Một sáng chế có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là tài sản vô hình nhưng mang lại giá trị lớn cho cá nhân/ tổ chức sở hữu nó. Để có được những thông tin này, chủ sở hữu đòi hỏi cần có sự đầu tư về thời gian, trí óc và tiền bạc. Tuy vậy, một thông tin để được pháp luật công nhận và bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Những điều kiện này sẽ được giới thiệu và phân tích cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh (BMKD) là tài sản sở trí tuệ mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người nắm giữ nó. Tuy là đối tượng không cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước nhưng thông tin để được bảo hộ với danh nghĩa “Bí mật kinh doanh” cũng cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Đặc biệt, các điều kiện này rất quan trọng để chủ sở hữu chứng minh khi có tranh chấp thực tế phát sinh.

Nói một cách đơn giản, điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh là những yêu cầu được pháp luật đặt ra, buộc các chủ thể cần thực hiện để được bảo hộ thông tin kinh doanh mình có dưới dạng BMKD.

Một sáng chế có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh là những yêu cầu được pháp luật đặt ra

2. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh được bảo hộ cơ bản cần đáp ứng các điều kiện chung được pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định dưới đây.

2.1. Tính sáng tạo

Thông tin được bảo hộ BMKD không phải là hiểu biết thông thường và dễ dàng có được. Cụ thể:

- BMKD không phải là hiểu biết thông thường mà là thông tin có giá trị ứng dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại, mang đến cho những người có khả năng tiếp cận nó những nhận thức, sự hiểu biết nhất định về một sự vật, một hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan;

- BMKD phải là những thông tin không dễ dàng có được. Nó đòi hỏi chủ thể phải có sự đầu tư thích đáng về vật chất, thời gian công sức, trí tuệ và những trải nghiệm mới có được. Do vậy, những thông tin đơn lẻ không hàm chứa một lượng tri thức nhất định hoặc những tri thức phổ biến đối với những người có trình độ trung bình trong lĩnh vực đó sẽ không đáp ứng điều kiện thứ nhất này khi muốn bảo hộ BMKD.

2.2. Có giá trị thương mại

Điều kiện về giá trị thương mại thể hiện ở chỗ, BMKD mang lại cho người nắm giữ lợi thế kinh doanh so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng BMKD đó. Giá trị thương mại đó có thể thu được từ hai hình thức dưới đây:

- Doanh nghiệp thu được giá trị kinh tế khi ứng dụng BMKD vào công việc kinh doanh của mình. Cụ thể là thông tin bí mật này giúp cho quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm và dịch vụ đạt chất lượng tốt hơn, giá thành tốt hơn và thu hút thị hiếu hơn,... Từ đó, giúp doanh nghiệp có những ưu thế cạnh tranh hơn so với các chủ thể kinh doanh cùng loại khác.

- Doanh nghiệp thu được lợi ích từ chính “giá trị” BMKD mang lại, cụ thể là các khoản tiền mà các đối tượng khác chi ra để có được BMKD một cách hợp pháp. Ví dụ như: Chuyển giao quyền sử dụng BMKD, đầu tư tài chính, nhân lực,...

Một sáng chế có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh

BMKD mang lại cho người nắm giữ lợi thế kinh doanh

2.3. Tính bảo mật

Tính bảo mật thể hiện ở chỗ BMKD được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để các thông tin này không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Các biện pháp hạn chế này có thể được chia thành 02 nhóm dưới đây:

- Các biện pháp hạn chế việc tiếp cận hoặc biết đến BMKD, ví dụ như hạn chế đối tượng nhân viên biết về bí mật kinh doanh. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm hạn chế những người thường xuyên làm việc (có khả năng tiếp cận) không biết hoặc không dễ dàng biết được toàn bộ thông tin BMKD đó.

- Các biện pháp ngăn chặn việc bộc lộ thông tin BMKD khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Các biện pháp này đặc biệt được doanh nghiệp chú ý đối với người lao động - đối tượng có khả năng tiếp cận với BMKD trong quá trình làm việc.

