Mang thai có chụp CT được không

Chụp X quang khi mang thai có thể mang đến rủi ro cho em bé trong bụng nếu người mẹ thực hiện chụp X quang trong thai kỳ. Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp cung cấp cho bác sĩ các thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của một người. Vậy nhận định trên có chính xác hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ trả lời thắc mắc này.

Tia X là những chùm phóng xạ ngắn không nhìn thấy được bằng mắt thường có thể đi qua mô cơ thể và được phóng ra khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang. Nó thường được áp dụng để hỗ trợ việc chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp, phổi và các cơ quan trong cơ thể của con người.

Mức độ hoặc liều lượng bức xạ được sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại tia X và thiết bị được sử dụng. Nó cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của mỗi người. Trong tia X, liều phóng xạ được đo bằng miligram.

Khả năng chụp X quang khi bà mẹ đang mang thai có thể gây hại cho thai nhi là tương đối thấp. Nói chung, lợi ích của thông tin thu nhận được từ chẩn đoán chụp X quang lớn hơn so với nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi. Tuy nhiên, nếu sản phụ tiếp xúc trực tiếp với một số lượng lớn tia X lên vùng bụng trong một thời gian ngắn, trước khi có nhận thức về việc đang mang thai thì em bé có thể bị ảnh hưởng nếu nhiễm liều bức xạ lớn hơn 5rad.

Đối với các trường hợp chụp X quang các bộ phận như cánh tay, chân, đầu hoặc ngực thì hầu như không gây quá nhiều ảnh hưởng cho thai nhi và mẹ. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng nếu chụp X quang răng trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thì có thể khiến đứa trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Trường hợp nguy hiểm nhất mà việc chụp X quang có thể tác động đến thai nhi đó là khi phần thân dưới của người mẹ như bụng, dạ dày, xương chậu, lưng dưới hoặc thận tiếp xúc trực tiếp với tia X. Lúc này, em bé ở trong bụng cũng có thể gặp nhiều nguy cơ hơn.

Mang thai có chụp CT được không

Khả năng chụp X-quang khi bà mẹ đang mang thai có thể gây hại cho thai nhi là tương đối thấp

Như đã khẳng định ở trên thì tia X có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ tiến hành chụp X quang các bộ phận thân dưới, đặc biệt là vùng bụng. Nguy cơ gây hại của tia X cho thai nhi sẽ phụ thuộc vào độ tuổi thai và mức độ phơi nhiễm phóng xạ.

Trường hợp, người mẹ tiếp xúc với bức xạ liều cực cao trong hai tuần đầu sau khi thụ thai có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Nếu tiếp xúc với bức xạ liều cao từ 2 đến 8 tuần sau khi thụ thai có thể làm tăng hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi hoặc gây ra dị tật bẩm sinh.

Phơi nhiễm bức xạ từ giữa tuần thứ 8 và 16 có thể làm tăng nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ.

Vì thế, trước khi chụp X quang, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang hoặc có thể mang thai. Tùy thuộc vào thời điểm, các bác sĩ có thể trì hoãn việc sử dụng tia X hoặc giảm lượng phóng xạ xuống mức an toàn.

Mang thai có chụp CT được không

Nguy cơ gây hại của tia X cho thai nhi sẽ phụ thuộc vào độ tuổi thai và mức độ phơi nhiễm phóng xạ

Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại những bất đồng về mặt khoa học về việc liệu một lượng nhỏ phóng xạ được sử dụng trong việc chẩn đoán bằng X quang có thực sự gây hại cho thai nhi hay không. Nhưng chúng ta đều biết rằng thai nhi rất nhạy cảm với tác động từ những thứ như phóng xạ, một số loại thuốc, rượu hay nhiễm trùng.

Điều này là hoàn toàn đúng, một phần bởi vì các tế bào của thai nhi đang phân chia nhanh chóng và phát triển thành các tế bào hoàn chỉnh và mô chuyên biệt. Nếu bức xạ hoặc các tác nhân khác gây ra thay đổi trong các tế bào này, có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc một số bệnh nhất định, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.

