Mua cổ phần hạch toán như thế nào

1. Một số vấn đề cơ bản

Góp vốn mua cổ phần thực chất là hình thức TCTD đầu tư vào các chứng khoán vốn.

Chứng khoán vốn là loại chứng khoán mà tổ chức phát hành không phải chịu những cam kết mang tính ràng buộc về thời hạn thanh toán, số tiền gốc, lãi suất… đối với người nắm giữ chứng khoán.

Người nắm giữ loại chứng khoán này có quyền tham gia vào Đại hội cổ đông, có thể ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, biểu quyết các vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo quy định trong điều lệ hoạt động của tổ chức phát hành.

Người nắm giữ chứng khoán này được hưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời cũng phải chịu rủi ro khi tổ chức phát hành hoạt động thua lỗ, giải thể hoặc phá sản.

2. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán nghiệp vụ góp vốn mua cổ phần của TCTD, trong hệ thống tài khoản các TCTD bố trí tài khoản tổng hợp số 34 “Góp vốn, đầu tư mua cổ phần”

Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hoặc giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng góp vốn, đầu tư mua cổ phần, đưa đi liên doanh với các tổ chức khác.

Tài khoản 34 có các tài khoản cấp II và III sau:

341 – Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam
3411 – Góp vốn, mua cổ phần của các TCTD 3412 – Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế

342 – Góp vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam
3421 – Góp vốn liên doanh với các TCTD 3422 – Góp vốn liên doanh với các tổ chức kinh tế

343 – Góp vốn vào các công ty con bằng đồng Việt Nam 345 – Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ 346 – Giá trị góp vốn liên doanh bằng ngoại tệ 347 – Giá trị góp vốn vào các công ty con bằng ngoại tệ

349 – Dự phòng giảm giá

Sau đây là nội dung cơ bản và kết cấu của các tài khoản chủ yếu:

+ Tài khoản 341- Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam

+ Tài khoản 345- Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hay giá trị ngoại tệ mà tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác với mức vốn theo quy định của pháp luật.

Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

– Khi TCTD góp vốn, mua cổ phần với các tổ chức khác, hạch toán theo giá trị thị trường tại thời điểm mua cổ phần này. Trường hợp giá mua chênh lệch so với giá thị trường thì xử lý như sau:

– Nếu giá mua cao hơn giá thị trường thì phần chênh lệch được hạch toán như một khoản bất lợi kinh doanh (negative goodwill) và hạch toán vào tài khoản “Chi phí chờ phân bổ”, được phân bổ trong một khoảng thời gian theo quy định.
ã Nếu giá mua thấp hơn giá thị trường thì phần chênh lệch này được phản ảnh như khoản lợi thế thương mại và hạch toán vào tài khoản “Doanh thu chờ phân bổ”. Phần chênh lệch này cần được ghi nhận như thu nhập trong một khoảng thời gian theo quy định.

– Khi TCTD bán, chuyển nhượng cổ phần thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá trước đây đã hạch toán khi mua loại cổ phần này (để tất toán số góp vốn, mua cổ phần đã đầu tư ), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (TK thu nhập/ Chi phí về hoạt động kinh doanh khác).

– Trường hợp TCTD góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm góp vốn. TCTD không được đánh giá lại vốn góp, mua cổ phần, kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá, để ghi tăng/giảm vốn góp.

Bên Nợ ghi: – Số tiền góp vốn, mua cổ phần (bao gồm cả góp, mua lần đầu và khi bổ sung) .
Bên Có ghi: – Số tiền thu hồi về khi bán, chuyển nhượng cổ phần.

– Giảm tiền góp vốn, mua cổ phần (số thiệt hại về vốn góp tính vào Chi phí về hoạt động kinh doanh khác).

Số dư Nợ: – Phản ảnh số tiền tổ chức tín dụng đang góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức nhận góp vốn, bán cổ phần.

3. Quy trình kế toán

– Kế toán giai đoạn mua:

Khi TCTD mua chứng khoán vốn (cổ phần), kế toán sẽ hạch toán phản ánh theo giá mua:

Nợ: TK Góp vốn đầu tư mua cổ phần – 341, 345: Giá mua
Có: TK thích hợp

– Kế toán giai đoạn bán:

Khi TCTD bán cổ phần, phải phản ánh vào bên Có TK 341, 345 theo giá mua để tất toán, phần chênh lệch được hạch toán vào TK Thu nhập, chi phí về hoạt động góp vốn, mua cổ phần.

+ Nếu lãi, hạch toán:

Nợ: TK thích hợp: Theo số tiền thực thu Có: TK 341, 345: Theo giá mua ban đầu

Có: TK Thu nhập: Số chênh lệch

+ Nếu lỗ, hạch toán:

Nợ: TK thích hợp: Theo số tiền thực thu Nợ: TK Chi phí: Số chênh lệch

Có: TK 341, 345: Theo giá mua ban đầu

– Thu nhập từ đầu tư tài chính dài hạn được ghi nhận khi thực tế có khoản thu (lãi cổ tức được chia của năm…)

Công ty mẹ mua lại vốn góp công ty con hạch toán như thế nào?

