Một công thức mở đầu quen thuộc của ca dao là gì

MỤC LỤC

Trang

1. ĐÔI NÉT VỀ CA DAO.......................................................................................................... 2

1.1- Khái niệm ca dao ............................................................................................................... 2

1.2-Đặc điểm của ca dao........................................................................................................... 2

2. TÍNH BIỂU TRƯNG TRONG CA DAO ........................................................................... 3

2.1-Thế nào là tính biểu trưng trong ca dao .......................................................................... 3

2.2- Ý nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu trưng trong ca dao............................... 4

D. Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 21

TÍNH BIỂU TRƯNG TRONG CA DAO

1. ĐÔI NÉT VỀ CA DAO

1.1. Khái niệm ca dao

Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta đã tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Do đó, người ta có thể nói ranh giới giữa ca dao và dân ca không rõ.

Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Về điểm này, trong “Văn học dân gian”, tập 2 (Lịch sử Văn học Việt Nam), Đinh Gia Khánh có chú thích như sau: “Trong Kinh Thi, phần Ngụy trong bài “Viên hữu đào” có câu “Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao” (Lòng ta buồn, ta ca và dao). Sách “Mao truyện” viết: “Khúc hợp nhạc viết ca, đô ca viết dao” (Khúc hát có nhạc đệm theo lời gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao). Trong sách “Cổ giao ngạn” bài “Phàm lệ” lại phân biệt thêm: “Ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca”.

Thời trước, người ta còn gọi ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Từ ca dao chúng ta quen dùng từ lâu và chúng ta đã không nhận định thể loại này theo những khía cạnh khác nhau nhau như trong các sách trên đây của Trung Quốc. Ở Việt Nam, chúng ta phân biệt ca dao có những câu bốn chữ, năm chữ, sáu tám, hay hai bảy sáu tám, đều có thể ngâm được nguyên câu. Không cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy. Còn dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca, vì hát yêu cầu phải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm.

Vậy, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca. Đó là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

1.2. Đặc điểm của ca dao

Về nội dung: ca dao có ba nội dung chủ yếu là: tình yêu của nhân dân Việt Nam, ý thức lao động và sản xuất của nhân dân Việt Nam, tính chất nhân đạo chủ nghĩa.

Về hình thức nghệ thuật:

- Thể loại: ca dao là những bài thường ngắn, hoặc hai, bốn, sáu hay tám câu, âm điệu lưu loát và phong phú. Ca dao có nhiều thể, mà nhiều hơn cả là thể sáu - tám, thể bốn chữ và thể hai - bảy - sáu - tám nhưng không nhiều.

- Vần: vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị và rất tươi tắn. Nó như một lời nói thông thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng nhưng miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Ca dao đã tận dụng rất đúng chỗ những âm thanh, nhạc điệu của tiếng Việt ở những tiếng đơn, tiếng kép, tiếng ghép nên khi tả người, tả việc, tả hình dung, tả tiếng kêu, tả cảnh rất tài tình.

- Lối dùng chữ: thường là nghĩa bóng, láy đi láy lại từng tiếng một, làm cho người nghe phải thấm thía về chủ đề, làm nổi lên trọng tâm của bài ca dao rất tài tình. Ca dao dùng nhiều hình ảnh để nói lên cái đẹp, cái tốt hay cái xấu nhưng lại không nói thẳng mà dùng phương pháp hình tượng hóa, so sánh, ẩn dụ, nhân cách hóa, vật hóa, …

2.TÍNH BIỂU TRƯNG TRONG CA DAO:

2.1. Thế nào là tính biểu trưng trong ca dao?

Biểu trưng nói một cách đơn giản là dùng cái A để nói cái B. Chẳng hạn, cặp biểu trưng "cá chậu - chim lồng" biểu trưng cho cảnh tù túng của một ai đó, trong ca dao thường có biểu trưng cho người con gái có chồng mà không hạnh phúc.

Biểu trưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng đất bởi quá trình biểu trưng hóa (quá trình liên tưởng so sánh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chi phối của môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.

Biểu trưng nghệ thuật trong ca dao được xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng về một ý niệm tượng trưng. Biểu trưng không chỉ đơn thuần thay thế cái được biểu hiện mà còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng, tình cảm,… của con người.

Thật ra, sắc thái, phong cách ca dao mỗi miền được tạo nên bởi nhiều thành tố: địa lý, lịch sử, văn hóa địa phương. Tuy nhiên, hệ thống biểu trưng ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc, toàn diện hơn bởi có thể nói biểu trưng nghệ thuật là nơi kết tụ đầy đủ nhất những giá trị văn hóa truyền thống của một khu vực cư trú.

