Mình sinh ra là gì, mình để ở đâu, mình vì ai mà làm việc từ lời của nhân vật em có suy nghĩ gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu văn: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu , mình vì ai mà làm việc?" thuộc lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ? Vì sao? Câu nói ấy gợi cho em cảm nhận điều gì về nhân vật?

Các câu hỏi tương tự

Viết những câu sau thành lời dẫn trực tiếp

Mình sinh ra là gì , mình đẻ ra ở đâu , mình vì ai mà làm việc.

Các câu hỏi tương tự

Ký ức tuổi thơ

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?

Lâu lâu lướt Facebook, chúng ta lại vô tình đọc được đôi dòng status của một vài người đó, khoe mình đã tìm được một công việc mới. Chưa kịp để người khác tò mò, họ lý giải luôn rằng công việc cũ “quá áp lực, không phù hợp với mình nữa”, còn tự hứa rằng là sẽ thành công với công việc mới. Nhưng chỉ vài tháng sau lại có thêm một status mới, người bạn ấy lại… nghỉ việc.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta luôn được dạy rằng phải kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu đến cùng, dù cho có khó khăn như thế nào đi chăng nữa. Nhưng khi chạm mặt với nhiều lối sống tiêu cực kể trên, tôi vô tình tự vấn lại bản thân mình: là do mình quá cứng nhắc hay thời đại mới đã khiến con người ta quá dễ dãi trong việc từ bỏ?

Viết đến đây, tôi lại nhớ về truyện ngắn “Lặng Lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long và câu chuyện anh thanh niên vô danh làm công việc thầm lặng trên đỉnh núi mây mù Yên Sơn. Có thể nói, dù ra đời đã khá lâu (vào năm 1970) thế nhưng những gì mà tác phẩm vẫn còn in nguyên giá trị đến ngày nay. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát trong tác phẩm, thế nhưng nhân vật anh thanh niên lại trở thành điểm sáng chói trong bức tranh muôn màu mang tên: “Lặng lẽ Sapa”.

Sức thu hút của anh chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của một người sống và làm việc một mình giữa lặng lẽ của thiên nhiên, điều mà thế hế trẻ ngày nay ít ai làm được. “Một anh thanh niên thoáng qua có vẻ rất tẻ nhạt nhưng lại rất sôi nổi, một nguồn năng lực rất tích cực sục sôi của tuổi trẻ, tấm lòng rất đỗi vô tư mà vẫn luôn canh cánh về những mảnh chuyện thường nhật, về cuộc sống” là những gì mọi người nhớ về anh thanh niên vô danh trong tác phẩm.

 “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”

Một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Công việc của anh thật gian khổ, thật vất vả: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”. Anh phải dậy vào lúc 1 giờ đêm, khi bên ngoài rét đến nỗi “lúc vào lại không ngủ được”.

Thế nhưng, công việc gian khổ ấy đều được anh lặng lẽ hoàn thành. Với công việc, anh nghĩ: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được”. Đó chính là tình yêu với nghề, sự gắn bó với nghề nghiệp.

Tinh thần trách nhiệm đã là động lực chính để anh một mình sống, làm việc tận tụy, để anh hiểu được hạnh phúc là làm việc, là cống hiến. Rõ ràng, với anh nghề nghiệp như là lẽ sống. Phải chăng lòng yêu nghề tha thiết ấy, sự gắn bó với nghề nghiệp bằng một tình yêu sâu sắc. Tình yêu nghề đã làm anh không thấy cô đơn dù một mình anh giữa Sa Pa quanh năm với cây cỏ và mây mù.

“Mình sinh ra là gì. . . mình vì ai mà làm việc?” đấy mới chính là lẽ sống

Từ khi sinh ra cho đến độ trưởng thành, con người ai ai cũng được dạy bảo rằng phải làm việc vì sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng, phải trở thành “ông nọ – bà kia” mang danh về cho gia đình dòng tộc, đấy mới gọi là thành công.

Thế nhưng khác hẳn với mọi người, anh thanh niên làm nghề khí tượng thủy văn đã tách mình ra khỏi những suy nghĩ tầm thường, cách sống tầm thường đó: “Cháu bỗng tự hỏi: cái nhớ xe nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng”. Có thể nói những suy nghĩ nghiêm túc của anh thanh niên đã bộc lộ tâm hồn trong sáng, cách sống đẹp, một thái độ trách nhiệm với cuộc sống.

Anh đã chiến thắng nỗi cô đơn, sự vắng vẻ, chiến thắng hoàn cảnh bằng một cách sống thật nghiêm túc mà cũng thật lãng mạn. Ở một mình nhưng ngôi nhà của anh vẫn rất ngăn nắp, gọn gàng. Đó là ngôi nhà ba gian với cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một bàn học một giá sách. Anh đã suy nghĩ “Người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì. . . mình vì ai mà làm việc?”. Đó, rõ ràng, mới chính là lẽ sống.

Cốt truyện đơn giản nhẹ nhàng, nhưng “Lặng lẽ Sapa” đã truyền tải thành công những khó khăn, áp lực mà những người trẻ ngày nay đang phải đối mặt và chịu đựng. Sức mạnh của ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với công việc được truyện ngắn khắc họa rất rõ nét.

 Hỡi ơi những ai đang “rơi tự do”, sốc lại tinh thần và tìm lấy lẽ sống của đời mình đi nào!

Mỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại.

Các bạn trẻ ơi hãy thôi sống lơ lửng, không mục đích, không chỗ bám vào một lẽ sống rõ ràng đi. Ai cũng dám nói nhưng mấy ai dám làm, dám sống.

Lẽ sống của bạn là gì? Sống để làm gì? Hãy tự tìm lấy. Nếu xác định được mục đích, bạn sẽ sống khác đi và cuộc sống của bạn chắc chắn cũng sẽ khác.

Cuối cùng, để kết lại bài viết, dành tặng bạn những vần thơ được Tony Buổi Sáng đặt ở cuối cuốn sách “Trên đường băng”:

“Cứ ở mãi ao làng, ao rồi sẽ cạn

Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng

Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng

Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán

Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán….

Trên đường băng sân bay mỗi đời người

Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh!”

Theo Helino

Mình sinh ra là gì, mình để ở đâu, mình vì ai mà làm việc từ lời của nhân vật em có suy nghĩ gì