Ngành kinh tế quốc tế - đại học ngoại thương

Là một ngành nghề nghiên cứu các vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế đòi hỏi khối lượng kiến thức lớn, mang tính học thuật. Bài viết sau sẽ giúp các em hiểu thêm về chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương, từ đó có những lựa chọn phù hợp với khả năng của mình.

Ngành kinh tế quốc tế - đại học ngoại thương

Kinh tế quốc tế là gì?

1. Giới thiệu

Kinh tế quốc tế là chuyên ngành thuộc Khoa Kinh tế quốc tế – một khoa có lịch sử lâu đời tại trường Đại học Ngoại thương. Sinh viên của chuyên ngành được đào tạo các kiến thức liên quan đến việc phân tích, đánh giá, dự báo các khía cạnh của kinh tế như: Thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế,…

2. Điểm chuẩn

3. Kiến thức bao la, sinh viên cần chuẩn bị hành trang thật tốt

Sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế được trang bị đầy đủ cả về kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

  • Về kiến thức:
    • – Tư duy logic, thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật Việt Nam,…
    • – Áp dụng các kiến thức kinh tế như kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế lượng,… vào thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình, phân tích các vấn đề kinh tế, tài chính, phân tích các chủ thể của nền kinh tế dưới góc độ kinh tế.
    • – Áp dụng kiến thức ngành, cơ sở ngành, chuyên ngành để phân tích các tình huống, vấn đề thực tiễn trong hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, bộ ban ngành,…
    • – Khả năng phân tích các vấn đề của kinh tế quốc tế như đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế,…
  • Về kỹ năng: 
    • – Kỹ năng tự học, nghiên cứu, thu thập, tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, tổ chức, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, đàm phán,…
    • – Kỹ năng thích nghi, xử lý trong môi trường làm việc toàn cầu.
    • – Kỹ năng tin học văn phòng, một số phần mềm xử lý số liệu như Eview, STATA, R, SPSS…
    • – Thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh thuộc lĩnh vực Kinh tế quốc tế bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

Ngành kinh tế quốc tế - đại học ngoại thương

Một số môn học Chương trình Tiêu chuẩn Kinh tế quốc tế (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

Ngoài ra với chương trình Chất lượng cao, sinh viên được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh bởi các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, chương trình đào tạo được tham khảo từ các chương trình của một số trường đại học hàng đầu từ Hoa Kỳ, Anh, Nhật,…

Ngành kinh tế quốc tế - đại học ngoại thương

Một số môn học Chương trình CLC Kinh tế quốc tế (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

4. Nghề nghiệp xịn sò nhưng yêu cầu khắt khe

  • Định hướng học tập, nghiên cứu sau tốt nghiệp:
    • – Khoa Kinh tế quốc tế hợp tác với khoa Kinh tế trường Đại học Tohoku (Nhật Bản), sinh viên có thể tham gia chương trình đặc biệt này và có cơ hội học tập tại xứ sở hoa anh đào trong một khoảng thời gian nhất định, và nhận về 2 bằng cử nhân sau khi tốt nghiệp.
    • – Sinh viên học ngôn ngữ Pháp cũng có cơ hội tham gia khóa học hè ở thành phố Nice do trường Đại học Nice Sophia Antipolis tổ chức; hay săn học bổng tới các trường đại học danh tiếng thế giới.
  • Cơ hội nghề nghiệp:
    • – Đảm nhận công tác tại có bộ ban ngành, cơ quan, viện nghiên cứu, tại các trường đại học về lĩnh vực Kinh tế quốc tế.
    • – Công việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá tại ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tổ chức quốc tế,…
    • – Đảm nhận các vị trí công việc khác thuộc lĩnh vực kinh tế, đáp ứng yêu cầu trình độ tiếng Anh tốt.

Bài viết “Review chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương (FTU): Hướng đi nào cho các chuyên gia kinh tế?” cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về Chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương giúp các em có lựa chọn phù hợp nếu đam mê nghiên cứu những mối quan hệ kinh tế của nền kinh tế và giữa các quốc gia.

