Mẹo chữa đau bụng dưới

Bụng dưới, đặc biệt ở nữ giới là triệu chứng không nên xem nhẹ, vì bụng dưới của phụ nữ là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan sinh sản của nữ giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới, cùng tìm hiểu kĩ hơn về chứng đau này cùng cách xử lý làm sao để hết đau bụng dưới trong bài viết này nhé!

Đau bụng dưới làm sao để hết?

Bụng được phân chia thành bốn vị trí, đó là vùng trên rốn (thượng vị), dưới rốn (hạ vị, bụng dưới), bên trái rốn là hố chậu trái, bên phải rốn là hố chậu phải.

Bụng dưới là nơi chứa rất nhiều cơ quan quan trọng, như: đại tràng, trực tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, tiểu khung, phần phụ ở nữ (tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo…), tiền liệt tuyến (nam giới). Vì vậy, khi bất kỳ một cơ quan nào có vấn đề đều có thể có dấu hiệu là đau bụng dưới, đôi khi còn kèm theo nhiều triệu chứng khác. Khi một trong các cơ quan đó bị bệnh gây đau, có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác (chèn ép, viêm nhiễm, biến chứng,…) nếu không có kiến thức chuyên môn, tự chẩn đoán, tự điều trị sẽ rất nguy hiểm cho bản thân.

Nên chúng ta cần chú ý đến mọi triệu chứng bất thường của cơ thể, để khi đi thăm khám hãy nói lên những triệu chứng đó với bác sĩ, phát hiện và điều trị bệnh sớm đạt hiệu quả.

Tình trạng đau bụng dưới

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về các trường hợp đau bụng dưới, về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lý nào và giải pháp khắc phục.

Đau bụng dưới bên trái

Bụng dưới bên trái là khu vực được tính từ rốn đến xương chậu bên trái, bao gồm nhiều cơ quan nội tạng như: phần cuối của ruột già, đại tràng sigma, trực tràng, buồng trứng (ở nữ giới) các mô, cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Nên triệu chứng đau bụng dưới bên trái có thể do nhiều vấn đề khác nhau.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới bên trái có thể đơn giản là: bạn bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ăn phải những đồ ăn khiến cơ thể phản ứng, … Nhưng nếu các cơn đau này diễn ra thường xuyên và kéo dài, đau dữ dội hơn, thì bạn hãy nghĩ đến việc đó là dấu hiệu của một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: như các bệnh viêm túi thừa cấp (do viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa, gây nên các cơn đau bụng dữ dội kèm triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón nặng,…), bệnh viêm đường ruột, bao gồm cả bệnh viêm đường ruột mạn tính Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột già, thoát vị bẹn nghẹt (do một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng),…
  • Bệnh lý của hệ sinh sản:

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có rất nhiều bệnh lý gây nên các cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái như: Sảy thai, mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, trứng rụng nhưng bị xoắn lại với nhau, viêm vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt,…

Nam giới cũng có các vấn đề liên quan đến sinh sản gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái bao gồm: Nhiễm trùng hay viêm túi tinh (túi nằm gần tuyến tiền liệt tiết ra chất dịch có trong tinh dịch), nhiễm trùng hay viêm tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn,…

Điển hình nhất là các bệnh sau:

Sỏi tiết niệu: sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu đều sẽ gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới bên trái, có thể kèm theo những triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu,…

Nhiễm trùng đường niệu: Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và khi tiểu tiện thấy đau buốt.

Viêm bàng quang

Nếu trong ổ bụng dưới bên trái xuất hiện các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng cũng có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái. Hay khi hệ tuần hoàn có vấn

Giải pháp khi bị đau bụng dưới bên trái:

  • Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh để theo dõi thêm, chú ý hơn đến các triệu chứng của cơ thể, nếu có bất thường hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
  • Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, vận động mạnh.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa biết chắc tình trạng đau do vấn đề sức khỏe nào.
  • Ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, tránh ăn những thức ăn chua, cay nóng, không uống bia rượu, nước ngọt có gas,…
  • Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lí có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới bên trái.

Đau bụng dưới bên trái phải làm sao?