Có hai loại biểu tượng mang tính biểu trưng thường gặp trong ca dao là:

Biểu tượng đơn: Là những biểu tượng chỉ bao gồm một sự vật, một hình ảnh duy nhất mang tính biểu trưng. Ví dụ như: Quế (biểu trưng cho người con gái có phẩm cách tốt đẹp), Cơm đùm, cơm gói (biểu trưng cho cuộc sống gian nan, vất vả), con trâu (biểu trưng cho cơ nghiệp của người nông dân), con cò (biểu trưng cho hình ảnh người nông dân hay người phụ nữ lam lũ, vất vả), dâu (biểu trưng cho người con gái),…

Biểu tượng đôi: Còn gọi là biểu tượng sóng đôi, là biểu tượng cặp đôi hai hình ảnh. Những biểu tượng sóng đôi thường gặp như: răng - tóc (biểu trưng cho phẩm chất của con người), sông - nước (biểu trưng cho làng quê Việt Nam), khăn - áo (biểu trưng cho vật đính ước), muối - dưa (biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng), giường - chiếu (biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng), thuyền - bến (biểu trưng cho tình yêu đôi lứa), Dâu - tằm (biểu trưng cho một đôi bạn tình), Dĩa muối - sàng rau (biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng), Gừng cay - muối mặn (biểu trưng cho sự mặn nồng của tình yêu lứa đôi), …

Những biểu tượng mang tính biểu trưng trong ca dao chính là ký hiệu bao gồm cái biểu hiện và cái được biểu hiện được gắn kết nhau bằng một mối liên hệ nhất định. Người ta dùng hình ảnh này để tỏ ý nghĩa nọ. Vì thế, ở góc độ tu từ nó rất gần với nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ. Biểu trưng nghệ thuật sẽ chi phối trực tiếp đến các thành tố thi pháp ca dao như ngôn ngữ, đề tài, chủ đề, kết cấu, nhân vật trữ tình,... góp phần tổ chức các yếu tố nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm.

Tìm đến thế giới biểu tượng nghệ thuật mang tính biểu trưng trong ca dao Việt Nam, chúng ta cần tìm thấy được những hình ảnh và hương sắc riêng của nó. Trong xu hướng giao lưu hội nhập ngày nay, chúng ta đã tìm đến cái chung nhưng nhất thiết không thể xóa bỏ cái riêng bởi chính cái riêng này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của ca dao cả nước.

2.2. Ý nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu trưng trong ca dao

Hình ảnh mái tóc:

Người xưa nói: “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Đầu tiên, ta thấy mái tóc không chỉ biểu hiện vẻ đẹp hình thức mà còn nói lên tâm hồn, tích cách, thậm chí có thể dự báo được số phận tương lai của người sở hữu nó. Ca dao dân gian thường không miêu tả toàn bộ diện mạo con người mà thường chỉ chọn những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất, gây ấn tượng mạnh nhất.

Mái tóc gắn với hình ảnh người phụ nữ. Dày, thẳng, mượt, dài là đặc điểm của một mái tóc lí tưởng trong quan niệm dân gian:

“Ba cô anh lạ cả ba

Bốn cô anh lạ cả bốn biết là quen ai

Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài

Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang.

Bây giờ kẻ ở người về

Mái tóc xanh chấm đất

Quyết xén thề ngang vai.

Người bao nhiêu tuổi hỡi người

Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa

Tóc xanh tươi tốt rậm rà

Răng đen nhánh nhánh tưởng là hạt na”.

Mái tóc dài bóng mượt của các cô thôn nữ đã từng làm biết bao chàng trai phải bối rối, bồn chồn:

Tóc ngang lưng vừa chừng em bới

Để chi dài bối rối lòng anh…”

Người phụ nữ Kinh duyên dáng với mái tóc đuôi gà:

Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên”

Trong quan niệm thẩm mĩ của người Việt Nam, cái đẹp phải luôn đi cùng cái hữu ích, cái đẹp hình thức phải luôn đi liền với vẻ đẹp của tâm hồn, nội tâm.

*Như vậy, thông qua hình ảnh mái tóc, dân gian đã thể hiện quan niệm của mình về cái đẹp. Mái tóc biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ.

