Nghệ thuật chính được tác giả dân gian sử dụng trong Truyền Võ Tòng Tân Khánh là gì

Nghệ thuật chính được tác giả dân gian sử dụng trong Truyền Võ Tòng Tân Khánh là gì
Minh họa

Trong cuốn “Những môn võ bí truyền trên thế giới” có ghi lại màn đánh hổ của Võ Thị Vuông.

Câu chuyện đệ tử chân truyền của bà Trà đánh hổ

Cụ Võ Thị Trà có nhiều đệ tử, trong đó có 2 đệ tử chân truyền là anh em Võ Văn Ất (còn gọi là Hai Ất) và Võ Văn Giáp (Ba Giáp). Hai anh em có sở trường dùng trường côn. Thời ấy hổ hay về làng bắt gia súc và khiến người dân sợ hãi không dám ra ngoài. Nhiều người vì có việc phải ra ngoài cũng tránh khỏi đi những nơi hay có hổ lui tới.

Hai anh em ông Ất và Giáp có đến 10 lần đối mặt với hổ dữ. Lần đáng nhớ nhất là ở nơi Hố Ngỡi cạnh làng Tân Khánh (nay là Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên), hai anh em phải đối mặt với 3 con hổ dữ. Hai bên quần thảo suốt gần một canh giờ (tức gần 2 tiếng) thì 3 con hổ bị hạ sát.

Từ đó danh tiếng của hai người cùng môn võ trở nên nổi tiếng. Võ Tân Khánh – Bà Trà cũng được gọi là “môn võ đánh hổ”. Ngày nay bất cứ ai đến vùng này còn được nghe người dân kể lại câu chuyện đánh hổ của hai anh em ông Ất và Giáp, đặc biệt là câu chuyện đánh hổ ở Bàu Lòng như sau:

Xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) vốn hay bị hổ về làng bắt gia súc, người dân ra đồng khi nào cũng phải tập hợp trai tráng cùng cung tên có tẩm thuốc độc mới dám ra, dân làng nghe tiếng hai ông đánh hổ liền tìm mời về làng đuổi hổ.

Hai anh em ông Ất và Giáp về Bàu Lòng 3 hôm mà vẫn không gặp được hổ. Phải đến ngày thứ tư thì hổ mới xuất hiện. Hai anh em liền đến chặn hổ vào làng. Người dân trước đây chỉ nghe tiếng hai ông đánh hổ, nay ở trong nhà mở cửa tận mắt nhìn hai ông đối mặt hổ dữ. Con hổ gầm lên nhảy đến vồ ông Giáp. Ông tránh rất nhanh rồi xoay trường côn đâm mạnh vào hông hổ.

Con hổ quay lại tiếp tục vồ, ông Giáp dùng trường côn chống đỡ và đánh trả hổ. Con hổ gào thét khiến ai cũng sợ hãi, hai bên trao chiến đến độ tàn điếu thuốc thì con hổ hộc lên một tiếng vọt ra ngoài vòng chiến rồi nằm chổng vó lên trời. Cuộc chiến đến đây tưởng kết thúc và con hổ đã chết. Nhưng với người am hiểu về hổ thì biết rằng đây chính là miếng tổ của nhà hổ, gọi là thế “trâu vằn”, ai sơ ý mà đến gần là coi như toi mạng. Ông Giáp mặc hổ nằm đó chống trường côn để nghỉ.

Hổ nằm chờ một hồi nhưng không thấy đối thủ mắc bẫy thì gầm lên nhảy vào tấn công tiếp. Ông Giáp dùng trường côn đánh trả, cát bụi bay mù mịt. Hổ lại một lần nữa dùng thế “trâu vằn” nhử đối thủ, nhưng ông Giáp lại chống trường côn nghỉ. Hổ lừa không được, nhảy vào tấn công, hai bên tiếp tục quần nhau.

 Lúc này ông Giáp bèn ra đòn hiểm, người dân nghe hổ rống lên thật to, nhảy ra khỏi vòng chiến và bỏ chạy. Dân làng lại giật mình nghe tiếng hổ rống to hơn nữa, thì ra ông Ất đã hạ được hổ. Ông Ất từ đầu không tham chiến mà chặn đường rút của hổ, đợi lúc hổ chạy đến thì dùng trường côn hạ sát hổ.

