Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Như các bạn đã biết, máy tính để bàn (PC) đã trở thành một trong những thiết bị công nghệ rất phổ biến và quen thuộc đối với nhiều người hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn tò mò rằng, cấu tạo của máy tính để bàn và các bộ phận của máy tính Hãy cùng Acup.vn tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Các bộ phận của máy tính để bàn

Tóm tắt các bộ phận chính của máy tính để bàn: Thùng máy CPU, màn hình, bàn phím, chuột máy tính. Trên thùng máy tính gồm: Mainboard, ram, ổ cứng, card màn hình, CPU, cổng giao tiếp, bộ phận tản nhiệt,... Sau đây là chi tiết những bộ phận của máy tính

1. Thùng máy CPU (Thùng máy tính để bàn)

Nhắc đến các bộ phận của máy tính để bàn thì đầu tiên phải nói tới thùng máy CPU thường được thiết kế khá lớn, trên các loại thùng máy được trang bị các lỗ thông hơi để tản nhiệt và các vị trí để gắn dây cáp, đôi khi còn được trang bị thêm bộ đèn phát sáng theo nhu cầu của người sử dụng.

Kích thước của chúng to hay nhỏ đều sẽ phụ thuộc phần lớn vào các bộ phận và cấu hình được lắp đặt bên trong thùng máy. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thùng máy càng lớn thì máy tính sẽ mạnh hơn, mà quan trọng là loại bo mạch chủ nằm bên trong là gì.

Các bộ phận trên và trong thùng CPU gồm: Bộ vi xử lý, Card màn hình, Ram, Ổ cứng, cổng giao tiếp, quạt tản nhiệt và các bộ phận nhỏ khác.

Lưu ý: Có một số máy tính thì thùng máy CPU được tích hợp ngay phía sau màn hình như tivi. Có một số máy tính để bàn thùng CPU siêu nhỏ chỉ bằng hộp khăn giấy để bàn.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Thùng máy CPU  cỡ lớn của máy tính để bàn

1.1 Bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit) 

CPU (viết tắt là Central Processing Unit) là nơi có chứa các bộ vi xử lý. Đây có lẽ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của PC, quyết định đến sự “sống còn” và hiệu suất của cả phần cứng và phần mềm trên máy tính. Trong đó, hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Intel và AMD, với kiểu kiến trúc CPU quen thuộc là 32 bit và 64 bit. Đây là bộ phận cơ bản của máy tính thể hiện sức mạnh và là trung tâm xử lý mọi dữ liệu của máy tính.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Bộ vi xử lý của máy tính để bàn 

1.2 Bộ nhớ RAM 

Ram là viết tắt của cụm từ Random Access Memory tức là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Chúng thường được dùng với vai trò là lưu trữ tạm thời các dữ liệu và thông tin mà các phần mềm, chương trình trên máy tính đang sử dụng.

Những dữ liệu được lưu trên RAM sẽ chỉ được lưu trữ tạm thời, khi máy tính được tắt nguồn là các dữ liệu này cũng sẽ bị mất đi.

Loại Ram thường được dùng trên laptop là loại RAM DDR2, DDR3 hoặc DDR4. Xem ngay cách phân biệt các loại ram laptop

Hầu như các loại ram này khi sử dụng trên máy tính sẽ đều hoạt động theo nguyên tắc kiến trúc kênh đôi để phân chia các dữ liệu được xử lý và làm tăng băng thông dữ liệu.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Bộ nhớ RAM 

1.3 Mainboard (Bo mạch chủ) 

Mainboard nằm bên trong PC thường được gọi với tên Tiếng Việt là bo mạch chủ. Tất cả các bộ phận bên trong và bên ngoài máy tính, thì đều cần kết nối thông qua bo mạch chủ này.

Ngoài ra, còn có một số bộ phận quan trọng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ, bao gồm chất bán dẫn oxit kim loại (CMOS) để lưu trữ một số thông tin chẳng hạn như đồng hồ của hệ thống khi máy tính bị tắt nguồn. Bo mạch chủ có các kích cỡ và tiêu chuẩn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là loại [ATX] và [MicroATX]. Hiện nay, bo mạch chủ còn có thể tháo rời và được thiết kế linh hoạt để gắn vào các thiết bị bên ngoài trong trường hợp cần thiết.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Mainboard của máy tình để bàn 

1.4 Ổ cứng (HDD và SSD) 

Ổ cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của PC, bao gồm các loại ổ đĩa quang thường được sử dụng để đọc và ghi dữ liệu trên CD, DVD và Blu-ray.