Đau bụng dưới bên phải

Đau bụng dưới bên phải là hiện tượng khá phổ biến với nhiều người, đặc biệt với nữ giới. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do bạn bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu, dị ứng với thực phẩm, đau bụng kinh, đau do có giun trong ổ bụng, …

Tuy nhiên, bạn cũng không thể coi thường, vì đó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như sau:

  • Viêm ruột thừa: Đau bụng dưới bên phải là một trong những triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa nếu cơn đau dữ dội từng cơn, từng thời điểm, đau cả phần trên và xung quanh rốn, đau nhiều hơn khi dùng tay ấn vào, kèm theo buồn nôn, nôn ói,…
  • Viêm bàng quang: người bệnh sẽ có triệu chứng gồm: đau dữ dội vùng xương mu, thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu thấy đau, nóng rát, nước tiểu đục kèm theo mủ, máu và có mùi hôi.
  • Mang thai ngoài tử cung: Đau bụng dưới bên phải kèm theo ra dịch màu hồng hoặc đỏ như máu, cơn đau bụng dữ dội.
  • U nang buồng trứng: Đau một bên bụng kèm theo rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, ăn kém,…
  • Viêm ống dẫn trứng: Triệu chứng phổ biến là đau vùng chậu, cơn đau tăng nhanh khi quan hệ tình dục, khi có kinh thường bị sốt và ra nhiều khí hư.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu.
  • Sỏi niệu quản: Cảm giác đau dữ dội, cơn đau lan từ sườn phải xuống bên dưới, có thể kèm theo đi tiểu ra máu.
  • Viêm đại tràng: Đau bụng dưới bên phải kèm theo rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu,…
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt, đi tiểu nhiều, đau lưng dưới,…

Giải pháp khi bị đau bụng dưới bên phải:

  • Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh để theo dõi thêm, chú ý hơn đến các triệu chứng của cơ thể, nếu có bất thường hay cơn đau diễn biến tăng, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa biết chắc tình trạng đau do vấn đề sức khỏe nào.
  • Ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, tránh ăn những thức ăn chua, cay nóng, không uống bia rượu, nước ngọt có gas,…
  • Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lí có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới bên trái.

Đau bụng dưới bên phải phải làm sao?

Như vậy đau bụng dưới có thể bắt nguồn từ những vấn đề nhỏ về tiêu hóa – bài tiết thức ăn của cơ thể hoặc đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” của chị em phụ nữ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, bệnh lý của nhiều cơ quan trong ổ bụng mỗi chúng ta, do đó mọi người không được chủ quan, xem nhẹ, lơ là.

Khi thấy bị đau bụng dưới, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, dẹp hết mọi công việc lại, nhưng tuyệt đối kông được tự ý dùng thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân và không có sự tư vấn của bác sĩ, có thể chườm nóng, mát-xa nhẹ vùng bụng bị đau để thấy dễ chịu hơn. Nhưng nếu cơn đau dữ dội hay kéo dài hơn, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, tiến hành xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu, nội soi,… để chẩn đoán bệnh và được điều trị, xử lí kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Cẩn thận với các cơn đau bụng dưới

Chúc mọi người luôn luôn khỏe mạnh!

Đau bụng dưới rốn hay đau bụng dưới, đau bụng vùng hạ vị có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản, đường tiết niệu hoặc hệ tiêu hóa. Chính vì điều đó, khi các cơn đau này xuất hiện thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cả khả năng sinh sản. Vậy có những cách nào để trị đau bụng dưới rốn? Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin tại đây nhé!

Cách trị đau bụng dưới rốn

Cách trị đau bụng dưới rốn hiệu quả

Theo chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ Lê Nhân Tuấn - Giám đốc phòng khám đa khoa Hưng Thịnh (380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội), vùng bụng dưới ở cả nam và nữ là khu vực chứa những bộ phận đóng vai trò quan trọng bao gồm cơ quan sinh dục, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Mỗi bộ phận có thể có những bệnh lý khác nhau gây đau bụng dưới rốn nên sẽ có những cách điều trị khác nhau. Cụ thể:

Cách trị đau bụng dưới rốn do các bệnh lý phụ khoa, nam khoa

Cách trị đau bụng dưới rốn ở nữ giới

Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng dưới rốn phổ biến mà chị em có thể dễ dàng nhận biết nhất. Đau bụng dưới rốn thường xảy ra 1 ngày trước ngày hành kinh và có thể kéo dài 1 - 2 ngày đầu kỳ kinh.

Để khắc phục tình trạng này, nữ giới có thể dùng khăn hoặc dùng một chai nước ấm chườm vào vùng bụng bị đau.

