Mô hình khép kín hướng nội là gì

Cùng ELLE giải mã những điểm khác biệt giữa người hướng nội và Echoist nhé.

Echoist: người quên đi bản thân mình

Về bản chất, họ là những người có tính cách trái ngược với người ái kỷ. So với những người ái kỷ, Echoist dễ cảm thấy tự ái và không biết yêu thương bản thân mình. Echoist hay còn gọi là những người theo chủ nghĩa “tiếng vọng” thường đánh mất nhận thức về giá trị và niềm tin của bản thân. Họ theo đuổi niềm tin rằng yêu thương luôn kèm với sự đánh đổi. Để có được sự công nhận của mọi người, họ đặt nhu cầu và cảm xúc của đối phương lên trên bản thân cũng như luôn khiêm tốn và chịu đựng một mình. Họ cho đi nhiều hơn, và đó là lý do họ bị thu hút bởi những người ái kỷ – những người chỉ muốn được nhận. 

Introvert: người hướng nội

Người hướng nội là người thích dành thời gian ở một mình và không thích tham gia vào đám đông. Họ luôn nghiền ngẫm mọi thứ và suy nghĩ cẩn thận trước khi phản hồi bất kỳ câu hỏi hoặc tham gia bất kỳ cuộc hội thoại nào. Có lẽ, đó là lý do họ bị đánh giá thấp hơn so với những người hướng ngoại. Đôi lúc, họ bị cho là những con người nhu nhược, yếu đuối, không dám nói lên chính kiến của bản thân. Nhưng liệu đó có phải là sự thật?

Đi tìm điểm khác biệt giữa người hướng nội và Echoist:

1. Nguồn gốc

Hướng nội ám chỉ đến tính cách của một cá nhân nào đó, điều tạo nên bản sắc riêng của mỗi cá thể. Khi được tận dụng, tính cách này sẽ giúp bạn đạt được điều mình muốn và cảm thấy tự tin hơn cũng như hiểu rõ giá trị của mình. Nhưng đối với Echoist, họ là những người đã từng trải qua nhiều thương tổn trong quá khứ. Những vết thương này có thể được hình thành từ các mối quan hệ gia đình, bạn bè và tình yêu. Về bản chất, hướng nội mang tính chất lành mạnh, còn Echoist thì lại mang sắc màu tiêu cực.

2. Người hướng nội không lo lắng khi ở bên cạnh người khác

Khác với Echoist, người hướng nội thích dành thời gian ở một mình mà không hề cảm thấy bản thân bị cô lập. Ngược lại, một Echoist sẽ cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi ở cùng mọi người, họ muốn làm hài lòng mọi người và luôn sợ rằng sự hiện diện của mình là cái gai trong mắt người khác.

Bên cạnh đó, người hướng nội sẽ không ngần ngại tìm một người bạn đồng hành khi họ cần, thực tế có rất nhiều người hướng nội cảm thấy được tiếp năng lượng và truyền cảm hứng từ mối quan hệ 1-1. Họ chỉ đơn giản cảm thấy bị choáng ngợp bởi đám đông khi mà có quá nhiều cuộc hội thoại diễn ra cùng một lúc khiến họ cảm thấy quá tải và mất nhiều thời gian để phản hồi.

Còn đối với Echoist, họ cảm thấy khó khăn khi làm quen với người khác cũng như tham gia vào các bữa tiệc đông người. Trừ khi họ cảm thấy họ có ích với người đó, chẳng hạn, một người bất kỳ đang cảm thấy thất vọng và cần sự an ủi từ người khác.

3. Người hướng nội biết cách thiết lập những ranh giới

Những người hướng nội nhận thức được điểm giới hạn của bất kỳ mối quan hệ nào, họ sẽ thiết lập nên những ranh giới cần thiết để bảo vệ chính mình cũng như mọi người xung quanh khỏi sự tổn thương. Họ biết cách nói không với những điều không cần thiết và đe dọa đến ranh giới của mình. Do đó, họ có thể làm chủ được thời gian và cảm xúc của bản thân.

Mặt khác, Echoist thường nói có với mọi thứ. Họ e sợ rằng mình sẽ làm tổn thương mọi người xung quanh khi tưởng tượng đến những viễn cảnh tệ nhất có thể đe dọa đến các mối quan hệ hiện tại. Bởi vì điều đó nên họ cảm thấy mình có trách nhiệm với người khác và không thể thoát ra khỏi nguồn năng lượng tiêu cực này. Thời gian càng trôi qua, sự bất lực và gánh nặng ngày càng đè nén lên tâm hồn của Echoist.