2.4. Không thuộc đối tượng không được bảo hộ do luật định

Không phải thông tin nào cũng được xem xét và bảo hộ với tên gọi “Bí mật kinh doanh”, dưới đây là một số đối tượng không được bảo hộ theo luật định:

- Bí mật về nhân thân;

- Bí mật về quản lý nhà nước;

- Bí mật về quốc phòng, an ninh;

- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Một sáng chế có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh

Không phải thông tin nào cũng được bảo hộ với tên gọi “Bí mật kinh doanh”

Lý do chính để chúng không được bảo hộ bí mật kinh doanh là vì các thông tin cá nhân, thông tin liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước, an ninh quốc gia không liên quan đến hoạt động kinh doanh. Do đó, không là đối tượng được bảo hộ “Bí mật kinh doanh” mà được bảo vệ bằng quy định pháp luật khác, ví dụ như quy định về Quyền về bí mật đời tư , Luật bảo vệ bí mật nhà nước, Bộ luật hình sự,...

Bí mật kinh doanh là đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ tự động mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Tuy vậy, thông tin để được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh cần không thuộc đối tượng không được bảo hộ do luật định và đáp ứng các điều kiện như: (i) Không là hiểu biết thông thường và dễ dàng có được; (ii) mang lại lợi thế kinh doanh cho người nắm giữ; (iii) được áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh không bị bộc lộ.

So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh? Ưu điểm và hạn chế của mỗi cơ chế bảo hộ?

Ngày 25/05/2012, Công ty TNHH Đông Nam Dược Trường Sơn ( Công ty TNHH Trường Sơn) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “ LION” cho sản phẩm kem xoa bóp và được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “ LION” ngày 14/04/2013. Ngày 20/03/2013 Công ty TNHH Trường Sơn nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với bao bì sản phẩm kem xoa bóp LION.

Ngày 05/09/2013, công ty TNHH Trường Sơn phát hiện trên thị trường có sản phẩm kem xoa bóp của công ty Dược phẩm Minh Sơn mang nhãn hiệu “ LIONS” tương tự với nhãn hiệu “LION”; đồng thời, bao bì sản phẩm của công ty Dược phẩm Minh Sơn có các họa tiết trên hộp kem giống với kiểu dáng bao bì mà công ty TNHH Trường Sơn đã đăng ký.

 Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề:

  • Công ty Dược phẩm Minh Sơn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty TNHH Trường Sơn không? Là những hành vi nào?
  • Công ty TNHH Trường Sơn có quyền gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Luật sở hữu trí tuệ.
  • Nghị định số: 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh? Ưu điểm và hạn chế của mỗi cơ chế bảo hộ?

So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh

Điểm giống nhau:

  • Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, được bảo hộ về mặt nội dung ý tưởng.
  • Gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điểm khác nhau:

Về khái niệm:

  • “Sáng chế” là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. (theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
  • “Bí mật kinh doanh” là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. (theo khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

Như vậy, có thể thấy phạm vi bảo hộ của bí mật kinh doanh rộng hơn so với sáng chế khi bao gồm cả những giải pháp dưới dạng thông tin.

Về điều kiện bảo hộ:

  • Điều kiện chung đối với “sáng chế” được quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ, bao gồm có tính mới; có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Điều kiện để bảo hộ đối với “bí mật kinh doanh” là: Không phải hiểu biết thông thường; Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như: thông tin khoa học kỹ thuật, thương mại, tài chính…; Được bảo mật bằng biện pháp cần thiết để không bị bộ lộ và dễ dàng tiếp cận được.

Một sáng chế có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh
So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh? Ưu điểm và hạn chế của mỗi cơ chế bảo hộ?

Có thể thấy, điều kiện bảo hộ đối với “bí mật kinh doanh” đơn giản hơn so với điều kiện bảo hộ “sáng chế”.