Từ đó người dân ở đây có câu “Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh” và xem Võ Tòng Tân Khánh giỏi hơn Võ Tòng bên tàu. Tiếng tăm hai anh em đánh hổ vang xa./.

Hổ phụ sinh hổ tử

Năm ông Hai Ất 40 tuổi thì sinh được cô con gái đặt tên là Võ Thị Vuông, và đem hết tài võ nghệ truyền lại cho con, đặc biệt là môn võ đánh hổ.

Lễ khai thị chợ Bến Thành. Năm 1912, chợ Bến Thành được hãng thầu của Pháp tên là Brossard et Maupin xây dựng, đến tháng 3 năm 1914 thì xây xong và tổ chức lễ khánh thành. Thời đấy lễ khánh thành chợ mới được gọi là lễ khai thị. Lễ hội vui chơi diễn ra suốt 3 ngày là 28, 29 và 30/3/1914 thu hút hơn 100.000 người Sài Gòn và các tỉnh lân cận đổ về.

Lúc này người Pháp ở Sài Gòn đã nghe danh tiếng đánh hổ của anh em ông Ất và ông Giáp, nhưng cũng bán tín bán nghi. Nhân dịp khai thị chợ Bến Thành, họ mời cả hai ông lên Sài Gòn đấu với hổ. Con hổ này được bẫy khi khai hoang đồn điền cao su ở miệt rừng rậm phía bắc Thủ Dầu Một.

Ông Ất lúc này đã 60 tuổi nhưng còn tráng kiện, ông không muốn đi mà quyết định để con gái mình là Võ Thị Vuông (còn gọi là Năm Vuông) mới ngoài 20 tuổi đi thay. Trước sự lo lắng của nhiều người, ông Ất chỉ cười và nói ông hiểu khả năng con gái mình, và nếu có gì bất trắc ông sẽ nhảy vào liền không để con mình bị hại.

Ngày khai thị, dân Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Kỳ nô nức đến chợ Bến Thành với nhiều lễ hội như múa lân, thao diễn võ thuật, âm nhạc; cùng nhiều hàng hóa như tơ lụa, thực phẩm, v.v.. Buổi tối lại có tổ chức xe hoa, bắn pháo hoa, cùng các loại đèn màu giăng khắp nơi. Người dân tập trung đông vui hơn tết. Nhiều hoạt động vui chơi như hát bội đều không có thu tiền./.

Hồi hộp cuộc đấu giữa cô gái trẻ và mãnh thú

Đến buổi xem màn đấu với hổ, ai cũng hồi hộp chờ đợi. Thế nhưng mọi người chuyển từ trạng thái hồi hộp sang ngạc nhiên lo lắng, bởi người đấu với hổ chỉ là cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, còn người phương Tây thì tròn mắt ngạc nhiên không thể tin được. Võ Thị Vuông trong bộ quần áo nai nịt gọn gàng, mang theo ngọn lao có đầu bịt sắt nhọn tiến vào khu vực đấu với hổ dữ.

Hổ trông thấy mồi thì gầm lên rồi nhảy vào vồ cô gái, rất nhanh cô gải nhảy sang một bên tránh được, hổ vồ hụt mồi thì gầm lên xoay mình rất nhanh, đập đuôi rồi tấn công liên tiếp bằng móng vuốt, tát. Mãnh thú nhanh nhẹn nhưng thủ pháp cô gái còn nhanh hơn, nhảy qua, nhảy lại, lúc tiến lúc lùi, thủ pháp biến hóa khôn lường. Các đòn của mãnh thủ đều không trúng, nó gầm lên khiến người xem sợ hãi.

Biết sức mình không thể mạnh như hổ nên cô Năm Vuông dùng thủ pháp nhanh nhẹn tránh đòn nhằm tiêu hao sức hổ, khi thọc ngược ngọn lao để tránh hổ phủ, xoay sở liên tục tránh đòn của hổ, đồng thời mỗi khi hổ vồ hụt thì dùng cây lao đâm vào khiến hổ chảy máu và dần xuống sức.

