng cụ buffet nhà hàng


4. Bộ phận kinh doanh

Có trách nhiệm lên kế hoạch để quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu nhà hàng đến mọi người. Đặc biệt là phải thu thập được các thông tin về đối thủ cạnh tranh, thị trường xung quanh ra sao và khách hàng tiềm năng. Từ đó tạo mối quan hệ, uy tín và duy trì, chăm sóc những khách hàng thân thiết. 
 

5. Bộ phận phục vụ khách hàng

Bộ phận lễ tân, phục vụ tại bàn mang đến sự hài lòng về tác phong của nhân viên. Đây được xem là hình ảnh đại diện cho nhà hàng nên có vai trò rất quan trọng trong sơ đồ bộ máy nhà hàng. 

Đối với bộ phận lễ tân sẽ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách, giải đáp mọi thắc mắc nếu khách hàng có bất kỳ vấn đề nào hay khiếu nại. Nếu nằm trong phạm vi giải quyết hoặc có sự hiểu biết thì có thể giải quyết trực tiếp. Ngược lại cần phải thông báo với cấp trên để được xử lý ổn thỏa.

Bên cạnh bộ phận lễ tân, bộ phận phục vụ cũng chịu trách nhiệm đón và tiễn khách. Cùng với đó là sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý để khách hàng chọn món, đảm bảo phục vụ khách trong quá trình thực khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi đã thưởng thức xong, nhân viên phục vụ có trách nhiệm dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp lại bàn ăn của khách.
 

6. Bộ phận kế toán, thu ngân

Bộ phận này chịu mọi trách nhiệm về thu chi của nhà hàng. Trong đó, kế toán trưởng có chia vụ phân chia ca và khu vực làm việc cho nhân viên. Lập báo cáo tài chính, theo dõi công việc của nhân viên và báo cáo lên cấp trên. Còn nhân viên có nhiệm vụ thu ngân, lên hóa đơn cho khách hàng. Sau đó nhập dữ liệu, lưu hóa đơn, nộp tiền và báo cao doanh thu về cho kế toán trưởng.
 

7. Bộ phận an ninh

Nhà hàng muốn hoạt động được ổn định, đảm bảo về mặt an ninh thì không thể thiếu bộ phận này. Các nhân viên an ninh sẽ chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự tại nhà hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bộ phận an ninh sẽ phối hợp với các bộ phận khác khi được phân công. 
 

8. Bộ phận Bar

Đây là nơi cung cấp cho khách hàng những món đồ uống hảo hạng, thơm ngon. Sau khi nhận được order của khách hàng sẽ tiến hành pha chế và để nhân viên phục vụ lên bàn. Ngoài ra, bộ phận này sẽ chịu trách nhịu bảo quản tất cả vật dụng, thiết bị, thực phẩm tại khu vực bar. Định kỳ có báo cáo gửi cấp trên theo quy định, phối hợp với các bộ phận khác mỗi khi có yêu cầu.

Trên đây là cơ cấu tổ chức nhà hàng, các bộ phận trong nhà hàng mà thietbibuffet.vn chia sẻ. Hy vọng đã giúp các bạn nắm rõ hơn về từng bộ phận trong nhà hàng, định hướng được quá trình phấn đấu và phát triển của bản thân. 

Tháng Mười Hai 21, 2021Tháng Mười Hai 23, 2021

Tùy vào quy mô của nhà hàng – khách sạn mà người quản lý sẽ đảm nhận khối lượng công việc khác nhau. Tại các nhà hàng nhỏ, người quản lý hầu như giám sát mọi công việc. Trong khi đó, các nhà hàng – khách sạn lớn công việc của người quản lý được chuyên môn hóa hơn.

Trách nhiệm chính của quản lý nhà hàng – khách sạn có thể kể đến như:

Quản lý nhân viên

Quản lý là người tham gia vào quá trình:

– Tuyển dụng và trực tiếp đào tạo nhân sự

– Phân công nhiệm vụ cho nhân viên

– Giám sát, đốc thúc nhân viên làm việc

– Xây dựng và thực hiện các chiến lược của công ty

Quản lý tài chính

Quản lý có trách nhiệm bao quát mọi hoạt động thu chi của nhà hàng – khách sạn. Từ việc ký nhận, sửa đổi đơn hàng đến kiểm tra doanh thu mỗi ngày. Đồng thời, theo dõi các khoản thanh toán, duy trì hồ sơ ngân sách, quỹ, chi phí.

Bên cạnh đó, các nhà hàng – khách sạn thường có thêm nguồn thu nhập đến từ tiền tip của khách hàng. Người quản lý sẽ quản lý số tiền này. Sau đó, lên kế hoạch sử dụng hợp lý để gắn kết tập thể, tiếp thêm động lực làm việc cho nhân viên.

Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn HIC thực hành nghiệp vụ

Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

Thương hiệu của nhà hàng – khách sạn không chỉ được xây dựng từ những món ăn ngon miệng, đẹp mắt mà còn từ sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của nhân viên.

Người quản lý cần giám sát: Việc thực hiện các quy tắc, thái độ phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên. Tổng kết, rút ra kinh nghiệm từ hoạt động thực tế để bổ sung những tiêu chuẩn mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Điều hành công việc

Là một người quản lý bạn cần biết cách: sắp xếp thời gian làm việc, khối lượng công việc phù hợp với từng vị trí nhân sự; khả năng quan sát, điều động nhân viên thực hiện công việc một cách khoa học. Để làm được điều đó, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt.

Quản lý tài sản nhà hàng

Số lượng đồ dùng, dụng cụ trong các nhà hàng – khách sạn thường rất lớn và có thể dao động mỗi ngày. Vì thế, người quản lý phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật dụng để xử lý, giải trình những trường hợp mất mát, hư hỏng. Từ đó, bổ sung kịp thời dụng cụ để tránh làm gián đoạn công việc.

Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng

Đặc trưng của lĩnh vực nhà hàng – khách sạn là phục vụ hàng trăm khách hàng mỗi ngày. Trong quá trình làm việc sẽ không trách khỏi những tình huống phát sinh. Ở những trường hợp cần thiết, người quản lý sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng để giải quyết vấn đề.

Ngoài những công việc trên, người quản lý còn có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận để xây dựng và thực hiện chiến lực phát triển cho nhà hàng – khách sạn; báo cáo kết quả công việc với Ban giám đốc,…

 Tìm hiểu các ngành học và chương trình du học hấp dẫn tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội bằng cách, truy cập:

 Fanpage: Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

 Website:Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

 Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC):

Số 1, Đường Trịnh Văn Bô – Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội.

 Hotline: 0866 097 689

Video liên quan

Chủ đề