Nhưng cũng cần phải chỉ ra rằng phần lớn các khuyết tật bẩm sinh và các bệnh ở trẻ em xảy ra ngay cả khi người mẹ không tiếp xúc với bất kỳ tác nhân gây hại nào kể trên trong thai kỳ. Các nhà khoa học tin rằng di truyền và lỗi ngẫu nhiên trong quá trình phát triển là nguyên nhân chính của hầu hết các vấn đề này.

Nếu không may bạn đã tiến hành chụp X quang trước khi biết mình mang thai, thì đừng nên quá hoảng sợ hay lo lắng quá mức. Vì khả năng tia X có thể gây tác động xấu đến cơ thể bạn và đứa con chưa sinh là tương đối thấp.

Tuy nhiên, có những tình huống mà trong đó người phụ nữ không biết mình mang thai lại tiếp nhận một số lượng lớn tia X trực tiếp lên vùng bụng trong thời gian ngắn, hoặc tiến hành điều trị bức xa phía thân dưới, thì trong trường hợp này nên thông báo ngay đến bác sĩ phụ trách để họ có thể đưa ra những tư vấn cần thiết nhất.

Mang thai có chụp CT được không

Khả năng tia X có thể gây tác động xấu đến cơ thể bạn và đứa con chưa sinh là tương đối thấp

Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất chính là thông báo ngay với các bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ rằng mình có khả năng mang thai. Điều này rất quan trọng đối với các quyết định điều trị bệnh như kê đơn thuốc, phương thức điều trị hay như chụp X quang. Đặc biệt giai đoạn những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể của mẹ và thai nhi vô cùng nhạy cảm nên tránh có những tác động không cần thiết từ bên ngoài vào.

Trong trường hợp bạn chưa có thai nhưng được chỉ định chụp X quang thì hãy yêu cầu mặc mắc áo chì bảo hộ để bảo vệ cơ quan sinh sản của bản thân. Điều này có thể giúp ngăn chặn ảnh hưởng đến gen của bạn cũng như có thể di truyền lại gây ảnh hưởng xấu đến con cái của bạn trong tương lai.

Cuối cùng hãy trao đổi với bác sĩ về sự cần thiết phải kiểm tra X quang, bạn cần hiểu rõ lý do vì sao sử dụng tia X được yêu cầu trong trường hợp này, để tránh tâm lý hoang mang cũng như ảnh hưởng đến quyết định mang thai của bạn.

Đối với phụ nữ mang thai thì mỗi quyết định của người mẹ lại có những ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Vậy nên hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với những trang thiết bị hiện đại để chắc chắn rằng bạn và em bé đang được bảo vệ đúng cách. Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, đội ngũ các bác sĩ sản khoa với kinh nghiệm lâu năm cùng trình độ cao luôn đảm bảo thận trọng trong việc đưa ra các quyết định khám chưa hay phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống các phòng chụp chiếu và máy móc hiện đại đạt chuẩn quốc tế sẽ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các bà mẹ khi tiến hành các kĩ thuật này. 

Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói với nhiều lựa chọn cho mẹ bầu. Đăng ký gói thai sản Hồng Ngọc, mẹ bầu sẽ được chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ nhân viện y tế chuyên nghiệp và tận tâm; được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm máu, nước tiểu, sàng lọc dị tật thai nhi…

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang cho thai phụ khi cần vì ảnh hưởng của tia X với thai tùy thuộc vào số lần, thời gian tiếp xúc, liều tia…

Nhiều thai phụ khi cần thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu sử dụng bức xạ hoặc phụ nữ không biết mình mang thai và lỡ chụp X-quang thường tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của thai nhi.

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Minh Thiệu, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết: Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như số lần chụp, thời gian tiếp xúc, liều tia, số lần nhận tia, vị trí chụp... Nói cách khác, tia X có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn tùy vào từng trường hợp nhưng nếu chỉ chụp X-quang một lần thì nguy cơ gây hại cho thai nhi thường rất ít.

Hiện nay, chụp X-quang là một trong những hình thức tầm soát bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Nó có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc một phần trong các chỉ định chẩn đoán khác như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc nội soi huỳnh quang - một hình thức sử dụng tia X liên tục, giúp quan sát chi tiết các chuyển động bên trong cơ thể.