Qua mấy giờ giao đấu, người và hổ đều nhuộm đỏ máu. Ở bên ngoài có người lo lắng hỏi ông Hai Ất rằng con ông có sao không, nhưng ông chỉ mỉm cười. Con hổ dần dần cũng kiệt sức, biểu hiện chậm chạp hơn trước. Lúc này cô gái mới ra tay nhắm vào yết hầu con hổ mà ra đòn chính xác hạ gục mãnh thú. Lúc đó cũng đã đến 12 giờ trưa.

Màn giao đấu này được xem là kinh điển trong cuộc đấu giữa người với hổ trong làng võ thuật, được ghi lại trong cuốn sách “Những môn võ bí truyền trên thế giới” nguyên tác tiếng Anh của tác giả John F. Gilbey.

Ngày nay ở cạnh làng võ Tân Khánh - Bà Trà có địa danh “Truông Bà Năm Vuông” (trước đây rừng rậm được gọi là Truông). Đây là nơi bà Năm Vuông đánh hổ ở chợ Bến Thành khi xưa từng đánh tan một toán cướp cạn bằng cây đòn gánh trên tay./. 

Người Bình Dương ai cũng biết câu:"Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh", như một niềm tự hào về truyền thống võ của quê hương. Hơn 200 năm qua, võ phái Tân Khánh - Bà Trà của những người thuộc dòng dõi nhà Tây Sơn đi khai hoang mở đất tại Đồng Nai - Gia Định được hình thành và lưu truyền đến tận hôm nay.

Một buổi luyện tập của các võ sinh chi phái Tân Khánh - Bà Trà 

Độc đáo võ Tân Khánh – Bà Trà

Chuyện kể rằng, hai anh em  Võ Văn Ất [Hai Ất] và Võ Văn Giá [Ba Giá] đánh nhau với cọp và giết cọp bằng các thế võ độc đáo nên người ta đã gọi Tân Khánh - Bà Trà là “Xứ đả hổ” và hai anh em ông Ất, ông Giá được người đời tặng cho biệt danh là “Võ Tòng Tân Khánh”! Môn võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà được các võ sư trau chuốt qua nhiều thế hệ tại làng Tân Khánh [nay là thị trấn Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên], và làng Bình Chuẩn [nay thuộc thị  xã Thuận An].

Theo Hội Khoa học lịch sử Bình Dương, nguồn gốc của võ Tân Khánh – Bà Trà bắt nguồn hệ phái võ Tây Sơn nổi tiếng ở Bình Định. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 nhiều người dân vùng đất này đã buộc phải di cư vào Nam trốn tránh sự thảm sát trả thù của nhà Nguyễn và lập ra làng Tân Khánh. Họ mang theo mình truyền thống thượng võ và những kỹ pháp võ thuật của quê hương Tây Sơn-Bình Định tới vùng đất mới, tiếp tục phát triển nó trong sự hòa trộn với những hệ thống kỹ thuật tại quê hương mới.

Từ đó, phái võ Tân Khánh - Bà Trà vẫn duy trì gần như tất cả những miếng võ cơ bản của phái Tây Sơn. Tuy nhiên các võ sư đã điều chỉnh và cải tiến các kỹ thuật đòn thế để phù hợp với vùng đất mới, đồng thời gia tăng hiệu quả tính, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Những bài thiệu dùng để dạy các võ sinh trong võ Tây Sơn cũng được trau chuốt, một số bài có cả những câu mới được bổ sung.

Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Tân Khánh - Bà Trà là lối tấn công phối hợp, liên hoàn những kỹ thuật đòn chân và đòn tay nhằm làm rối loạn sự phòng thủ của đối phương cũng như giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao.

Những đòn tay và đòn chân tung ra theo đường thẳng, có sức án ngự mọi sự tấn công đối phương được võ phái này chú trọng ngang với những đòn tay và đòn chân, cận chiến bằng kỹ thuật đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ngón tay, ức bàn tay... Chính đặc điểm này đã giúp cho môn sinh của võ phái Tân Khánh-Bà Trà có khả năng chiến đấu trong mọi tình huống.

Binh khí của võ phái Tân Khánh - Bà Trà có đủ thập bát ban võ nghệ nhưng nổi tiếng nhất với roi và côn, là thứ binh khí làm từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: Tre, tầm vông, gỗ căm xe, gỗ mật cật...