Hình ảnh chiếc áo:

-Thứ nhất, chiếc áo - biểu tượng cho thân phận, địa vị của con người trong xã hội:

Chiếc áo trong ca dao thông qua màu sắc, chất liệu, cách may,… để thể hiện người mặc nó ở giai cấp nào trong xã hội. Đây chắc chắn không phải là một cô thôn nữ mà là một tiểu thư khuê các, kiêu sa:

Yếm trắng cô khéo ngả mùi

Áo sa tanh, quần lĩnh giắt vài hoa chanh”

Trong khi đó, màu nâu kết hợp với hình ảnh áo vá thường biểu tượng cho cảnh nghèo khổ thiếu thốn:

“Lênh đênh bè ngổ bè dừa

Quần nâu áo vá đâu vừa thì chơi”

-Thứ hai, chiếc áo - biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính đầy sức quyến rũ cho phẩm hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ:

“Em là con gái đồng chiêm

Lấy dao cắt cỏ lấy liềm bổ cau

Quần màu nâu, áo mầu nâu

Cái thắt lưng láng đứng đâu cũng giòn”

Những cô thôn nữ thường ngày vất vả với công việc đồng áng, giản dị trong tấm áo nâu sồng thì trong những dịp lễ hội mùa xuân họ trở nên lộng lẫy lạ thường với những bộ áo sắc màu nổi bật, có sức hút kì lạ:

“Đôi ba đôi ba

Tuổi cô mình chừng độ đôi ba

Em vận cái quần trứng sáo, cái áo the hoa phơ phất nhuộm màu

Em đã xinh lại có khăn nhiễu đội đầu

Em đội cái nón xứ Nghệ ra màu điểm trang”.

Khả năng chịu đựng cam phận, lam lũ biết giữ mình làm tròn bổn phận là biểu hiện của người phụ nữ Việt Nam :

“Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người”…

Hình ảnh chiếc áo vá, áo rách còn chứa đựng đức hi sinh vì chồng vì con của người phụ nữ xưa:

“Trăm năm duyên nghĩa vẹn toàn

Dầu thương áo rách vá quàng cũng thương”

-Thứ ba, chiếc áo còn là một vật làm tin, minh chứng cho tình yêu sâu nặng của những người đang yêu, để họ nhắn nhủ dặn dò bạn tình của mình giữ trọn lời thề thủy chung:

Lụa làng trúc vừa thanh vừa bóng

May áo chàng cùng sóng áo em

Chữ tình sánh với chữ duyên

Xin đừng may áo mà quên lời nguyền”.

-Thứ tư, chiếc áo còn là cái cớ để chàng trai bày tỏ tình yêu với cô gái, vừa lãng mạn, vừa tinh tế, cùng với một trí tuệ vô cùng sắc sảo:

Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà ?...”

-Thứ năm, chiếc áo không chỉ là minh chứng trong tình yêu sâu nặng mà còn gắn với sự đổi thay trong tình yêu:

“Mưa sa ướt áo lụa dày

Mấy lợi phi nghĩa ai bày cho anh”.

*Tóm lại, chiếc áo là hình ảnh biểu tượng luôn gắn liền với tình yêu cao đẹp, trong sáng, kín đáo của người Việt Nam xưa.

► Hình ảnh dải yếm:

So với nhiều vật dụng đi vào ca dao như áo, khăn, gương, lược, bát đũa, chiếu giường, dải yếm thường gắn liền với vẻ đẹp người con gái hơn cả.

-Thứ nhất, ta thấy nó không chỉ là trang phục có chức năng bảo vệ, che chắn mà còn tôn thêm vẻ đẹp cho người phụ nữ:

Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu

Răng đen nhưng nhức, mái tóc đầu em hãy còn xanh”

Đẹp như tiên giáng trần - đó là cách ví von khi nói về một người con gái đẹp, nhưng hình ảnh về cô tiên vẫn không thể thiếu đôi dải yếm tươi tắn điểm tô:

Mỗi tranh vẽ một cô tiên

Cô đàn cô sáo, cô gõ sênh tiền đẹp sao

Cô nào yếm cũng lòng đào

Cô nào mắt cũng như sao trên trời”.

-Thứ hai, ta thấy dải yếm là chiếc cầu nối để gặp gỡ, tình tự, giao duyên:

Một cô gái khác dùng dải yếm để thể hiện khát vọng và tính cách theo cách riêng của mình:

Ước gì dải yếm em dài

Để em buộc lấy những hai anh chàng”.

-Thứ ba, dải yếm - biểu tượng thiêng liêng, kì diệu của tình yêu son sắt:

Ở bài ca dao dưới đây, dải yếm đã đi vào nỗi nhớ:

“Mình về có nhớ ta chăng

Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình

Ta về ta cũng nhớ mình

Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao”.