4. Người hướng nội hiểu rõ điểm mạnh của mình

Đối với Echoist, họ có xu hướng giấu đi bản thân cũng như những điểm mạnh của mình. Họ cho rằng thể hiện tài năng của mình không khác gì với kiểu người tự mãn, cố gắng thu hút sự chú ý của người khác. Chung quy, họ luôn nghĩ rằng mình không xứng đáng với sự công nhận và quan tâm từ mọi người. Khác với Echoist, người hướng nội biết rõ những sở thích và điểm mạnh của mình, điều giúp họ kết nối và truyền cảm hứng với mọi người xung quanh. Do đó, họ luôn tự tin thể hiện năng lực và cá tính của bản thân.

5. sự im lặng

Những người hướng nội thường yên lặng khi nghiền ngẫm về một vấn đề nào đó. Họ không ngại bày tỏ quan điểm của bản thân, nhưng đối với họ, những quan điểm đó phải thật chắc chắn và được suy nghĩ thấu đáo chứ không phải là suy nghĩ nhất thời. Ngược lại, Echoist im lặng bởi vì họ sợ rằng ý kiến của họ sẽ đả kích đến mọi người xung quanh. Họ thậm chí còn không biết chắc điều họ đang suy nghĩ và cảm thấy là gì, và đó là lý do thích hợp để họ trì hoãn việc tỏ bày với mọi người xung quanh về ý kiến của bản thân. Có thể thấy, họ chỉ đơn giản là không tin tưởng bản thân mình.

6. Khả năng phụ thuộc

Người hướng nội có thể phụ thuộc vào người khác, họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ, kể cả điều đó có chút đáng sợ hoặc xấu hổ. Đối với họ, mối quan hệ bền vững là mối quan hệ đảm bảo được yếu tố cho đi và nhận lại.  Mặt khác, Echoist thường cảm thấy khó khăn khi phụ thuộc vào người khác, họ cho rằng thế giới là một nơi đầy rẫy hiểm nguy và những gì họ cho đi không bao giờ là đủ để họ có thể nhận lại. Do đó, họ có tính cách độc lập cao và khó có thể mở lời khi cần sự giúp đỡ.

Liệu bạn có thể mang tính cách của cả người hướng nội và Echoist?

Những người hướng nội có thể mang đặc điểm của một Echoist. Khác với người hướng nội tích cực, số còn lại sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm cái tôi đích thực của mình. Chừng nào họ còn lẩn quẩn trong guồng quay ấy, họ sẽ khó mà tìm thấy những điểm mạnh cũng như niềm tin vào bản thân. Họ có thể cảm thấy sự hiện diện của mình là thừa thãi và luôn đổ lỗi cho bản thân mình. Nhưng điều quan trọng ở đây là, chỉ cần bạn cởi mở hơn thì mọi tổn thương đều có thể chữa lành. Vì vậy, đừng một mình âm thầm chịu đựng mãi mà hãy sẻ chia điều này với những người bạn yêu quý nhé. 

Những người hướng nội thường bị hiểu lầm là kẻ khó gần, chỉ thích sống khép kín. Vậy, bạn đã hiểu hết về đặc điểm tính cách liên quan tới tuýp người này hay chưa? Nếu chưa, hãy đọc bài viết sau để khám phá những bí mật thú vị nhé.

 1. Họ hay im lặng nhưng không có nghĩa họ là kẻ nhút nhát

Mô hình khép kín hướng nội là gì

Mọi người đôi khi sai lầm khi nghĩ rằng chỉ vì một người im lặng, điều đó cũng có nghĩa họ là kẻ nhút nhát. Điều quan trọng là nhận ra rằng có sự khác biệt lớn giữa hướng nội, nhút nhát và lo lắng xã hội .

Không phải lúc nào người hướng nội cũng e ngại nói chuyện với người khác, mặc dù một số người sống nội tâm chắc chắn có cảm giác nhút nhát hoặc lo lắng xã hội .

Người hướng nội có xu hướng dè dặt hơn. Họ muốn tìm hiểu ai đó thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tiếp cận và trò chuyện.

Người hướng nội thích suy nghĩ trước khi nói. Vì vậy, lần tới khi bạn nhận thấy ai đó trầm lặng và dè dặt, đừng cho rằng họ là người nhút nhát hoặc ngại nói chuyện với người khác.

2. Họ không tức giận hay chán nản

Khi một người hướng nội cảm thấy choáng ngợp bởi xung quanh có quá nhiều người, với hàng tá cuộc trò chuyện, họ thường cần một chút thời gian yên tĩnh để nạp năng lượng. Thật không may, ở những tình huống như vậy, người khác có thể hiểu sai “mong muốn được ở một mình” của người hướng nội như một cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tức giận, chán nản, ủ rũ hoặc lo lắng.

Nếu bạn là một người hướng nội, bạn có thể nhớ lại việc được cha mẹ hoặc những người lớn khác yêu cầu “ra khỏi phòng và đừng hờn dỗi nữa”, khi bạn thực sự chỉ cố gắng để có một chút thời gian yên tĩnh. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho những người hướng ngoại, có thể họ sẽ không hiểu được tại sao một người lại cần sống khép mình như vậy.