Về căn cứ xác lập quyền:

  • Quyền của chủ sở hữu đối với “sáng chế” được xác lập thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Chủ sở hữu “bí mật kinh doanh” không cần đăng ký mà quyền này được phát sinh tự động.

Về thời hạn bảo hộ:

  • “Sáng chế” được bảo hộ trong thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký.
  • Thời hạn bảo hộ đối với “Bí mật kinh doanh” là không xác định.

Về phạm vi quyền được bảo hộ:

  • Đối với “sáng chế”, trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng sáng chế, kể cả khi được tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược.
  • Đối với “bí mật kinh doanh” thì chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược mà có.

Về nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra tranh chấp:

  • Chủ sở hữu sáng chế sẽ không cần chứng minh, chỉ cần đưa ra văn bằng bảo hộ.
  • Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh.

so sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh?

Ưu điểm và hạn chế của mỗi cơ chế bảo hộ

Đối với cơ chế bảo hộ sáng chế.

Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ độc quyền về mặt nội dung ý tưởng trong suốt thời gian bảo hộ, điều này cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế, hạn chế được sự xâm phạm quyền.
  • Khi có tranh chấp thì chủ sở hữu không cần chứng minh quyền của mình, chỉ cần đưa ra văn bằng bảo hộ.

Nhược điểm:

  • Văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ có hiệu lực trong vòng 20 năm, do đó khi hết thời hạn 20 năm thì người khác có thể sử dụng mà không cần xin phép.
  • Văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ cấp cho những giải pháp kỹ thuật cụ thể mà không cấp cho ý tưởng.
  • Người yêu cầu cấp bằng sáng chế phải công bố trước công chúng một cách chi tiết những bí quyết kỹ thuật và phải nêu rõ phạm vi bảo hộ hợp lý. Do đó khi hết thời hạn bảo hộ thì bí quyết kĩ thuật sẽ không còn là sở hữu độc quyền của chủ sở hữu nữa.
  • Tốn thời gian và chi phí xin cấp bằng bảo hộ.

Đối với cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh.

Ưu điểm:

  • Được bảo hộ tự động mà không cần thông qua thủ tục đăng ký.
  • Do không cần thông qua thủ tục đăng ký, nên những bí mật kinh doanh của chủ sở hữu sẽ không bị công khai.
  • Thời hạn bảo hộ của bí mật kinh doanh bị hạn chế.

Nhược điểm:

  • Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh.
  • Đối với “bí mật kinh doanh” thì chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược mà có.

Công ty Dược phầm Minh Sơn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH Trường Sơn không? Là những hành vi nào?

Đối với nhãn hiệu “LION”

Thứ nhất, cần khẳng định Công ty TNHH Trường Sơn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “LION”.

Cụ thể, ngày 25/05/2012 Công ty TNHH Trường Sơn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “LION” và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “LION” vào ngày 10/04/2013. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng”.

Như vậy, có thể khẳng định Công ty TNHH Trường Sơn là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu “LION” và có những quyền được quy định tại Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng.

Xét về hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ quy định “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”. Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Trong tình huống trên, Công ty TNHH Trường Sơn nộp đơn vào ngày 25/05/2012, do đó Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty sẽ có hiệu lực đến hết ngày 25/05/2022. Như vậy, tại thời điểm xảy ra tranh chấp thì Công ty TNHH Trường Sơn vẫn được bảo hộ đối với nhãn hiệu “LION”.

Thứ hai, Công ty Dược phẩm Minh Sơn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty TNHH Trường Sơn.