Nhiều bậc tiền bối của võ phái Tân Khánh - Bà Trà từng nổi danh với những đường roi, đường côn kỳ tuyệt đả bại nhiều cao thủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ.

Các thế hệ võ sư nổi tiếng

Theo Hội Khoa học lịch sử Bình Dương, võ phái Tân Khánh-Bà Trà có nhiều thế hệ anh tài nối tiếp nhau vang danh khắp Nam bộ. Bà Võ Thị Trà, thường gọi tắt là bà Trà, lẫy lừng một thời ở Tân Khánh chống lại bọn quan tham ô lại, để rồi tên đất được gắn thêm tên người kể từ giữa sau thế kỷ 19. Hai anh em Hai Ất, Ba Giá và bà Võ Thị Vuông [Năm Vuông] từng làm rạng danh võ phái Tân Khánh – Bà Trà với những lần đánh hổ.

Khai giảng lớp võ Tân Khánh - Bà Trà tại thị trấn Tân Phước Khánh.

Những võ sư nổi tiếng khác có thể kể tên: Hai Đước, Sáu Trực, Năm Nhị, Bảy Phiên và Năm Quy, mỗi người đều có những phong cách riêng với nhiều thành tích. Quyền sư Võ Văn Đước [Hai Đước] phá tan thế trận Mai Hoa Thung bảo vệ thanh danh xứ sở. Sáu Trực, một học trò của Hai Ất, tiếp nối truyền thống rực rỡ của thầy, đã truyền thụ võ công cho nhiều môn sinh trong số này có hai nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh và Phan Văn Hùm. Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh [Năm Nhị] làm cho võ phái Tân Khánh - Bà Trà nổi tiếng khắp Nam kỳ với cây trường côn khiến nhiều võ sĩ kinh hồn táng đởm.

Trong khi đó Bảy Phiên và Năm Quy lại đóng góp cho sự phát triển của môn phái bằng cách đào tạo những môn sinh cho các cuộc đấu võ đài mà người Pháp tổ chức những năm 1930-1940, đồng thời rèn luyện kỹ pháp chiến đấu, giáo dục tinh thần yêu nước cho những người tham gia các phong trào khởi nghĩa chống Pháp nổ ra trong vùng.Những năm 1950, phái Tân Khánh - Bà Trà bước sang một giai đoạn mới.

Nối tiếp truyền thống hào hùng của võ phái, lão võ sư Hồ Văn Lành [biệt danh Từ Thiện, môn đệ xuất sắc của Bảy Phiên và là cha của võ sư Hồ Trường sau này] đã rời quê hương lên Sài Gòn tham gia Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam, một tổ chức quần chúng được chính quyền Sài Gòn cho phép hoạt động dưới quyền Tổng nha Thanh niên của Bộ Văn hóa - Giáo dục và Thanh niên.

Tại đây, với tư cách Ủy viên Ban Chấp hành Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam vài nhiệm kỳ [từ những năm 1950 đến 1975], võ sư Hồ Văn Lành đã nỗ lực giúp hòa nhập và phổ biến võ phái Tân Khánh - Bà Trà vào cộng đồng võ thuật miền Nam. Cho đến năm 1984, khi đã 70 tuổi, lão võ sư Hồ Văn Lành đã truyền bá võ phái Tân Khánh - Bà Trà tới hàng vạn môn sinh [các môn sinh nam mang họ Từ và các môn sinh nữ mang họ Hồ] và trang bị kỹ thuật đặc thù của môn phái cho họ. Hơn 400 võ sĩ chuyên nghiệp đã được đào tạo trong đó có tới 100 phụ nữ.

Nhiều môn sinh đã trưởng thành, tiếp bước con đường truyền bá võ phái Tân Khánh - Bà Trà cho các thế hệ nối tiếp ngay tại các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành Nam bộ và cả ở nước ngoài.Phái võ Tân Khánh - Bà Trà đã đóng góp vào kho tàng võ học truyền thống của dân tộc nhiều kỹ thuật mới như các bài quyền Đồng nhi quyền [còn gọi là Bát Tiên], Tấn nhứt côn và đặc biệt là bài Tứ linh đao.