Nếu cơn đau dữ dội, nữ giới nên trao đổi với bác sĩ nhằm kê một số loại thuốc giúp giảm đau hoặc tư vấn thêm một số biện pháp trị đau bụng dưới rốn khác.

Đau bụng dưới rốn ở nữ giới có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Khi mắc bệnh viêm vùng chậu, nữ giới thường cảm thấy đau khu vực vùng chậu ở dưới rốn, khí hư bất thường và bị rối loạn kinh nguyệt.

Để điều trị viêm vùng chậu hiệu quả, cần thực hiện theo nguyên tắc vừa tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn lại vừa khôi phục lại chức năng các cơ quan sinh sản. Dựa vào đó, bệnh viêm vùng chậu được điều trị theo những cách sau:

Phương pháp điều trị nội bằng thuốc thích hợp dành cho những đối tượng bị viêm vùng chậu cấp tính. Các loại thuốc kháng sinh chữa đau bụng dưới rốn do viêm vùng chậu cấp tính có tác dụng ức chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại vi khuẩn. Người bệnh nên thực hiện theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều hoặc bỏ thuốc vì sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.

  • Phương pháp vật lý trị liệu

Nếu người bệnh bước sang giai đoạn viêm vùng chậu mãn tính hoặc bệnh bị tái phát hoặc bị nhờn kháng sinh thì sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.

Phương pháp này là sự kết hợp giữa thuốc và công nghệ trị liệu bằng sử dụng máy đa chức năng HGP - 100 để tiêu diệt vi khuẩn triệt để và an toàn.

Đây là phương pháp điều trị đau bụng dưới rốn do viêm vùng chậu hiệu quả được ưu tiên chỉ định tại các cơ sở y tế chuyên phụ khoa uy tín.

Trường hợp người bệnh viêm vùng chậu bị viêm nhiễm nghiêm trọng, có tạo mủ. Bác sĩ sẽ chọc hút dẫn lưu và làm sạch ổ mủ trước khi chúng vỡ ra gây tràn dịch trong ổ bụng.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng phần nội mạc của tử cung không phát triển ở tử cung mà phát triển sai vị trí như buồng trứng, bàng quang, ruột hoặc ống dẫn trứng. Điều này khiến cho nữ giới gặp khó khăn trong việc thụ thai và mang thai, đồng thời gây ra những cơn đau ở vùng bụng dưới rốn.

Cách phương pháp trị đau bụng dưới rốn do lạc nội mạc tử cung hiện nay:

Mỗi lần máu kinh xuất hiện là nồng độ hormone sẽ bị giảm gây ảnh hưởng tới niêm mạc tử cung. Vậy nên việc sử dụng các loại thuốc bổ sung thêm hormone sẽ điều chỉnh lại lượng hormon về cân bằng nhằm làm chậm sự phát triển của các mô tử cung bị lạc.

  • Phẫu thuật nội soi bảo tồn

Phương pháp phẫu thuật nội soi bảo tồn thích hợp đối với những nữ giới chưa có con và mong muốn mang thai. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi ổ bụng qua một vết rạch và đưa dụng cụ phẫu thuật vào trong để loại bỏ nội mạc tử cung. Điều này sẽ giúp cho tử cung và buồng trứng được giữ lại để đảm bảo nữ giới vẫn còn khả năng làm mẹ.

Phương án điều trị cắt bỏ được áp dụng với những nữ giới đã mãn kinh hoặc nữ giới có triệu chứng nặng như vùng bụng dưới rốn bị đau quặn, chảy máu ồ ạt.

Trường hợp một số chị em phải thực hiện điều trị cắt bỏ mà vẫn mong muốn có con thì có thể thực hiện điều trị vô sinh hiếm muộn bằng cách thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm,...

U nang buồng trứng là tình trạng có khối u phát triển bất thường ở bên trong hoặc bên trên buồng trứng. Khi khối u phát triển càng lúc càng to và nhiều sẽ khiến cho vùng khung chậu của nữ giới phình to ra, chèn ép lên vùng bàng gây tiểu nhiều và gây ra những cơn đau ở dưới rốn.

Để điều trị u nang buồng trứng loại bỏ cơn đau ở dưới rốn, cần phụ thuộc vào các loại u nang và sự tiến triển của u nang. Từ đó sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc

Nếu u nang cơ năng tái phát thì bác sĩ sẽ kê thuốc tránh thai dạng uống để kiểm soát lượng hormon trong cơ thể giảm nguy cơ u nang tái phát.