Một hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

“Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:

Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Trong tình huống trên, Công ty Dược phẩm Minh Sơn đã có hành vi sử dụng nhãn hiệu “LIONS” trên sản phẩm kem xoa bóp của mình. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 129: “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Hành vi này có đầy đủ các căn cứ để bị coi là xâm phạm:

  • Đối tượng bị xem xét là nhãn hiệu “LIONS” của Công ty Dược phẩm Minh Sơn thuộc đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có yếu tố xâm phạm trong nhãn hiệu “LIONS”: nhãn hiệu này có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “LION” cho kem xoa bóp của Công ty TNHH Trường Sơn.
  • Công ty Dược phẩm Minh Sơn đã thực hiện hành vi trên nhưng không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
  • Hành vi trên xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định Công ty Dược phẩm Minh Sơn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH Trường Sơn. Hành vi đó là sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho hàng hóa trùng được đăng ký kèm theo nhãn hiệu.

Đối với kiểu dáng công nghiệp cho bao bì sản phẩm kem xoa bóp LION

Khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng”.

Theo đó, chủ sở hữu kiếu dáng công nghiệp phải là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, trong tình huống trên Công ty TNHH Trường Sơn mới nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với bao bì sản phẩm kem xoa bóp LION vào ngày 20/03/2013 những chưa được cấp văn bằng bảo hộ, do đó Công ty TNHH Tường Sơn chưa phải là chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp này.

Như vậy, nếu Công ty TNHH Trường Sơn chưa được cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp cho bao bì sản phẩm thì sẽ không thể coi hành vi của Công ty Dược phẩm Minh Sơn là hành vi xâm phạm.

Mặt khác, khoản 1 Điều 134 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

  • “Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
  • Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp”.
  • Theo đó, nếu như Công ty Dược phẩm Minh Sơn chứng minh được rằng mình đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện để sử dụng bao bì cho sản phẩm của công ty và bao bì này được tạo ra một cách độc lập trước thời điểm Công ty TNHH Trường Sơn nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì ngay cả khi Công ty TNHH Trường Sơn được cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp thì Công ty Dược phẩm Minh Sơn vẫn được quyền sử dụng bao bì đó trong phạm vi, khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù.
  • Còn trong trường hợp Công ty Dược phẩm Minh Sơn cố tình bắt trước kiểu dáng bao bì của công ty TNHH Trường Sơn thì đây sẽ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Luật Sở hữu trí tuệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 30 như sau: “Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ”.

Công ty TNHH Trường Sơn có quyền gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?

Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu LION. Với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu LION, Công ty TNHH Trường sơn có quyền sau:

Thứ nhất là quyền ngăn cấm người khác sử dụng theo quy định tại điều 125 Luật sở hữu trí tuệ. Khoản 1 Điều 125 quy định:

“Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”.

Bên cạnh đó, Luật sở hữu trí tuệ quy định cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ quyền tự bảo vệ tại Điều 198 như sau:

“Điều 198. Quyền tự bảo vệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.

Theo đó, Công ty TNHH Trường Sơn có quyền yêu cầu Công ty Dược phẩm Minh Sơn chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu “LIONS” trên sản phẩm kem xoa bóp và các sản phẩm tương tự; xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại nếu có.

Nếu Công ty Dược phẩm Minh Sơn vẫn tiếp tục có hành vi xâm phạm, Công ty TNHH Trường Sơn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bảo vệ quyền đối với kiểu dáng công nghiệp cho bao bì sản phẩm

Do Công ty TNHH Trường Sơn chưa được cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp cho bao bì sản phẩm nên chỉ có quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật sở hữu trí tuệ:

“Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng”.

Theo đó, Công ty TNHH Trường Sơn chỉ có quyền thông báo bằng văn bản cho Công ty Dược phẩm Minh Sơn về việc mình đã nộp đơn đăng ký để Công ty Dược phẩm Minh Sơn chấm dứt việc sử dụng.

Nếu đã thực hiện việc thông báo mà Công ty Dược phẩm Minh Sơn vẫn tiếp tục sử dụng thì đến khi được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, công ty TNHH Trường Sơn có quyền yêu cầu Công ty Dược phẩm Minh Sơn trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp, thiết trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh? Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.