Details GIỚI THIỆU 04 February 2016

Ngành kinh tế quốc tế - đại học ngoại thương

Các đơn vị

Website: http://econ.ftu.edu.vn/

Khoa Kinh tế Quốc tế được thành lập vào ngày 01/09/2009 trên cơ sở là các môn học kinh tế học được giảng dạy cho các chuyên ngành đào tạo với truyền thống hơn 60 năm phát triển cùng với Nhà trường. Khoa Kinh tế Quốc tế là đơn vị chuyên môn thuộc Trường, có chức năng đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ngành Kinh tế quốc tế và tham gia các chương trình đào tạo thuộc các chuyên ngành đào tạo khác của Nhà trường. Khoa quản lý nguồn nhân lực và cơ sở vật chất theo phân cấp của Nhà trường.Tổng số cán bộ, giảng viên của đơn vị là 42 thành viên với 04 bộ môn (Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Kinh tế ứng dụng, Kinh tế lượng).

Lãnh đạo đơn vị:

- Trưởng khoa: PGS, TS Hoàng Xuân Bình- Phó Trưởng khoa: PGS, TS Nguyễn Thị Tường Anh, TS. Lương Thị Ngọc OanhKhoa đã triển khai đào tạo khóa cử nhân Kinh tế quốc tế đầu tiên năm 2009 với chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Khóa 48), đến năm 2013 triển khai thêm chuyên ngành Kinh tế và phát triển quốc tế. Đến năm 2012, Khoa bắt đầu triển khai chương trình cử nhân Chất lượng cao Kinh tế quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh. Hiện nay, Khoa đã triển khai chương trình thạc sĩ Chính sách và Luật thương mại quốc tế (từ 2013); Chương trình thạc sỹ Kinh tế quốc tế định hướng nghiên cứu giảng dạy bằng tiếng Anh (MIE1 từ 2017). Năm 2019, chương trình Chất lượng cao Kinh tế quốc tế đã đạt Chứng nhận kiểm định AUN QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á và đến năm 2020, chương trình cử nhân Kinh tế và phát triển quốc tế đạt Chứng nhận kiểm định của Trung tâm Kiểm định giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2011, Khoa cũng đã bắt đầu hợp tác đào tạo cử nhân song bằng Pháp ngữ Kinh tế - Quản lý (Licence d’Économie-Gestion) với trường ĐH Nice Sophia Antipolis (nay là ĐH Côte d’Azur).Các giảng viên của khoa bên cạnh việc đảm nhiệm giảng dạy các môn cơ bản cho toàn bộ các chuyên ngành đào tạo trong trường và các môn chuyên ngành cho các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ do Khoa đang phụ trách cũng luôn tích cực tham gia NCKH với nhiều đề tài các cấp trong đó có đề tài Nhà nước, đề tài Nafosted, đề tài cấp Bộ và tương đương, xuất bản hàng chục đầu sách giáo trình và sách tham khảo, chuyên khảo, công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước. Đặc biệt, các giảng viên của Khoa đã có nhiều bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI, Scopus. Các công bố trong và ngoài nước trên các ấn phẩm khoa học uy tín của Khoa có xu hướng ngày càng tăng.Khoa cũng luôn tích cực phát triển hợp tác quốc tế và có một mạng lưới các trường đối tác uy tín từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Australia, Công hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức…trong các hoạt động giảng dạy và NCKH.Khoa đã đạt được nhiều danh hiệu khen thưởng các cấp:- Tập thể lao động xuất sắc cấp Bộ các năm học 2010 - 2011, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018.- Bằng khen của Bộ trưởng năm học 2017 - 2018.- Liên tục nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp Trường.

Lãnh đạo đơn vị qua các thời kỳ

PGS, TS Từ Thúy Anh (2009 - 2021)

PGS, TS Hoàng Xuân Bình (2021 - Nay)

Liên hệ:

Điện thoại: 84-4-3835 6800 (ext: 508, 506, 501).
Địa điểm: (Tầng 2 - Nhà B).