Tình yêu giúp con người ta lớn hơn mình đã lớn, trưởng thành hơn mình đã trưởng thành, và làm được những việc tưởng chừng không thể:

Đêm nằm đắp chục chiếc chăn

Làm sao sánh được ấm bằng yếm em.

Cái nghịch lí ở đây là “chục chiếc chăn” mà không ấm bằng chiếc yếm mỏng manh bé nhỏ bởi lẽ trong “chiếc yếm” chứa đựng cả tình cảm đơn sơ, mộc mạc mà ấm nồng.

Đến với bài ca dao khác, ta sẽ cảm nhận được sức mạnh mới mà đôi dải yếm mang lại:

Thuyền anh mắc cạn lên đây

Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền”.

* Vì vậy, trong dân gian cái dải yếm thường là vật biểu trưng của tình yêu đã đến độ sâu nặng vững bền, một tình yêu trong sáng thủy chung.

► Hình ảnh hoa sen - biểu tượng văn hóa Việt

Tồn tại từ ngàn năm cùng với cây cỏ thiên nhiên đất nước, hoa sen không chỉ là người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu trưng văn hóa bén rễ sâu trong tâm thức người dân Việt.

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Vì thế, sen dù mọc nơi đâu, trong hồ nước hay bãi bùn lầy thì sen vẫn là sen, vẫn luôn giữ được “mầm” bản chất cao quý bên trong:

Hoa sen mọc bãi cát lầy

Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen

Chính sự song hành của sắc và hương ấy trong hoa sen mà hoa được ví với những bậc nhân tài xuất chúng, đủ tài vẹn đức:

“Nhân tài như thể bách hoa

Hoa sen thơm ngát, hoa trà đẹp tươi”

Người Việt ta vẫn thường sử dụng các loài hoa để miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ, song hiếm có câu ca nào có vẻ đẹp và sức gợi như câu ca dao:

“Cổ tay em trắng như ngà

Đôi mắt em liếc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

Vẻ đẹp hương sắc của hoa sen rất gần gũi với đời sống của người dân. Vì thế, những đôi trai gái muốn dò hỏi ý tứ nhau cũng lấy hình ảnh hoa sen để trao lời:

“Bấy lâu còn lạ chưa quen

Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?

Hồ còn leo lẻo nước trong

Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen”

*Như vậy, hoa sen đã trở thành biểu tượng đẹp trong đời sống con người Việt Nam.

► Hình ảnh hoa đào:

Trong thế giới đa sắc của các loài hoa, hoa đào là thứ hoa đẹp và quý. Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân và còn là hình ảnh của sự đổi mới và sức sống sản dồi dào.

Các thi sĩ dân gian đã khắc họa vẻ đẹp người phụ nữ trong sự tương quan với hoa đào, đôi khi là búp đào, đào tơ hay quả đào non:

“Thấy em mắt phượng môi son
Mày ngài da tuyết đào non trên cành”

Hình ảnh người con gái đứng bên vườn đào đã được khắc họa như một bức tranh trữ tình:

“Hôm qua thơ thẩn vườn đào
Thấy người thục nữ vít cành đào hái hoa”

Người con gái xuân sắc giống như hoa đào đang còn độ xinh tươi, lôi cuốn, hấp dẫn bao người:

“Đi ngang thấy búp hoa đàoMuốn vào mà bẻ sợ bờ rào lắm gai

Bông đào choi chói nở ra


Giơ tay muốn hái sợ nhà có cây”

Không chỉ hoa đào, búp đào được ví với người con gái mà cả cây đào cũng được ca dao lấy làm biểu tượng cho người con gái:

“Công anh gánh đất đắp cội cây đàoCông anh rào dậu để cho ai vào hái hoa

Cây lê, cây lựu cây đào


Ba bốn cây đứng đó cây nào còn không”

Hoa đào trong vai trò biểu tượng cho tình yêu được ca dao sử dụng nhiều theo từng cặp biểu tượng cho đôi bạn tình. Cặp biểu tượng thường gặp nhất và cũng quen thuộc nhất với người Việt Nam là mận - đào qua những lời ca dao tỏ tình nổi tiếng:

“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?Đêm qua mận mới hỏi đào

Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?”

Hoa đào được coi là dấu hiệu, là biểu tượng của mùa xuân:

“Chào chàng tới cả đình trungChào mừng sẽ hỏi anh hùng tài cao

Rằng đây thu cúc, xuân đào


Mơ xe mận lại gió chào trăng thu”.

*Như vậy ý nghĩa biểu tượng của đào trong ca dao chủ yếu là biểu tượng cho người con gái, cho tình yêu đôi lứa và tình cảm vợ chồng và một sức sống tươi non mơn mởn.