  • Phẫu thuật cắt khối u nang

Trường hợp u nang to quá nhanh (trên 10cm) hoặc nghi ngờ ung thư, phát hiện thấy ung thư bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Đây là biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa biến chứng và nguy cơ ung thư hóa.

U xơ tử cung là những khối u lành tính xuất hiện bên trên hoặc trong thành cơ tử cung. Khi các khối u phát triển đến kích thước lớn chúng sẽ gây ra các triệu chứng như đau âm ỉ và sờ thấy có khối u vùng bụng dưới rốn, âm đạo ra máu bất thường, khí hư loãng như nước, đi tiểu thường xuyên và đau khi quan hệ tình dục.

Mặc dù u xơ tử cung không gây ra nhiều nguy hiểm và biến chứng ung thư nhưng chúng lại khiến nữ giới khó chịu bởi những cơn đau ở vùng bụng dưới rốn.

Trường hợp triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc loại bỏ khối u bằng các dòng điện, tia laser nhằm ngăn chặn sự phát triển của khối u giúp nữ giới không còn bị những cơn đau bụng dưới rốn hành hạ.

Sa sinh dục là tình trạng cơ quan sinh dục của nữ giới bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, thường xảy ra ở nữ giới lớn tuổi đang ở thời điểm mãn kinh. Bộ phận bị sa thường là tử cung hoặc là bàng quang.

Điều này làm tăng áp lực cho âm đạo gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới rốn, háng, thắt lưng dưới.

Cách trị đau bụng dưới rốn do sa sinh dục thường được thực hiện như sau:

  • Phương pháp cơ học được thực hiện bằng cách đưa một thiết bị nhỏ vào âm đạo để hỗ trợ cho các cơ quan bị sa xuống.
  • Phẫu thuật loại bỏ vùng mô bị ảnh hưởng hoặc có thể phải cắt bỏ tử cung.

Thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai không làm tổ trong tử cung mà lại làm tổ ở khu vực khác, phổ biến là thai làm tổ ở vòi trứng. Thai ngoài tử cung sẽ chèn ép lên các mạch máu ở vị trí làm tổ và gây ra những cơn đau bụng dưới rốn. Đến khi thai phát triển đến một mức độ nhất định, chúng sẽ làm vỡ các mạch máu gây ra tình trạng chảy máu trong ổ bụng.

Với nữ giới được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung cần phải lập tức thực hiện thủ thuật loại bỏ thai để tránh nguy cơ chảy máu trong ổ bụng đe dọa tới tính mạng thai phụ.

Cách trị đau bụng dưới rốn ở nam giới

Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục quan trọng của nam giới có tác dụng tiết dịch hòa với dịch tinh trùng để đảm bảo bảo chất lượng và số lượng của tinh trùng, đồng thời kiểm soát đường tiểu. Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào tiền liệt tuyến và gây nên bệnh.

Những loại vi khuẩn này thường đi qua từ niệu đạo lên đến vùng xương chậu, gây ra cơn đau bụng dưới rốn, háng và thắt lưng. Bên cạnh đó, nam giới sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như nam giới đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, xuất tinh không ổn định có thể bị kèm máu, giảm ham muốn tình dục, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,...

Để có thể điều trị viêm tuyến tiền liệt thành công loại bỏ những cơn đau bụng dưới sẽ có nhiều cách khác nhau tùy thuộc và tình trạng bệnh hoặc tình hình sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt:

  • Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng thuốc

Tùy theo từng loại vi khuẩn mà cơ thể người bệnh đang nhiễm bác sĩ sẽ đưa ra toa thuốc phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn. Trường hợp những người có cơ địa đặc biệt bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc tiêm.

Một số thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể kể đến như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc chẹn alpha, thuốc làm giảm hormon tuyến tiền liệt,...

  • Điều trị bằng vật lý trị liệu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng thêm một số biện pháp bổ trợ vật lý trị liệu như xoa bóp tuyến tiền liệt, thư giãn cơ mu dưới nhằm hạn chế cơn đau vùng bụng dưới rốn.

Tình trạng hẹp niệu đạo xảy ra khi niệu đạo của nam giới bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp lại. Điều này khiến cho nam giới có những cơn đau bụng dưới rốn, thắt lưng, tiểu đau, tiểu khó, nước tiểu bị yếu và có thể có lẫn máu ở nước tiểu hoặc tinh dịch.

