Mùa hè nhiệt độ ở nam cực là bao nhiêu năm 2024

Sở dĩ cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh vì vị trí địa lý nằm ở trên cùng và dưới cùng của Trái Đất. Điều này có nghĩa là ở hai cực gần như không nhận được bất kỳ lượng ánh sáng trực tiếp nào từ mặt trời.

Bắc Cực hay Nam Cực, nơi nào lạnh hơn?

Ở cả hai cực, mặt trời nằm rất thấp phía dưới đường chân trời, ngay cả giữa mùa hè hay mùa đông. Trong khi đó, bề mặt trắng của băng và tuyết ở các cực có tính phản chiếu cao, nếu ánh sáng chiếu tới sẽ phản xạ trở lại không gian.

Bắc Cực hay Nam Cực lạnh hơn?

Theo Viện Hải dương học Woods Hole, mặc dù cùng có những yếu tố khiến hai cực trở nên lạnh giá, nhưng Nam Cực vẫn lạnh Bắc Cực.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực là âm 40 độ C vào mùa đông và 0 độ C vào mùa hè. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của Nam Cực thấp hơn nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm là âm 60 độ C vào mùa đông và âm 28 độ C vào mùa hè.

Lý do chính khiến Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực nằm ở sự khác biệt giữa hai cực Trái Đất. Robin Bell, nhà khoa học về địa cực tại Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty, Đại học Columbia ở New York, Mỹ cho biết về bản chất Bắc Cực là một đại dương bao quanh bởi đất liền, còn Nam Cực là một lục địa, một vùng đất bao quanh bởi đại dương.

Bên cạnh đó, Bắc Cực nằm ở mực nước biển, Nam Cực là lục địa cao nhất, với độ cao trung bình khoảng 2.300 mét. Càng lên cao trời càng lạnh.

Bắc Cực là một đại dương, xung quanh là đất liền. Nam Cực là vùng đất, xung quanh là đại dương

Cực nào nhiều băng hơn?

Ở cả hai cực, lớp băng bao phủ thay đổi trong năm, phát triển trong mùa đông dài và tối, tan chảy chậm vào mùa hè.

Vì Bắc Cực gần như được bao bọc hoàn toàn bới đất liền nên băng biển không di động như băng biển ở Nam Cực. Do đó, các tảng băng ở Bắc Cực thường dày hơn so với băng ở Nam Cực khoảng 1 mét.

Trung bình, diện tích băng ở Bắc Cực đạt mức tối thiểu khoảng 6,5 triệu km2, mức đối đa khoảng 15,6 triệu km2. Trung bình, băng ở Nam Cực có diện tích nhỏ hơn với mức tối thiểu khoảng 3,1 triệu km2, tối đa 18,8 triệu km2.

Tuy nhiên, Nam Cực sở hữu tổng lượng băng nhiều hơn Bắc Cực, Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới.

Nhiều cuộc điều tra về lượng băng ở các cực cho thấy cả độ dày và phạm vi của băng biển mùa hè ở Bắc Cực đã giảm đáng kể trong 30 năm qua, chủ yếu là do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các quan sát khác cho thấy Bắc Cực đang ấm lên. Ở Nam Cực, việc mất băng biển xung quanh và mất băng trên đất liền đã có những biến đổi thăng trầm trong khoảng 40 năm qua.

Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ tại Nam Cực đã đạt đến mức kỷ lục, 17,5 độ C, mức độ cao nhất trong lịch sử, không chỉ vậy, nhiệt độ thế giới năm 2015 có thể tăng cao chưa từng thấy.

Nam Cực lạnh kỷ lục, nhà khoa học kẹt trong trạm nghiên cứu Băng tan kỷ lục tại Nam Cực

Nhiệt độ Nam cực cao nhất trong lịch sử, đạt 17,5 độ C

Khí hậu trong những năm gần đây bị biến đổi dẫn đến những diễn biến phức tạp ở châu Nam Cực. Vừa qua, các nhà khoa học đã đo được nhiệt độ cao nhât ở Nam Cực là 17.5 độ C. Tổ chức nghiên cứu khi tượng thủy văn của Mỹ, Weather Underground cho biết phép đo này được thực hiện tại căn cứ Esperanza của Argentina, trên mũi phía Bắc của bán đảo Nam Cực.

Trong lịch sử, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở Nam Cực là 17.1 độ C, do Esperanza đo vào ngày 24/4/1961. Weather Underground cho rằng đây là “làn sóng nhiệt đáng kể” trong lịch sử mặc dù hiện tượng chỉ này thường xảy ra vào cuối mùa hè ở Phương Nam.

Theo ghi nhận của Cơ quan Khí tượng và Đại dương Quốc gia (NOAA, Mỹ) về nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới, trong khi tháng 1 vừa qua là tháng 1 nóng thứ nhì trong 135 năm trở lại đây, thì tháng 2 này là tháng 2 nóng nhất. Nhiệt độ của tháng 2/2015 cao hơn 1,5 °F so với mức trung bình các tháng 2 của thế kỷ trước. Còn nếu cộng cả 2 tháng đầu 2015 lại thì nhiệt độ của chúng cao hơn 1,42 °F so với trung bình 2 tháng đầu năm các năm thế kỷ 20. Trong khi đó, tháng 2/2014 chỉ đứng thứ 21/135 về độ nóng với các tháng 2 còn lại.

Nhiệt độ tại Nam Cực tăng cao, đạt mức kỷ lục 17,5 độ C, nguyên nhân là do hiện tượng El Nino

Tuy vậy, dữ liệu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA, Mỹ) có chút khác biệt so với NOAA. Trong bảng xếp hạng của NASA, tháng 1/2015 đứng hạng 2 về độ nóng còn tháng 2/2015 đứng hạng 4. Các khác biệt này đến từ việc dữ liệu quan trắc và phương pháp đo đạc của hai cơ quan khác nhau. Nhưng kết quả của cả NASA và NOAA đều cho thấy 2015 là một năm rất nóng vì các tháng còn lại có thể còn vượt kỷ lục hoặc nằm trong top 10 về độ nóng so với cùng kỳ các năm trước.

Việc 2015 trở nên nóng như thế một phần được cho là nhờ hiện tượng El Nino vốn đang xảy ra ở nam bán cầu. El Nino là hiện tượng mà nước biển ở Nam Mỹ và Thái Bình Dương trở nên ấm hơn so với mức trung bình của các năm khác, dẫn tới nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn so với mọi khi.

Gavin Schmidt, nhà khí tượng học của Viện Goddard (NASA) phân tích, đại dương đang nóng lên nhanh chóng do hấp thụ lượng nhiệt quá lớn của Trái Đất. Kết quả dẫn đến là những sông băng lớn ở xung quanh Nam Cực tan chảy rất nhanh. Trong khi đó những sông băng ở xa châu lục này lại đang phát triển.

Các hiện tượng khí hậu còn đang diễn biến phức tạp bởi vì lỗ hổng tầng Ozon tiếp tục gây ảnh hưởng đến khu vực. Vòng tuần hoàn của gió và dòng chảy là thách thức chưa khám phá nổi đối với các nhà khoa học. Được biết trái đất sẽ còn nóng lên trung bình ít nhất là khoảng 2 độ C vào cuối thế kỷ. Tuy nhiên con số chính xác là bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào khả năng cắt giảm khí phát thải từ nhà kính.

Chủ đề