► Hình ảnh cây đa - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai.

Cũng với ý nghĩa ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người:

“Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”.

Cây đa trốc gốc trôi rồi

Đò đưa bến khác, em ngồi đợi ai?”
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”

Cây đa khẳng định sự bền vững của tình yêu đôi lứa:
“Có quán tình phụ cây đa
Ba năm quán đổ cây đa hãy còn”

Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái:

“Em đang dệt vải quay tơBỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà

Hẹn giờ ra gốc cây đa


Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao”.

“Cây đa trốc gốc

Thợ mộc đang cưa

Gặp em đứng bóng ban trưa

Trách trời vội tối phân chưa hết lời”.

“ Nào khi ngồi cội cây đa
Người thương có nhớ chăng là người thương”.

Với người dân quê truyền thống, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân

biệt ngôi thứ:
“Không tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền thì hãy lân la vào hàng”

Với ca dao, cây đa trong vai trò là cây thiêng, là biểu tượng của thần linh đã được thể hiện hoàn toàn khác:

“Ở cho phải phải phân phân

Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”.

*Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh.

Hình ảnh chiếc cầu:

Chiếc cầu là hình ảnh thân thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt, lao động, tình cảm. Nó bắc qua con mương, cái lạch, dòng sông, nối liền đôi bờ, thành nơi gặp gỡ, hò hẹn, đón đưa. Bên cạnh chiếc cầu bình thường đó còn có chiếc cầu trừu tượng nối những tấm lòng, những trái tim.

Cầu ván, cầu tre gắn liền với sự khó khăn, vất vả:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi”

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học mẹ đi trường đời”.

Khó đi mượn chén ăn cơm

Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi”.

Ngoài cầu ván, cầu tre, thì trong ca dao Việt Nam còn có những chiếc cầu mang ý nghĩa tượng trưng đặc biệt để thể hiện tình yêu đôi lứa:

“Bậu đừng dứt nghĩa cầu ô

Chớ anh không phụ Hớn, chuộng Hồ như ai”

Chàng trai trong ca dao bắc chiếc cầu cành hồng ngỏ lời với người con gái:

Hai ta cách một con sông,

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

Cô kia cắt cỏ bên sông,

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

Chiếc cầu cành hồng chỉ có trong trí tưởng tượng, mang tính ước lệ. Có khi chiếc cầu được bắc bởi cành trầm:

Cách nhau có một con đầm,

Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang

Cành trầm lá dọc, lá ngang,

Đố người bên ấy bước sang cành trầm.

Nếu chàng trai bắc chiếc cầu cành hồng, cành trầm thì trong ca dao Nam Bộ, người con gái bắc cầu sợi chỉ giúp người yêu “giảm mối sầu tương tư”:

“Sông cách sông, thuỷ cách thủy,

Em xe sợi chỉ, em bắc cây cầu,

Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư”.

Sợi chỉ là vật dụng thân quen gắn liền với đức tính chăm chỉ, khéo tay của người con gái. Cô ấy mượn sợi chỉ để bắc chiếc cầu tình cảm đáp lại tình yêu của chàng trai.

Từ cây rau mồng tơi phổ biến ở nông thôn, các chàng trai bình dân xưa bắc chiếc cầu mồng tơi qua mời cô gái sang chơi. Lời đáp lại của cô gái hơn cả tuyệt vời:

“Gần đây mà chẳng sang chơi,

Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu”

Cầu dải yếm là chiếc cầu gợi cảm nhất:

“Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”.

  • là vật thân thiết, rất riêng tư của người con gái và cô ta cũng chỉ bắc cho một người duy nhất.

*Như vậy, chiếc cầu đã trở thành biểu tượng đẹp trong việc thể hiện tình yêu đôi lứa.

Hình ảnh của con trâu:

Con trâu đã xuất hiện trong nền văn minh lúa nước của cư dân Việt từ thuở khai hoang mở cõi, thời đại các vua Hùng cách đây 4.000 năm. Cũng từ xa xưa, người dân đã biết dùng trâu để cày bừa, kéo xe, chở người, làm thực phẩm, tham gia các hoạt động vui chơi hay thờ cúng,...

Ở nước ta có các lễ hội chọi trâu như hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng, chọi trâu Lập Thạch Vĩnh Phúc, chọi trâu Phú Thọ:

“Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”.

“Con trâu là đầu cơ nghiệp” nên hình ảnh con trâu đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự trù phú của làng quê Việt:

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”.

“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu”

Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”.