Trường hợp công ty mẹ đầu tư vào công ty con dưới hình thức mua lại phần vốn góp, thì kế toán tiến hành hạch toán như sau:

 Kế toán xác định giá phí khoản đầu tư phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh:

– Tại ngày mua, bên mua sẽ xác định và phản ánh giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm:

+ Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi,

+ Các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua,

+ Cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.

– Đồng thời bên mua là công ty mẹ sẽ ghi nhận phần sở hữu của mình trong công ty con như một khoản đầu tư vào công ty con.

1.  Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Có các TK 111, 112, 121, …

2. Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu:

– Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (theo giá trị hợp lý)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá)

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).

– Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (số chê�nh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá).

– Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112, …

3. Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng cách trao đổi các tài sản của mình với bên bị mua:

– Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ, khi đưa TSCĐ đem trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Đồng thời ghi tăng thu nhập khác và tăng khoản đầu tư vào công ty con do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).

– Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá, khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156, ...

Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư vào công ty con:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311).

4. Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng việc phát hành trái phiếu:

– Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu theo mệnh giá, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (theo giá trị hợp lý)

Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.

– Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có chiết khấu, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (phần chiiết khấu)

Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu (theo mệnh giá trái phiếu).

– Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có phụ trội, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (theo giá trị hợp lý)

Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu

Có TK 34313 – Phụ trội trái phiếu (phần phụ trội).

5. Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh như chi phí tư vấn pháp lý, thẩm định giá…, kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Có các TK 111, 112, 331, …

TRUNG TÂM KẾ TOÁN DAVID – DAVID CEO

Địa chỉ: 51/17 Hiệp Bình, P.  Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669

Website: ketoandavid.com.vn

Youtube: David ketoan

Facebook: //www.facebook.com/ketoandavidceo

Đào tạo kế toán chuyên nghiệp – Thiết lập và vận hành doanh nghiệp bài bản: 

– DAVID đào tạo tập trung tại doanh nghiệp:

   + Dựa vào số liệu thực tế tại  doanh nghiệp, DAVID sẽ thiết lập quy trình vận hành cho các phòng ban tại doanh nghiệp;

   + Thiết lập hệ thống dữ liệu làm việc và kết nối dữ liệu làm việc giữa các phòng ban theo yêu cầu;

   + DAVID thiết lập hệ thống quản lý tự động (kiểm soát và tự kiểm soạt) để hạn chế sai sót và rủi ro;

   + Đưa ra mô hình quản lý phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp (với phương châm: tiết kiệm chi phí & thúc đẩy phát triển vững bền);

   + Cung cấp những biểu mẫu phù hợp với doanh nghiệp;

   + DAVID giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về thuếvà chuẩn bị sẵn sẵn cho công tác thanh tra (khi thanh tra tới doanh nghiệp thì doanh nghiệp không phải lo lắng hay sợ hãi… Mà Hoàn toàn chắc chắn  và tự tin để giải trình với Thanh Tra thuế, thanh tra bảo hiểm…)

– Đào tạo trực tiếp tại trung Tâm của DAVID:

   + Khóa học trên chứng từ thực tế của doanh nghiệp: hướng dẫn cách quản lý, vận hành, kiểm soát và tự kiểm soát tại doanh nghiệp (tương tự như phần: “đào tạo tập trung tại doanh nghiệp”)

    + Khóa học phù hợp với từng cấp độ của học viên: Khóa học kế toán xuất nhập khẩu, khóa học kế toán tiền lương, khóa học kế toán giá thành, khóa học kế toán xây dựng, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán Trưởng, khóa học dành cho quản lý, khóa học dành cho CEO… (Chi tiết trong phần: Khóa học hoặc học viên liên hệ số hotline để được tự vấn trực tiếp)

    + Khóa học kế toán & quản lý theo từng lĩnh vực ngành nghề: Ngành nghề vận tải, Ngành nghề may mặc; ngành nghề sản xuất phân bón; ngành nghề xuất nhập khẩu – bán buôn thực phẩm; ngành nghề trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp; ngành nghề lắp ráp xe nâng, xe tải, xe ô tô; ngành nghề mua bán âm thanh trang thiết bị; ngành nghề M& E điện nước công trình; Ngành nghề xây dựng nhà phố, dự án (có đội thì công/không có đội thi công riêng…); Ngành nghề lắp dựng kho bãi, kho đông lạnh, kho chứa hàng…

Hạch toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Căn cứ vào nội dung kinh tế từng nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến...

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1. Kết cấu tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ...

Nguyên tắc kế toán tài khoản TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến  tài khoản TK 128...

Hạch toán kế toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ như thế nào ? Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản  419 –...

Nguyên tắc kế toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419 Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ, kế...

Sơ đồ hạch toán phát hành trái phiếu – tài khoản TK 343? 1. Sơ đồ kế toán phát hành trái phiếu thường Các giao dịch kinh tế phát sinh liên...

Video liên quan

Chủ đề