Khi ổ đĩa kết nối với bo mạch chủ sẽ được dựa trên kiểu công nghệ kết nối điều khiển mà nó được trang bị, bao gồm kết nối tiêu chuẩn IDE và tiêu chuẩn SATA.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Ổ cứng của máy tính

>>>Cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng thần tốc

1.5 VGA (Card đồ họa hoặc Card màn hình) 

Trong khi các loại máy tính để bàn thường có sẵn card đồ họa trên bo mạch chủ của mình, thì một số mẫu máy tính khác lại cần nạp card đồ họa từ bên ngoài vào theo khe cắm mở rộng.

Với cả hai hình thức trên, PC đều sẽ xử lý các hình ảnh và video lên màn hình bằng các dữ liệu đồ họa phức tạp, nhờ vào hoạt động của CPU. Hơn nữa, một bo mạch chủ sẽ được kết nối với card đồ họa thẻ dựa trên một giao diện tiêu chuẩn, chẳng hạn như tiêu chuẩn AGP và tiêu chuẩn PCI.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Card đồ họa của máy tính 

1.6 Quạt tản nhiệt

Máy tính khi càng hoạt động lâu và xử lý nhiều dữ liệu thì sẽ càng tỏa nhiệt nhiều. CPU và các bộ phận khác trong máy tính không thể làm giảm tải lượng nhiệt tỏa ra. Do đó, nếu PC không được làm mát đúng cách, sẽ làm CPU bị nóng quá mức, gây nguy cơ làm hư hỏng các bộ phận của máy tính.

Do đó, việc trang bị quạt tản nhiệt là cách làm phổ biến nhất để làm mát PC. Ngoài ra, CPU còn được bao phủ bởi một khối kim loại được gọi là bộ tản nhiệt, giúp thu nhiệt từ CPU. Đối với các game thủ và những người dùng máy tính chuyên nghiệp, đôi khi họ còn dùng đến các giải pháp tản nhiệt đắt tiền hơn, chẳng hạn như trang bị hệ thống làm mát bằng nước để đáp ứng nhu cầu làm mát mạnh hơn.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Quạt tản nhiệt của PC

1.7 Bộ nguồn máy tính (PSU)

Đây là bộ phận quan trọng bởi lẽ mọi bộ phận trong PC đều sẽ phụ thuộc vào nguồn điện. Bộ nguồn máy tính này sẽ có vai trò kết nối với nguồn điện để cung cấp năng lượng cho máy tính. Trên một số loại máy tính để bàn, thì bộ nguồn này thường được gắn bên trong thùng máy có kết nối cáp nguồn ở bên ngoài với một số dây cáp kèm theo bên trong. Các dây cáp này sẽ kết nối trực tiếp với bo mạch chủ và các bộ phận khác như ổ đĩa và quạt tản nhiệt.

1.8 Các cổng kết nối 

Cổng kết nối là nơi giao tiếp giữa các thiết bị ngoại vị và máy tính. Thậm chí còn có nhiều cổng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ. Các loại cổng kết nối phổ biến thường được sử dụng trên PC như: Cổng USB, cổng mạng Ethernet và FireWire, cổng kết nối video như VGA, DVI, RCA, HDMI, và ổ cắm tai nghe và phát âm thanh ra loa.

2. Màn hình (Monitor)

Monitor là thiết bị hiển thị hình ảnh và nội dung, gắn liền với máy tính cũng là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính. Màn hình máy tính là một bộ phận tách rời đối với các máy tính để bàn. Các loại màn hình máy tính phổ biến hiện nay là loại tinh thể lỏng (LCD). Bên cạnh đó, thị trường đã có thêm loại màn hình máy tính cảm ứng (tương tự màn hình máy tính bảng) và màn hình dùng công nghệ OLED với cấu tạo mỏng, tiết kiệm năng lượng hơn, và giá cũng đắt hơn so với màn hình LCD.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Màn hình của máy tính để bàn 

3. Khe cắm mở rộng 

Thường thì trên bo mạch chủ sẽ trang bị thêm các khe cắm mở rộng. Các bộ phận có thể tháo rời và được thiết kế để phù hợp với các khe cắm mở rộng sẽ được gọi là card. Khi sử dụng các khe cắm mở rộng, bạn có thể thêm các card đồ họa, card mạng, cổng máy in hoặc đầu thu TV. Tuy nhiên, loại card đó phải phù hợp với loại khe cắm mở rộng đang sử dụng, cho dù đó là loại ISA / EISA cũ hay các loại PCI , PCI-X hoặc PCI Express đang phổ biến hiện nay.

4. Các bộ phận ngoại vi

Các bộ phận ngoại vi này bao gồm các thiết bị cơ bản đều được trang bị trên máy tính để bàn đó là: bàn phím, chuột, máy in, loa, tai nghe, micro, webcam và ổ đĩa USB. Hầu hết bất cứ các thiết bị điện tử này được cắm vào cổng kết nối trên PC.