*Tóm lại, ngắm nhìn lũ trẻ chăn trâu trên triền đê, thả sáo diều hay đùa nghịch dưới ao nước mát hoặc lững thững về chuồng,… luôn là những hình ảnh mang cho ta một cảm giác bình yên của làng quê Việt.

Hình ảnh con cò -biểu tượng của làng quê Việt Nam

Con cò là một loài chim quen thuộc với đồng ruộng, quê hương Việt Nam. Trong khung cảnh màu xanh của trời, của đồng lúa, của dòng sông, cánh cò trắng lượn lờ, bay bổng, nổi bật lên bầu trời trong xanh, nhẹ nhàng phơi phới.

Con cò mang theo một số kiếp vất vả, dù là bay bổng thênh thang, vẫn canh cánh bên lòng bổn phận của một người mẹ:
Con cò bay bổng bay laBay qua cửa miếu, bay ra cánh đồng…

Con cò lội bãi rau xanh


Đắng cay chịu vậy, than rằng cùng ai”

Với nông dân, con cò vẫn là con vật gần gũi nhất với người nông dân:
Cái cò, cái vạc, cái nôngSao mầy gậm lúa nhà ông, hỡi còKhông, không tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi”.

Con cò còn biểu tượng cho sự lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam xưa:
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]: http://nguyenvanbe.com [/
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]: http://nguyenvanbe.com [/B][/RIGCon cò lặn lội bờ sông
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]: http://nguyenvanbGánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.

Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống aoÔng ơi ông vớt tôi naoNếu có lòng nào ông hãy xáo măngCó xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”. [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]: http://nguyenvanbe.com [/B][/RIG [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]: http://nguyenvanbe.com [/B][/R[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]: http://nguyenvanbe.com [/B][/RIG

Con cò ở trên đi kiếm mồi gặp nguy hiểm phải chịu chết “lộn cổ xuống ao”, thì con cò ở trong câu ca dao này cũng gặp nguy hiểm nhưng thoát được “bay lên”- biểu tượng cho đức hi sinh, vượt khó của người mẹ:

Cái cò

là cái cò conMẹ đi xúc tép, để con ở nhàMẹ đi một quãng đồng xaMẹ sà chân xuống, phải mà con lươnÔng kia có chiếc thuyền nanChở vào ao rậm xem lươn bắt còÔng kia chống gậy lò dò

Con lươn thụt xuống, con cò bay lên

”.

Con cò là biểu tượng sự nghèo khó của người nông dân xưa:

Cái cò chết tối hôm quaCó hai hạt gạo với ba đồng tiềnMột đồng mua trống, mua kènMột đồng mua mỡ đốt đèn thờ vongMột đồng mua mớ rau răm

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò

.

* Như vậy, hình ảnh con cò với những ý nghĩa biểu tượng trên đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt Nam ta từ bao đời nay, nhất là ta liên tưởng đến phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ xưa: tần tảo, vất vả, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.

Hình ảnh con bống:

Trong ca dao, con bống có ý nghĩa biểu tượng chỉ người thiếu nữ hay người thiếu phụ đảm đang, dí dỏm:

“Cái bống đi chợ Cầu Canh

Mua giấy mua bút cho anh vào trường

Nay mai anh đỗ làm quan

Võng anh đi trước võng nàng theo sau”.

-“Cái bống cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng”.

*Tóm lại, đối với người nông dân xưa, con bống có vẻ xinh xẻo, hiền lành và đáng yêu.

► Hình ảnh sông nước:

Trong ca dao dân ca Viêt Nam nói chung, sông thường được nhắc đến như một hình ảnh biểu trưng cho quê hương, cho miền quê, đất nước ...

Hình tượng sông khơi dậy ý niệm một cái gì đó mênh mông vô tận; dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liên tưởng về sự xa cách, sự bền vững, về cái nghĩa tình lớn lao, vô tận:

“Ơn hoài thai như biển

Ngãi dưỡng dục tợ sông

Em nguyền ở vậy không chồng

Lo nuôi cha mẹ hết lòng đạo con”

“Ơn cha rộng thênh thênh tựa biển

Nghĩa mẹ dài dằng dặc tựa sông”....