Những hình thức chụp chiếu này có nhiều mục đích khác nhau như tầm soát ung thư, chẩn đoán gãy xương, phát hiện khối u, kiểm tra não bộ, tủy sống, xương chậu, bụng hoặc ngực sau một chấn thương nặng...

Mang thai có chụp CT được không

Chụp X-quang giúp tầm soát bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh. Ảnh: Shutterstock.

Đối với thai phụ, bác sĩ Trần Minh Thiệu cho biết, việc giữ cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng vì thể trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.Trong các trường hợp cần thiết bác sĩ vẫn chỉ định thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu liên quan đến tia X cho bà bầu. Bác sĩ sẽ cân nhắc tối ưu liều tia X phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, vừa giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Ngoài ra, độ an toàn khi chụp X-quang đối với thai nhi còn phụ thuộc vào vị trí cần chụp. Đối với các bộ phận ở xa thai nhi (mắt cá chân, cổ tay), thai nhi sẽ ít tiếp xúc với bức xạ hơn so với các bộ phận ở gần bụng; hoặc các bộ phận nhỏ (ngón chân, ngón tay) sẽ cần liều tia X thấp hơn so với các bộ phận cơ thể lớn. Bác sĩ Thiệu nhận định, nếu thai phụ thực hiện chụp X-quang những bộ phận này, rủi ro thường không đáng kể. Ngay cả khi chụp X-quang tim, phổi, tia X cũng không chiếu trực tiếp vào vùng bào thai. Một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ.

Tuy nhiên, nếu chụp nhiều lần, chụp đi chụp lại trong thời gian ngắn có thể tiềm ẩn nguy cơ. Do đó, thai phụ cần cẩn trọng thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên về tình trạng mang thai hoặc nghi ngờ mang thai của mình. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc ngưng hoặc chỉ định một hình thức chụp chiếu, xét nghiệm khác an toàn hơn.

Trong trường hợp bác sĩ đồng ý cho thực hiện các xét nghiệm có sử dụng bức xạ, thai phụ nên báo lại cho kỹ thuật viên một lần nữa khi vào phòng chụp. Kỹ thuật viên sẽ có biện pháp phòng ngừa bổ sung phù hợp như che bụng bằng tạp dề chì chuyên dụng bảo vệ thai nhi khỏi tiếp xúc với tia X.

Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thêm, việc sử dụng các thế hệ máy chụp X-quang, chụp CT mới, hiện đại cũng góp phần hạn chế tác hại của tia X đối với sức khỏe. Hiện đơn vị này sở hữu hệ thống máy chụp X-quang đa năng và hiện đại hàng đầu như: hệ thống X-quang cao tần kỹ thuật số loại treo trần kết hợp AI trong đọc phim; hệ thống X-quang di động; hệ thống X-quang C-arm dùng trong phòng mổ; hệ thống X-quang chụp vú cắt lớp (nhũ ảnh 3D)... Đối với chụp X-quang tim phổi, bệnh viện trang bị những tấm che chắn chuyên dụng, giúp các phần còn lại của cơ thể tránh nguy cơ nhiễm xạ.

Mang thai có chụp CT được không

Hệ thống các máy chụp X-quang đa năng và hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Trong trường hợp chưa biết bản thân có thực sự mang thai hay không nhưng có các dấu hiệu nghi ngờ như buồn nôn, nôn hoặc căng tức ngực, người chụp cũng nên trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra kỹ nhằm đảm bảo an toàn khi tiến hành các hình thức chụp chiếu, xét nghiệm, trong đó có chụp X-quang.

Đối với bà mẹ đang cho con bú, bác sĩ Thiệu đánh giá chụp X-quang khá an toàn. Ngay cả khi sử dụng thuốc cản quang (loại thuốc được dùng trong một số xét nghiệm hình ảnh, có khả năng tạo hình ảnh tương phản cho các bộ phận hoặc mô nhất định trong cơ thể), lượng thuốc truyền sang em bé thông qua sữa là rất thấp, không được coi là rủi ro. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên nếu đang trong thời gian cho con bú. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc việc nên ngừng hay tiếp tục cho bạn thực hiện các xét nghiệm.

Minh Thiện