3. Họ không phải là những người luôn buồn phiền, ủ rũ

Mô hình khép kín hướng nội là gì

Người hướng nội không phải là kiểu người thích tiệc tùng. Mặc dù họ có thể im lặng trong một cuộc tụ tập xã hội ồn ào và đông đúc, nhưng không có nghĩa là họ không vui vẻ.

Trong một không gian đông đúc, người hướng thích ngồi lạị, quan sát, lắng nghe và suy nghĩ về mọi thứ xung quanh. Trong khi những người hướng ngoại luôn tò mò, thích khám phá và muốn biểu đạt tất cả những gì họ muốn với những người bên cạnh.

4. Họ không thô lỗ

Người hướng nội có thể im lặng và dè dặt khi bạn gặp họ, bạn sẽ khó có thể đoán được họ đang nghĩ gì trong đầu. Nhưng chắc chắn họ không phải là kiểu người thô lỗ. Quan trọng bạn cần biết, những người hướng nội cần nhiều thời gian để thực sự hiểu về một ai đó trước khi họ sẵn sàng cởi mở.

5. Người hướng nội không phải kiểu người lập dị

Theo một số ước tính, số người có tính cách hướng nội và hướng ngoại là ngang bằng nhau. Nhiều người trong số chúng ta đều có những nét tính cách pha trộn một chút của người hướng nội và một chút của người hướng ngoại. Chỉ dựa trên những con số đó, hướng nội chắc chắn không phải là điều gì đó kỳ quặc hoặc lập dị. Người hướng nội có xu hướng chạy theo sở thích của bản thân hơn là quan tâm nhiều đến những gì phổ biến hoặc hợp thời.

6. Không phải lúc nào người hướng nội cũng thích ở một mình

Mặc dù sẽ có những khoảng thời gian người hướng nội cần được ở một mình để lấy lại năng lượng của bản thân sau khi họ đã tiêu hao sức lực vì giao tiếp xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là họ luôn muốn một mình 24/24h. Họ cũng thích tận hưởng thời gian bên người khác, với những cuộc vui, nhưng chỉ là những người họ thân thuộc, yêu quý.

7. Người hướng nội không phải là người thiếu tự tin

Một quan niệm sai lầm phổ biến khác về người hướng nội là họ trầm tính và dè dặt bởi vì họ thiếu tự tin. Điều này đặc biệt có vấn đề đối với những đứa trẻ hướng nội, đối tượng thường xuyên bị người lớn đẩy vào những tình huống bắt buộc phải giao tiếp xã hội. Đó là cách để “sửa chữa” những đứa trẻ mà người lớn cho là nhút nhát và quá nhạy cảm.

8. Hướng nội nhưng không có nghĩa là vô tâm

Sự hiểu lầm này xảy ra rất phổ biến, chính vì ưa lối sống một mình, ít giao tiếp, nên người hướng nội luôn bị coi là những kẻ vô tâm, ngoài lề. Trên thực tế, họ lại là những người rất quan tâm đến người khác, luôn biết lắng nghe và thấu hiểu. Nhưng chỉ đơn giản là họ bị kiệt sức khi nói nhiều và giao tiếp, nên họ luôn cần tự phục hồi bằng cách ở một mình.

Vậy bạn có thể làm gì để bắt đầu cuộc trò chuyện với một người hướng nội? Hãy thử khơi gợi một chủ đề thú vị nào đó mà người hướng nội quan tâm và bạn có thể thấy rằng họ là người nói nhiều nhất trong phòng.

9. Hướng nội không phải là kiểu tính cách cần “cải tạo”

Mô hình khép kín hướng nội là gì

Sự hướng nội thường được coi là điều cần phải vượt qua. Nhiều người hướng nội cho biết rằng giáo viên và những người lớn khác thường buộc họ vào những tình huống mà họ cảm thấy không thoải mái hoặc quá tải. Một số ví dụ bao gồm:

  • Khiến một học sinh trầm lặng đảm nhận vai trò lãnh đạo của một nhóm.
  • Ghép những đứa trẻ trầm tính với những đứa trẻ hướng ngoại nhất trong lớp để làm bài tập nhóm.

Những hành động như vậy thường đi kèm với lời biện minh: “Bạn quá im lặng và đưa bạn ra ngoài, giao tiếp nhiều hơn sẽ giúp bạn vượt qua nó!” Nhưng hướng nội không phải là thứ để “vượt qua”.

Cực kỳ nhút nhát là vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng tới mọi vấn đề trong cuộc sống của bạn. Nhưng nó cần được xử lý một cách nhân ái và chuyên nghiệp. Ép một đứa trẻ nhút nhát hoặc lo lắng vào các tình huống xã hội mà chúng cảm thấy quá tải hoặc không thoải mái không phải là cách thích hợp nhất để giúp đỡ.

⇒ Xem tiếp: Nhận dạng 5 kiểu tính cách đặc trưng của người hướng ngoại (bạn có phải là một trong số đó?)