Một số môn sinh xuất sắc của võ phái Tân Khánh-Bà Trà đã từng tham gia thi đấu võ đài, đạt được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng. Họ còn tham gia đóng góp công sức, tính mạng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như như các võ sư, sinh môn Hai  Sở, Ba Nghi, Năm Rúc, Nguyễn An Ninh, Từ Văn Phước...

Từng bước phục hồi môn võ

Không để môn võ nổi tiếng thất truyền, mới đây UBND tỉnh Bình Dương đã quyết định khôi phục, bảo tồn và phát huy võ thuật Tân Khánh-Bà Trà [Takhado]. Tiến sĩ Hồ Sơn Diệp, Khoa Sử, Trường đại học KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh, người chấp bút đề án “Khôi phục võ lâm Tân Khánh –Bà Trà” cho biết: “Tương lai võ lâm Tân Khánh –Bà Trà không còn là tài sản của người Bình Dương mà sẽ trở thành di sản văn hóa quốc gia. Bởi trong quá khứ, võ lâm Tân Khánh –Bà Trà không chỉ đánh cọp mà từng mang lại vinh quang cho nền võ thuật nước nhà”.

Tại Bình Dương, trung tuần tháng 10/2014, lớp võ Tân Khánh đã khai giảng tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường Tân Phước Khánh do võ sư Hồ Tường và các huấn luyện viên: Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Hữu Tuyền đảm trách công tác huấn luyện...Tại TP. Hồ Chí Minh, chi phái võ lâm Tân Khánh -Bà Trà - quận Bình Thạnh được thành lập nhiều năm nay, đã mở nhiều lớp huấn luyện võ sinh và hàng năm đều tồ chức ngày Giỗ Tổ. 

Tấn Hùng

Ngày xưa, Bầu Lòng là một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Thủ Dầu Một [nay là Bình Dương] còn bình yên. Ngày ngày, những lương dân chí thú khai hoang làm ăn. Họ trồng trọt chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bò, gà… để mưu sinh qua ngày trong sự yên bình. Nhưng một thời gian phá rừng, lập làng, nhiều lần người dân hoảng hốt khi thấy hổ về. Thi thoảng, sau một đêm, người dân mất vài con vật nuôi. Họ nghi là do hổ vồ. Càng ngày, tần suất hổ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm và bắt vật nuôi trong nhà.

Những trai tráng trong làng hay những thợ săn tìm đủ cách để đuổi thú dữ về rừng. Từ việc phục kích, bắn tên tẩm thuốc, dùng chó săn sủa đuổi hổ đi… nhưng xem ra, các biện pháp ấy không ăn thua. Lũ hổ quá hung dữ. Nhiều thợ săn nhìn thấy mà mất vía, không bắn được mũi tên nào. Họ sợ bắn trật thì hổ sẽ vồ tới và xé xác làm mồi.

Tương truyền, một lần, hổ định bắt con trâu của một lương dân trong làng. Tuy nhiên, đây là một con trâu dữ nên nó húc lại con hổ. Sau đó, không hiểu vì sao, một đàn trâu gặm cỏ gần đó chạy lại tiếp viện, làm hổ thua cuộc bỏ chạy về rừng. Từ đó, mỗi khi có hổ về, dân làng lại dắt con trâu, thần hộ mệnh tới, làm con hổ rút lui. Từ khi hổ về làng, dân chúng hết sức khốn đốn, làm ăn, sản xuất kém vì sợ hổ vồ. Họ chỉ tính toán thời điểm hổ xuất hiện để làm việc đồng áng. Nghĩ cách chống thú dữ, những ông hương chức trong làng bèn tính phương án mượn súng về đuổi hổ.

Thế là ông hương quản cùng một số thanh niên lực lưỡng ngồi trên xe trâu tiến về dinh ông cai tổng để mượn súng. Sở dĩ phải dùng xe trâu là sợ hổ vồ khi đi ngang qua những con đường nhỏ, nhiều cây rừng rậm rạp.