Sông thuộc loại thiên nhiên “lớn”. Đứng trước thiên nhiên “lớn”, con người cảm thấy mình trở nên nhỏ bé. Tầm vóc lớn lao của sông được làm cơ sở chứng minh cho sự bền vững:

“Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn

Núi lở, non mòn, nghĩa bạn không quên”

Chiều dài của sông dễ gợi người ta liên tưởng đến chiều dài vô tận của sự xa cách, của không gian và thời gian:

Sông dài cá lội biệt tămPhải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ

Sông dài cá lội biệt tăm


Người thương đâu vắng chỗ nằm còn đây”

Việc sang sông được xem là sang một vùng sống khác của cuộc đời, một ngã rẽ của cuộc đời:

“Ai đem con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng sáo bay”

“Vai mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu em dạ, thương chồng phải theo”

Xu hướng mượn hình tượng sông làm biểu tượng về chính con người, tình cảm con người. Trong đó, chiều sâu của sông tạo một ý niệm về lòng người khó dò:

Sông sâu sào vắn khó dò
Kia kìa con tạo đưa đò âm cung”

*Tóm lại: Sông là hình ảnh biểu tượng cho cuộc đời con người, kiếp người.

Biểu tượng trầu cau trong ca dao:

Từ lâu đời, trầu cau đã gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt. Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt. Dân gian có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu đi đôi với lời chào, lời thăm hỏi hay làm quen:

“Tiện đây ăn một miếng trầu

Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là"

Miếng trầu có khi là vật giao duyên giữa đôi trai gái:

Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời"

Nam nữ gặp nhau thường mời trầu nhau, thăm hỏi nhau để tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu:

“Đi đâu cho đổ mồ hôi

Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn"

“Thưa rằng bác mẹ em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người”

Khi đã quen hơi bén tiếng, trai gái cũng mượn miếng trầu để tỏ tình, nhất là các chàng trai nhờ miếng trầu mà tán tỉnh:

“Cho anh một miếng trầu vàng

Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm”

Miếng trầu nồng thắm luôn có mặt trong hôn lễ là sự khơi gợi, nhắc nhở mọi người hướng về một tình yêu son sắt, một cuộc sống vợ chồng gắn bó, thủy chung và luôn lấy nghĩa tình làm trọng:

Trầu này trầu nghĩa trầu tình

Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình lấy ta

* Ngày nay, các phong tục tập quán mất đi khá nhiều nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, cưới hỏi... của người Việt, bởi vì miếng trầu tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.

Hình ảnh “muối mặn- gừng cay” - biểu trưng cho lòng thủy chung:

  1. ảnh muối - gừng đã gắn bó quen thuộc với đời sống con người Việt Nam. “muối mặn - gừng cay” được xem như là một biểu tượng kép cho lòng thủy chung trọn vẹn của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng gắn bó mặn nồng, sâu đậm:

“Tay nâng chén muối, đĩa gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau”

“Dân ca quan họ Bắc Ninh” cũng có hình ảnh muối-gừng:

“Tay tiên chuốc chén rượu đào

Đổ đi thì tiếc uống vào thì say

Tay bưng chén muối, đĩa gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau”

“Dân ca Bình Trị Thiên” cũng có câu:

“Tay bưng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau

Tay bưng đĩa muối sàng rau

Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành.”

Riêng với thể song thất lục bát, ở Nghệ Tĩnh có bài:

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

*Tóm lại, hình ảnh “muối mặn - gừng cay” có ý nghĩa biểu tượng tình nghĩa sâu nặng, không thay đổi và nó đã trở thành nét đẹp trong đời sống tâm hồn người Việt.

Hình ảnh Người mẹ trong ca dao:

Trong ca dao Việt Nam khi nhắc đến hình ảnh người mẹ là nói đến công lao sinh đẻ, nuôi nấng, dạy dỗ và chăm lo cho con cái.

Công lao “trời biển” này có thể được tóm gồm qua chữ “nghĩa”

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Có khi công lao ấy lại được tổng hợp trong chữ “đức

“Công cha đức mẹ cao dầy,

Cưu mang trứng nước những ngày thơ ngây”

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chầy thức đủ vừa năm”.

Hình ảnh người mẹ hiền và người vợ đảm đang như chồng lên nhau thành một. Sự đảm đang của bà trước nhất là ở việc quán xuyến công việc cửa nhà:

“Canh một dọn cửa dọn nhà,

Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.

Lo cho chồng học hành

Canh tư bước sang canh năm,

Trình anh dậy học, chớ nằm làm chi.

Nữa mai Chúa mở khoa thi,

Bảng vàng choi chói kìa đề tên anh.

Bõ công cha mẹ sắm sanh,

Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành.

Lo lắng săn sóc nuôi nấng con cái

Miệng ru mắt nhỏ đôi hang

Thương con càng lớn mẹ càng thêm lo”

Những lúc người chồng đi vắng, thì sự can đảm của người vợ thực là cao cả. Hình ảnh người mẹ hiện ra vừa chất chứa những nét đớn đau:

“Anh đi, em ở lại nhà,

Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.