Màn hình máy tính dùng để làm việc của máy tính

Bàn phím và chuột máy tính 

Vậy là các bạn đã biết tất cả các bộ phận cấu tạo các bộ phận của máy tính để ba cũng như chức năng và cách thức để nó hoạt động. Mong rằng bài viết này sẽ có những thông tin hữu ích với các bạn! 

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.

Acup.vn – Địa chỉ laptop uy tín hơn 10 năm kinh doanh

Máy tính để bàn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến từ rất lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết về chức năng và các bộ phận cấu thành nên một chiếc máy tính để bàn. Bài viết dưới đây Máy tính An Phát sẽ giúp bạn hiểu thêm về chức năng và các bộ phận của máy tính để bàn.
Máy tính để bàn là một thiết bị thông dụng trong cuộc sống hiện nay. Nó có rất nhiều chức năng khác nhau và được sử dụng trong nhiều công việc,nghành nghề.

Bộ máy tính để bàn

Máy tính để bàn được sử dụng thông dụng nhất cho các công ty, giới văn phòng, các quán chơi game. Nó khá bền, được thiết kế với cấu hình cao hơn laptop và có kích thước cồng kềnh nên phù hợp với các công việc cố định, không di chuyển nhiều.

Tuy mang kích thước lớn, song máy tính để bàn lại được cấu tạo khá đơn giản nhưng mang giá trị hoạt động to lớn.

Mainboard [ Bo mạch chủ] Khi mở nắp ra thứ đầu tiên bạn dễ dàng nhìn thấy chính là một bảng mạch, toàn hệ thống máy tính có ổn định không là do bộ phận này quyết định. Các linh kiện đều được kết nối với nhau trên bảng mạch này và được bo mạch chủ hỗ trợ để kết nối với nhau.

Ram:

Đây là một trong những bộ phận rất quan trọng, nó là bộ nhớ tạm để chờ xử lý thông tin. Khi bạn truy cập nhiều trang cùng một lúc nó chạy nhanh hay chậm là nhờ vào Ram. Hiện nay người ta rất chú trọng vào nâng cấp Ram.

Bộ vi xử lý CPU:

CPU bộ vi xử lý được coi là bộ não của máy tính, sức mạnh của máy tính được đánh giá cao hay không là dựa vào bộ phận này vì nó có nhiệm vụ xử lý tất cả dữ liệu, các chương trình có trên máy tính.


CPU của máy tính để bàn

Một CPU được chọn phải tương đồng với bo mạch chủ, nếu không thì nó sẽ không có tác dụng đối với máy tính. Dựa trên nhu cầu của khách hàng, hiện nay nhà sản xuất đã đưa ra 2 dòng sản phẩm chính cho 2 nhóm khách hàng thông thường và nhóm khách hàng có nhu cầu cao hơn .

Card màn hình:

Card màn hình máy tính hiện tại có 2 loại chính: Là tích hợp với mainboard và loại rời gắn vào khe cắm PCI EX. Để phục vụ cho đối tượng văn phòng, không sử dụng đến đồ họa nhiều thì bạn nên dùng máy tính có VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.

Ổ cứng [ SSD và HHD].

Ổ cứng để lưu trữ tất cả dữ liệu có trên máy tính, ngày nay dung lượng ổ cứng rất đa dạng và chứa được rất nhiều thông tin. Tùy vào dữ liệu làm việc mà bạn có thể chọn cho mình chiếc maý tính có dung lượng ổ cứng phù hợp. HHD để lưu trữ giữ liệu còn SSD để cải thiện tốc độ xử lý,máy tính có thể sử dụng cả 2 ổ này cùng một lúc.

Bộ nguồn của máy tính.

Bộ nguồn là thiết bị quan trọng cung cấp năng lượng cho máy tính, bộ nguồn cần phải tương thích với các bo mạch và có công suất hoạt động cao để máy tính hoạt động ổn định.

Bộ nguồn của máy tính để bàn

Màn hình:

Màn hình để hiện thị hình ảnh, âm thanh các hoạt động của ban trên máy tính, độ rộng của màn hình phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của bạn.

Thiết bị ngoại vi.

Là các thiết bị kèm theo như bàn phím,chuột giúp chúng ta nhập thông tin và điều khiển hoạt động của máy tính. Chuột và bàn phím hiện nay có thể kết nối không dây. Trên đây là các bộ phận chính của một chiếc máy tính để bàn, các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn khi mua máy tính trực tiếp tại máy tính An Phát.

