Bản chất của nhà nước La một tổ chức chính trị của một giai cấp

Bản chất của nhà nước trong hệ thống khoa học pháp lý

Nói tới bản chất của nhà nước là nói tới tổng hợp những mặt, những mối quan hệ, những tính có tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền  lực chính trị, một bộ máy chuyên lám nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện mục đích bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội và duy trị trật  tự xã hội, vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội.

 Việc xác định, đánh giá bản chất của nhà nước phải xuất phát từ việc xem xét đánh giá cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nhà nước. Cơ sở kinh tế và xã hội của nhà nước ở mỗi thời kì phát triển khác nhau thì khác nhau nên nội dung bản thân của nhà nước cũng biến đổi  theo những thay đổi trong cơ sở  kinh tế cấu giai cấp của xã hội.

Nhà nước là  một hiện tượng xã hội, nó sinh ra từ hai nhu cầu cơ bản là : nhu cầu tổchức quản lý xã hội và nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị nên bản chất của nhà nước  cũng được xem xét chủ yếu trên hai phương diện là xã hội và giai cấp với hai thuộc tính cơ bản là xã hội và giai cấp:

Tính xã hội của nhà nước:Ở phương diện xã hội, nhà nước là một  tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội  để duy trì, quản lý xã hội khi xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Xã hội muốn tồn tại ổn định, có trật tự và phát triển thì đòi hỏi phải có sự tổ chức và quản lý chặt chẽ, nếu không xaxhooij sẽ không hỗn loạn. Bỡi, xã xã hội nào cũng luôn có hàng loạt các vấn đề mang tính chất chung của toàn xã hội, mà không phải là của riêng một cá nhân hay lực lượng nào như sản xuất, thiên tai, địch họạ, trật tự an toàn xã hội… Để giải quyết các vấn đề đó, xã hội cần phải có một tổ chức thay mặt xã hội. nhân danh xã họi để tổ chức, tập hợp, quản lý toàn thể xã hội. Tổ chức ấy phải mang quyền lực chung(quyền lực công) của toàn xã hội. Những  công việc này trước đây do đổ chức thị tộc, bộ lạc đảm nhiệm, khi nhà nước xuất hiện, nó phải thay mặt cho xã hội, đứng ra tổ chức dân cư giải quyết câc vấn đề đó vì sự ổn định, sống còn của cả xã hội  chứ không riêng của một giai cấp, cá nhân nào.Nhà nước tạo điều kiện  cho các lĩnh vực hoạt động của xã hội  được tiến hành bình thường, có hiệu quả, giúp xã hội phát triển vì lợi ích  chung của cả cộng đồng, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi thành viên và cả cộng đồng. Do vậy, trong xã hội  có giai cấp, nếu nhà nước này bị lật đổ thì phải có nhà nước khác thay thế để tổ chức quản lý xã hội, giữ cho xã hội ổn định và phát triển.

Mặt khác, trong xã hội có giai cấp thì các giai cấp dù là thống trị hay bị trị thì cũng là một bộ phận thống nhất tạo nên xã hội. Vì vậy, nhà nước vừa bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, vừa phải bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, tất nhiên chỉ trong giới hạn mà lợi ích của giai cấp thống trị cho phép. Theo Ph.Ăngnghen, những hoạt động về mặt xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện những hoạt động về mặt xã hội của nó. Như vậy, những hoạt động về mặt xã hội của nhà nước không mang tính chất thuần túy xã hội như của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mà nó vẫn biểu hiện ở mức độ này hay mức độ khác lợi ích của giai cấp thống trị, bởi suy cho cùng nó cũng bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị.

Mặc dù được sinh ra, tồn tại trong lòng xã hội nhưng nhà nước có vị trí đặc biệt trong xã hội, nó tựa hồ như “đứng trên xã hội”, đại diện cho cả xã hội. Do vậy, tính xã hội của nhà nước là một vấn đề khách quan. Ngày nay, tính xã hội của nhà nước không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà nó được mở rộng ra đối với toàn nhân loại, các nhà nước phải liên kết nhau nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề chung của nhân loại như vấn đề môi trường, giáo dục, y tế …

Như vậy, nhà nước là tổ chức quyền lực công, tổ chức nhân danh xã hội thực hiện việc quản lý xã hội, nhà nước không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng khác trong xã hội.

+ Tính giai cấp của nhà nước: Ở phương diện này, nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích cho các giai tầng trong xã hội, mà chủ yếu là của giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra.

Nhà nước bị giai cấp chiếm địa vị chủ yếu trong hệ thống sản xuất xã hội nắm giữ và lợi dụng. “Nhà nước theo nghĩa chung nhất chỉ là sự thể hiện (dưới hình thức tập trung nhất) những nhu cầu kinh tế bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội có giai cấp và những mâu thuẫn không thể điều hòa được do chúng tạo ra giữa các giai cấp đối kháng đã sinh sự cần thiết khách quan buộc giai cấp thống trị trong những quan hệ kinh tế đó phải tập trung sức mạnh của mình vào nhà nước. Nói cách khác, giai cấp thống trị về kinh tế của xã hội trong điều kiện tồn tại mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải trở thành giai cấp thống trị thông qua nhà nước. Sự thống trị về chính trị của giai cấp còn được gọi là chuyên chính giai cấp. Giai cấp có kinh tế sử dụng nhà nước để chống lại các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình.