Thời ấy, mỗi làng cách nhau rất xa, trong khi lại thưa thớt người ở, thú dữ rất nhiều. Vì thế, hương quản và trai tráng phải mượn "thần trâu" áp tải. Nếu có gặp hổ thì tàu kéo sẽ nghênh chiến. Sau vài ngày lội đường vất vả, ông Hương Quản và đám trai tráng mới về được đến làng. Có súng, dân làng yên tâm và mừng rỡ. Từ đó, lương dân làng Bầu Lòng yên tâm ra đồng làm ăn dưới sự bảo vệ của ông hương quản. Ngày ngày, họ vác súng cùng một số thanh nhiên tuần tra từ đầu làng đến cuối xóm. Buổi tối, dân chúng che chắn cẩn thận.

Quả nhiên, có súng, hổ không xuất hiện. Nhưng được mươi ngày thì hổ lại xuất hiện và làm dữ hơn trước. Như đánh được hơi, biết đường đi nước bước của ông hương quản, hễ ông ở đầu làng thì hổ xuất hiện cuối làng. Còn ông xuống cuối làng thì hổ lại tìm cách phá hoại ở đầu làng. Rồi ban đêm hổ xuất hiện, gầm ầm trời, cả làng không ai ngủ được. Có lần, hổ về bắt hẳn con heo nhà ông hương quản. Vị này định giơ súng lên bắn thì mồ hôi trên trán rơi lã chã vì thấy "ông ba mươi" to và dữ quá. Hôm sau, ông kể cho mọi người : "Nếu tôi bắn không chết thì hổ sẽ thịt tôi".

Có súng nhưng không thể giết hoặc đuổi hổ đi, ông hương chức bèn cử người tìm đến ông cai tổng để xin cách trị thú dữ. Ông cai tổng chỉ đám dân làng lo sợ sang tỉnh Gia Định mời ông thầy Tám ở làng Gia Bẹ, chuyên đánh hổ về. Nghe lời ông cai, hương quản và đám trai tráng tìm và mời ông thầy Gia Bẹ về làng tiếp đãi hoan hỉ bao nhiêu món ngon. Đợi hổ xuất hiện sẽ đánh cho trận tơi bời.

Lương dân thấy có thầy về trừ hổ cho làng cũng mừng ra mặt và góp phần thịnh đãi ông thầy Gia Bẹ. Bữa cơm đang dùng dang dở thì có tiếng kêu hốt hoảng, hổ về làng. Mọi người đứng trân người chờ thầy Tám chuẩn bị nghênh đón. Khi hổ tiến đến gần, mọi người hốt hoảng, còn ông thầy Gia Bẹ thì chẳng thấy đâu. Nhìn lại, mọi người thấy ông thầy Gia Bẹ mặt cắt không ra máu. Dân làng Bầu Lòng lại rơi vào tình cảnh bất an lo lắng. Còn ông thầy Gia Bẹ cho biết, dù nhiều lần đánh hổ tại làng nhà nhưng chưa bao giờ thấy chúa sơn lâm nào to như thế.

Vẫn bị hổ về quấy phá, dân làng làm không được, ngủ không yên. Các chức sắc trong làng lại phái người để cầu cứu ông cai tổng ở Tân Khánh. Nghe xong chuyện ông thầy Gia Bẹ, cai tổng bật cười chê: "To nhỏ cũng là hổ, sao lại nhát thế". Với sự thỉnh cầu của đám lương dân, ông cai bèn cho người mời ông Ất, ông Giá hai đệ tử của phái Tân Khánh Bà Trà đến. Ông này ngỏ hầu nhờ hai vị trên đi một chuyến, diệt trừ thú dữ, trả lại sự bình yên cho dân làng.

Nghe chuyện, hai ông đồng ý và vội về nhà nói lại người thân, thu xếp đồ đạc cùng ông hương quản và đám trai tráng lên đường. Đi một ngày đường, họ về tới làng. Trên đường về, ông hương quản và đám trai tráng có vẻ không tin về ông Ất, ông Giá này. Họ suy đoán, chắc cũng giống ông thầy Gia Bẹ. Về đến làng, mọi người cũng tỏ vẻ không mấy lạc quan với hai ông thầy võ. Còn chức sắc lại lo cơm nước khoản đãi. Cơm nước xong, hai ông toan nghỉ tay, lấy sức nghênh đón thú dữ. Tuy nhiên, ngay lúc ấy, bỗng có tiếng gầm rất lớn..