Nhằm giúp cho nam giới cải thiện được tình trạng hẹp niệu đạo gây ra những cơn đau vùng bụng dưới rốn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa như nong niệu đạo, xẻ niệu đạo, đặt stent niệu đạo hoặc phẫu thuật tạo hình niệu đạo.

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn của nam giới bị xoắn lại ở đoạn cuối dây thừng tinh. Tình trạng này khiến cho các mạch máu không đi đến được tinh hoàn khiến cho tinh hoàn bị tổn thương hoặc thậm chí bị hoại tử. Xoắn tinh hoàn xảy ra phổ biến ở nam giới từ 12 - 20 tuổi và ở cả trẻ sơ sinh.

Khi tinh hoàn bị xoắn lại sẽ khiến cho nam giới bị đau đột ngột, dữ dội ở bìu. Cơn đau này kéo sang cả vùng bụng, kèm theo đó vùng bìu bị xoắn sưng to đột ngột nam giới bị sốt, buồn nôn và tiểu đau.

Nếu gặp phải vấn đề này, nam giới cần phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế chuyên nam khoa để thực hiện  phẫu thuật. Xoắn tinh hoàn để càng lâu sẽ khiến cho mức độ bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn, việc phẫu thuật cũng trở nên khó khăn và nam giới có nguy cơ bị hoại tử tinh hoàn dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Cách trị đau bụng dưới rốn do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, thường là do vi khuẩn E.coli gây nên.

Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng dưới rốn, vùng lưng hông đau âm ỉ, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần tiểu lại bị đau và nóng rát, nước tiểu có màu đục kèm mùi hôi và bị lẫn máu, buồn nôn, sốt,...

Thông thường, để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh để loại bỏ triệu chứng đau bụng dưới rốn và sưng viêm. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà mỗi người sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau và phải kiêng quan hệ tình dục trong quá trình dùng thuốc.

Bên cạnh đó, phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp phòng và chữa bệnh khá phổ biến được áp dụng thực hiện nếu người bệnh bị nhờn kháng sinh, được đánh giá có hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Để thực hiện phương pháp vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ sử dụng máy sóng ngắn phát nhiệt giúp tình trạng viêm nhiễm được đẩy lùi nhanh chóng, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô tế bào mới và tăng sức đề kháng nhằm ngăn chặn bệnh tái phát, cách trị cơn đau bụng dưới rốn dứt điểm.

Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp y khoa, người bệnh nên thực hiện thêm một số biện pháp phòng tránh đau bụng dưới rốn do bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra:

  • Uống nhiều nước để đường tiết niệu được thanh lọc và vi khuẩn được đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nên vệ sinh từ trước ra sau hậu môn, nữ giới không nên thụt rửa âm đạo để ngăn chặn vi khuẩn không xâm nhập được vào đường tiết niệu.
  • Không nên nhịn tiểu để tránh vi khuẩn phát triển quá nhiều trong đường tiểu gây tiểu đau, tiểu buốt.
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để có biện pháp phòng ngừa và điều trị nhanh chóng.

Cách trị đau bụng dưới rốn do mắc bệnh xã hội

Hầu hết các bệnh xã hội đều lây truyền qua con đường tình dục không an toàn nên các vi khuẩn chủ yếu sẽ xâm nhập qua cơ quan sinh dục. Chính vì điều đó mà khi mắc bệnh xã hội (chủ yếu là lậu, giang mai và HIV/AIDS) người bệnh thường có những cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng bụng dưới rốn, đau mỗi khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục, sức đề kháng bị suy yếu, cơ thể xuất hiện nhiều nốt mụn mẩn hay vết loét bất thường. Ở nữ giới có kèm thêm triệu chứng khí hư tăng tiết kèm màu và mùi hôi bất thường. Nam giới có thể bị đau dương vật, đau khi xuất tinh hoặc dương vật bị chảy mủ.

Bên cạnh đó, bệnh xã hội còn có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu, tiếp xúc với những vết thương hở hoặc sử dụng chung đồ cá nhân.

Bên cạnh đó, bệnh xã hội còn có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu, tiếp xúc với những vết thương hở hoặc sử dụng chung đồ cá nhân. Điều này khiến cho bệnh xã hội được coi là mối nguy hại ảnh hưởng tới cộng đồng.