Tuy nhiên, để thực hiện quyền lực chính trị của mình, trong những điều kiện nhất định, bên cạnh nhà nước, giai cấp thống trị còn sử dụng các tổ chức chính trị -xã hội khác, song nhà nước là công cụ quan trọng nhất. Cần lưu ý là, để thực hiện sự thống trị giai cấp một cách có hiệu quả, giai cấp thống trị còn thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, bắt các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội phải nghe theo, phải làm theo điều mà giai cấp thống trị mong muốn.

Như vậy, nhà nước xét dưới góc độ giai cấp thể hiện ở chỗ nó nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Với cách tiếp cận đó cho thấy nhà nước là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác.

Tính giai cấp của nhà nước phải được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ dừng lại ở vấn đề giai cấp mà các nhà nước còn phải bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc khỏi sự xâm hại bên ngoài.

Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kỳ nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ và sự thể hiện (công khai hay kín đáo, tế nhị) của hai thuộc tính trên ở mỗi nhà nước khác nhau thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau có thể cũng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực lượng cầm quyền. Việc giải quyết các vấn đề xã hội và giai cấp không chỉ trong nội bộ một quốc gia mà ngày càng mang tính chất quốc tế.

Lịch sử phát triển của nhà nước cho thấy, từ chỗ công khai thể hiện tính giai cấp (công cụ chuyên chính) tới chỗ kín đáo hơn với vấn đề giai cấp, tang dần vai trò xã hội, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội. Đây cũng là sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người từ mông muội, dã man đến văn minh, nhân đạo.

Tóm lại, nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công đặc biệt, một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội phục vụ lợi ích và thực hiện mục đích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội.

05/02/2020 0 Quản lý nhà nước

Bản chất của nhà nước là gì? Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ được đặc trưng của nhà nước cũng như các mỗi quan hệ của nhà nước đối với các chủ thể và lĩnh vực khác. Cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp giải đáp nhau những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai

Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của pháp luật nhà nước

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.

Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.

Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào.

Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.

Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. Nhà nước có tính giai cấp vì: 

  • Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. 
  • Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. 

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.

Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản của nhà nước. Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ: 

  • Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội. 
  • Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung. 

Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội.

Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

  • Bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của cả hai tính chất này. 
  • Sự đấu tranh và thống nhất giữa hai tính chất này tác động đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của nhà nước. 
  • Xu hướng phát triển là tính xã hội của nhà nước ngày càng được mở rộng.

2. Đặc trưng của nhà nước

Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt 

  • Quyền lực công cộng là quyền lực có tác động phổ biến với các chủ thể. 
  • Quyền lực này tách rời khỏi xã hội được thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và có thể áp đặt đối với toàn bộ xã hội. 
  • Quyền lực nhà nước là sự độc quyền sử dụng sức mạnh bạo lực.

Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân

  • Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn vị hành chính. 
  • Quản lý xã hội theo cư dân và các đơn vị hành chính lãnh thổ đó. 
  • Các tổ chức khác không thể quản lý, phân chia cư dân và theo lãnh thổ

Nhà nước có chủ quyền quốc gia

  • Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước trên cư dân và lãnh thổ. 
  • Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia 
  • Chủ quyền quốc gia bao gồm chủ quyền đối nội và chủ quyền đối ngoại.

Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý bằng pháp luật 

  • Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội. 
  • Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật
  • Nhà nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật

Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc

Chỉ có nhà nước mới có thể đặt ra và thu thuế bắt buộc. Nhà nước thu thuế vì: 

  • Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt khỏi xã hội 
  • Thu thuế để đầu tư trở lại cho xã hội 
  • Thu thuế thực hiện sự tái phân phối xã hội

3. Các mối quan hệ của nhà nước

Nhà nước với cơ sở kinh tế

Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước 

  • Cơ sở kinh tế quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 
  • Sự thay đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của nhà nước

Nhà nước có sự độc lập nhất định và có thể tác động trở lại đối với nền kinh tế 

  • Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế 
  • Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Nhà nước với xã hội

  • Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước. 
  • Sự thay đổi của kết cấu xã hội sẽ tác động đến sự thay đổi của nhà nước. 
  • Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua vai trò giữa trật tự xã hội. 
  • Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Nhà nước với chế độ chính trị

  • Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị
  • Nhà nước thông qua pháp luật, xác lập và vận hành hệ thống chính trị, chế độ chính trị
  • Nhà nước tác động rất lớn đến các thành phần của hệ thống chính trị
  • Các thiết chế chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước

Nhà nước với pháp luật 

  • Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
  • Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật 
  • Nhà nước có quyền và trách nhiệm thực hiện pháp luật
  • Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật
  • Tổ chức và hoạt động của nhà nước trong khuôn khổ và trên cơ sở pháp luật. 
  • Nhà nước phải phản ánh ý chí của xã hội trong luật

Xem thêm: 

Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước

Khái niệm hợp tác xã là gì? Ưu và nhược điểm của hợp tác xã

Trên đây là bài viết tham khảo cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về bản chất của nhà nước là gì, đặc trưng và các mỗi quan hệ của nhà nước. Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 096.999.1080 đề được tư vấn giải đáp.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ đề