Thời ấy, hai ông Ất và Giá mới 30 tuổi. Ông Ất người to cao, nước da ngăm ngăm. Còn ông Giá lại trắng trẻo, mảnh khảnh hơn. Cả hai ông đều sử dụng roi trường thuần thục. Thấy hổ, ông Giá nhanh tay cầm roi trường, nhảy ra thủ thế. Còn ông Ất thì tỉnh bơ, đứng dựa cạnh cửa, một tay cầm roi, một tay cầm tăm xỉa răng như không có chuyện gì. Thấy thầy võ ra sân nghênh chiến với hổ dữ, dân làng vừa hiếu kỳ chạy ra xem. Giữa khoảng sân đất khá rộng, thấy người xuất hiện, hổ dữ liền nhảy bổ vào tính xẻ thịt, nuốt tươi.

Nhanh trí đoán được ý đồ, ông Giá nhẹ nhàng nhảy sang một bên, tránh cú vồ của thú dữ. Đồng thời ông nhanh tay quất một cú roi đau điếng vào mạn sườn chúa sơn lâm. Hổ tức lồng lộn, nhảy bổ lần nữa vào con mồi nhưng ông Giá với võ nghệ cao cường đã tránh đòn và quất liên tục vào con thú dữ.

Người và hổ quần nhau liên tục, bụi giữa sân bay lên mù mịt. Trong khi đó, dân chúng từ trong ngóc ngách chui ra xem đông ngịt. Còn ông Ất vẫn thản nhiên đứng quan sát, mặc cho ông Giá chiến đấu. Được một hồi, con hổ nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời. Nhưng với sự tinh thông cũng như hiểu biết về võ thuật, ông Giá bèn đứng yên, chờ hổ đứng dậy và chiến đấu tiếp. Vì ông biết, hổ nằm ngửa và chổng chân lên trời là thế để giết con mồi. Ai sơ ý nhảy vào là chết ngay. Giới võ gọi đó là thế "trâu vằng" của hổ.

Sau khi con mồi không sập bẫy, hổ đứng dậy. Hai bên lại lao vào trận. Được một lúc, hổ lại lăn ra thủ thế, ông Giá cũng đứng nghỉ lấy sức. Nhưng càng về sau, ông Giá đánh càng ác liệt. Mỗi đường roi của ông mạnh như trời giáng, đánh mạnh vào những chỗ yếu của thú dữ.

Biết không thể hạ gục con mồi, hổ toan tính đường tháo chạy. Khi rút lui chưa được bao lâu thì mọi người nghe tiếng rống của thú dữ rồi mất tăm. Hóa ra, ông Ất đoán biết, trong tình thế đó, con hổ thế nào cũng tháo chạy bèn phục kích diệt hổ. Mọi người không thấy ông Ất đánh hổ nhưng nghe nói lại, chỉ cần một roi là con hổ gục hẳn.

Một thế đánh lao của môn phái Tân Khánh Bà Trà - ngọn lao tương tự ngọn lao cô gái đánh cọp ngày khai thị chợ Bến Thành - Ảnh: Hồ Tường

Võ Thị Vuông [Năm Vuông] - con gái ông Võ Văn Ất [hai Ất] sau này đánh cọp nhân lễ khai thị Chợ Bến Thành vào tháng 3 năm 1914. Trận đấu này cũng được đề cập trong Quyển sách Những môn võ bí truyền trên thế giới nguyên tác tiếng Anh [John F. Gilbey, bản dịch tiếng Việt của hai tác giả Lạc Hà và Phạm Xuân Thảo, do nguyệt san Võ thuật xuất bản tại Sài Gòn năm 1970].

Chính vì trận đả hổ kinh thiên động địa đó nên về sau dân chúng mới có câu "Cọp Bầu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh". Ý nói cọp [hổ] dữ ở Bầu Lòng do "Võ Tòng" là ông Hai Ất và ông Ba Giá, những môn đệ của phái võ Tân Khánh Bà Trà diệt trừ. Họ đả hổ còn kinh hoàng hơn Võ Tòng bên xứ Tàu nhiều.

#nguoiduatin

QC: võ phục võ cổ truyền việt nam giá rẻ