*Tóm lại: Hình ảnh người mẹ đã trở thành biểu tượng đẹp trong ca dao.

3.TỔNG KẾT :

Tìm hiểu những hình ảnh có tính biểu trưng trong ca dao giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đời sống tâm hồn của người xưa. Chúng ta thêm yêu hơn văn học dân gian, vì thế mỗi cá nhân phải góp sức vào việc sưu tầm và bảo tồn nền văn hóa của dân tộc như giữ gìn vẻ đẹp truyền thống qua hàng nghìn năm văn hiến lịch sử.

Hình ảnh sông- núi:

Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO.

Câu ca dao như thế thường xuất phát từ xúc cảm của con người trước thiên nhiên và cuộc sống, rồi vì lời hay ý đẹp nên lan dần trong dân gian, và truyền tụng từ đời này sang đời khác. Ca dao cũng biến đổi theo thiên nhiên, con người, và những thăng trầm của thế sự.

Ca dao Huế còn lấy sự trường tồn của cảnh quan để so sánh với tấm lòng thủy chung của con người:

"Núi Ngự Bình trước tròn sau méoSông An Cựu nắng đục mưa trongDẫu ai ăn ở hai lòng

Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng"

Hình ảnh thuyền –bến:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Hình ảnh cây trúc, cây mai:

Tác giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc cây mai. Họ nhắc đến “mai”, “trúc” để thể hiện con người. Trong ca dao, có “trúc” được nhắc đến một mình tượng trưng cho người con gái xinh xắn:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh”

“Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”

Có nhiều trường hợp “trúc”, “mai” được dùng xoắn xuýt với nhau thể hiện tình cảm lứa đôi thắm thiết:

“Đêm qua nguyệt lặn về tây

Sự tình kẻ đấy, người đây còn dài”

Trong ca dao, “trúc”, “mai” còn được dùng để diễn tả nhiều cung bậc của tình cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên:

Đây là lời nhắn nhủ, hi vọng:

“Đợi chờ trúc ở với mai

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng”

Đây là tâm trạng háo hức, mừng vui

Trầu này cúc, trúc, mai, đào

Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi

Đây là lời giận hờn trách móc :

Những là lên miếu xuống nghè

Để tôi đánh trúc, đánh tre về trồng

Tưởng rằng nên đạo vợ chồng

Nào ngờ nói thế mà không có gì.

-Đây là nỗi khát vọng :

Chiều nay có kẻ thất tình

Tựa mai, mai ngả, tựa đình, đình xiêu.

*Tóm lại, trong ca dao, “trúc”, “mai” thường được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên.

Hình ảnh hoa nhài :

Hoa là biểu tượng đáng chú ý trong ca dao. Trong nhiều thứ hoa, hoa nhài có những nghĩa biểu tượng khá đặc biệt, thể hiện quan niệm thẩm mĩ của từng dòng văn học, từng thời đại.

Người bình dân xưa miêu tả cảnh vừa đôi phải lứa :

Đôi ta lấm tấm hoa nhài

Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời

Hoa nhài được ví với nụ cười đáng yêu của cô gái :

Em là con út nhất nhà

Lời ăn tiếng nói thật là khoan thai

Miệng em cười như cánh hoa nhài

Như nụ hoa quế như tai hoa hồng

Ước gì anh được làm chồng

Để em làm vợ, tơ hồng trời xe

-Ba cô anh lạ cả ba

Bốn cô anh lạ cả bốn biết mà quen ai ?

Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài

Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang.

Ở những lời ca trên, hoa nhài thường gợi vẻ đẹp bên ngoài. Ở lời ca sau, hoa nhài biểu hiện vẻ đẹp bên trong và lâu bền :

Càng thắm lại càng mau phai

Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu.

Hương của hoa nhài còn tượng trưng cho vẻ cao quý, văn minh

Chẳng thơm cũng kể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

*Như vậy, hoa nhài là thứ hoa quý, tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, cho vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của con người-quan niệm thẩm mĩ của người bình dân xưa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1-Đỗ Bình Trị (năm 1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian-Nhà xuất bản Giáo dục.

2-Bích Hằng tuyển chọn (năm 2007), Ca dao Việt Nam-Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

3.Nguyễn Xuân Kính (năm 1992), Thi pháp ca dao-Nhà xuất bản khoa học xã hội.

4-Vũ Ngọc Phan (năm 2000), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam-Nhà xuất bản Văn học.

                                                                                                                               Nguyễn Thị Hồng Châu