Bệnh xã hội không thể tự khỏi mà cần đến các cơ sở y tế chất lượng cao để thực hiện điều trị bệnh được thành công. Tùy thuộc mỗi bệnh xã hội có triệu chứng đau bụng dưới rốn sẽ có cách điều trị khác nhau. Hiện tại, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đang áp dụng thực hiện các biện pháp hiện đại chữa bệnh xã hội hiệu quả cao giúp điều trị bệnh thành công cho nhiều người. Cụ thể:

Công nghệ phục hồi gene DHA là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến của y học hiện đại, có thể chữa hiệu quả cho cả bệnh lậu cấp tính và mãn tính.

Công nghệ DHA phát ra sóng điện từ với tần số lớn giúp thẩm thấu vào sâu bên trong các tế bào nhằm định vị chính xác ổ khuẩn lậu. Cùng với đó công nghệ DHA còn kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể góp phần tiêu diệt khuẩn lậu nhanh chóng, hồi phục các tế bào bị tổn thương.

Công nghệ DHA có ưu điểm tiêu diệt vi khuẩn lậu triệt để, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp rút ngắn thời gian điều trị và người bệnh có tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn rất cao. Lúc này, người bệnh không còn có những cảm giác đau bụng ở vùng dưới rốn, vùng khung chậu.

Giang mai được coi là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau HIV/AIDS bởi chúng gây ra những ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Với nền y khoa hiện đại, bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào. Đây là liệu pháp kết hợp giữa thuốc và biện pháp vật lý trị liệu.

Bằng việc sử dụng liệu pháp này, thuốc kháng sinh sẽ được thẩm thấu vào sâu bên trong ổ khuẩn giang mai nhằm ngăn chặn khuẩn giang mai sinh sôi phát triển. Đồng thời, liệu pháp còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng hỗ trợ hồi phục nhanh chóng các vết thương tổn ở hệ cơ quan trong cơ thể.

Liệu pháp cân bằng tự kích hoạt hệ miễn dịch tế bào được phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ứng dụng thành công trong điều trị bệnh giang mai chỉ sau 1 liệu trình, người bệnh không còn cảm thấy đau nhức vùng bụng dưới rốn hay gặp những triệu chứng khó chịu khác do vi khuẩn giang mai gây ra.

HIV/AIDS là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch ở con người. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể đau nhức.

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có vắc - xin diệt trừ được virus HIV mà thay vào đó chỉ có thuốc uống làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Cách trị đau bụng dưới rốn do bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Đây là tình trạng ruột thừa bị sưng viêm và có hình thành mủ. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ gặp phải cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới rốn bên phải, mỗi khi ho hoặc hắt hơi càng đau quặn hơn. Ngoài ra người bệnh còn bị sốt, chán ăn, táo bón.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên lập tức thực hiện phẫu thuật cắt ruột thừa tại các cơ sở y tế uy tín.

  • Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi cơ quan tiêu hóa bị rối loạn trong một thời gian dài do thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi.

Hội chứng này khiến cho người bệnh bị đau tức vùng bụng dưới rốn, đầy hơi, bị tiêu chảy hoặc táo bón, chuột rút xảy ra nhiều hơn.

Để trị đau bụng dưới rốn, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt đúng giờ, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái.

Tóm gọn lại, có vô vàn bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn, từ bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh về đường tiết niệu, bệnh do hệ tiêu hóa cho đến cả bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Một số trường hợp các cơn đau bụng dưới rốn có thể tự khỏi tại nhà nếu như bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên nếu cơn đau bụng dưới rốn trở nên dữ dội kèm theo nhiều triệu chứng bất thường người bệnh cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.

Để phòng ngừa đau bụng dưới rốn, chúng tôi khuyên các bạn nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
  • Sinh hoạt khoa học: Ngủ đủ, đúng giấc, không nên thức khuya, hạn chế sử dụng chất kích thích nhằm hạn chế nguy cơ phát bệnh.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy để tránh nguy cơ xảy ra các bệnh lý nam khoa, phụ khoa và bệnh xã hội.
  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp để cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai và có sức đề kháng tốt.
  • Thực hiện thăm khám tổng quát định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện bệnh từ sớm và được điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về cách trị đau bụng dưới rốn cụ thể với từng bệnh. Mong rằng đây sẽ là cẩm nang bổ ích dành cho bạn đọc giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của mình. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp cụ thể, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline hoặc đến trực tiếp phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ đề