>>>Tin liên quan:Nên mua bộ nguồn của máy tính hãng nào tốt nhất hiện nay


Trong bộ phận cấu tạo của máy tính có một bộ phận rất quan trọng đó là màn hình máy tính. màn hình máy tính sẽ quyết định một số công việc như hiển thị cho quá trình giao tiếp của người với máy tính. Vậy Màn hình máy tính là gì? Cấu tạo, phân loại và chức năng? Đây là câu hỏi không quá xa lạ. Tuy nhiên lại có rất ít người hiểu rõ về khái niệm này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn nhé.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Màn hình máy tính là gì?

Màn hình máy tính [Computer display, Visual display unit hay Monitor] là thiết bị điện tử dùng để kết nối với máy tính nhằm mục đích hiển thị và phục vụ cho quá trình giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối với các máy tính để bàn [PC], màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Nhưng đối với máy tính xách tay [laptop], màn hình là một bộ phận luôn đi kèm và không thể tách rời với máy tính.

2. Màn hình máy tính tiếng anh là gì? 

Màn hình máy tính tiếng anh là ” Computer display, Visual display unit hay Monitor”

3. Cấu tạo, phân loại và chức năng:

3.1 Cấu tạo mà hình máy tính:

Màn hình máy tính có sự đa dạng về kích thước để đáp ứng nhu cầu người dùng. Phổ biến là: 13.3 inch, 14 inch và 15.6 inch.

– Màn hình 13.3 inch: Đây là kích cỡ chuẩn của rất nhiều loại laptop hiện nay. Màn hình cỡ này khá nhỏ gọn, nhưng chúng bị hạn chế về mặt hiển thị khi ta mở quá nhiều tab khi sử dụng.

– Màn hình 14 inch: Màn hình này tương tự như màn hình 13.3 inch. Tuy nhiên, nó dài hơn về chiều ngang nên mang đến cảm nhận tốt hơn khi nhìn vào màn hình.

– Màn hình 15.6 inch: Màn hình này có kích thước khá to thường được áp dụng cho các laptop gaming.

Ngoài ra, màn hình laptop còn có rất nhiều kích cỡ khác nhau như: 10 inch, 14.1 inch, 15.4 inch hay thậm chí là 17 inch. Mỗi loại kích thước sẽ có những đặc điểm riêng biệt.

– Tỉ lệ 16:9: Đây là tỉ lệ chiếm gần như đa số các mẫu laptop có trên thị trường hiện nay, phù hợp cho các bạn khi xem phim, chơi game,…

– Tỉ lệ 16:10: Tạo sự cân bằng giữa ngang và dọc, chủ yếu được trang bị trên các dòng laptop của Apple, Dell xps 13… thuận tiện trong việc gõ văn bản, lướt web,…

– Tỉ lệ 4:3: Đây là tỷ lệ lý tưởng để làm tài liệu, tỷ lệ này xuất hiện trên một vài máy của Samsung, Huawei,… nhưng nhìn chung cũng là hàng hiếm. Tỉ lệ này là lựa chọn sáng suốt để bạn làm việc văn phòng, lướt web, soạn thảo slide thuyết trình và những thứ cần cuộc dọc nhiều.

3.2. Phân loại màn hình máy tính:

– Màn hình CRT [Cathode Ray Tube] sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị điểm ảnh, bản chất màn hình CRT là một hệ thống đèn điện tử chân không. Trong đó nó sử dụng một hoặc ba súng điện tử [bắn tia âm cực] và một màn phosphor. Để hiển thị được hình ảnh, các súng điện tử sẽ bắn các hạt electron vào màn phosphor để chúng phát sáng. Tùy theo gia tốc và tốc độ chuyển hướng của electron sẽ tạo nên những màu sắc khác biệt.

Ưu điểm

– Màu sắc sống động, chân thực nên được ưa chuộng trong thiết kế.

– Giá thành tương đối rẻ hơn so với các màn hình khác.

– Màn hình có độ bền cao.

Nhược điểm

– Độ phân giải thấp.

– Tiêu thụ khá nhiều điện.

– Màn hình LCD [Liquid Crystal Display] hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng, được cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng lên nhau và các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi tính phân cực của ánh sáng và thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực.

Ưu điểm

– Chất lượng hình ảnh cao, sống động, sắc nét nhờ có độ phân giải cao, độ tương phản tốt,…

– Màn hình LCD tiêu ít điện năng hơn so với CRT nên tiết kiệm được năng lượng và thân thiện với môi trường.

– Giá thành thấp, phù hợp cho mọi ngành nghề và thích hợp cho mọi thiết bị điện tử.

Nhược điểm

– Hạn chế về mật độ điểm ảnh, màu sắc hiển thị ngoài trời nắng gắt sẽ bị giảm.

– Chất lượng màn hình sẽ giảm đi sau một thời gian sử dụng.

– Màn hình TN [Twisted Nematic] là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện trên thị trường từ khá lâu về trước. Với giá thành sản xuất rẻ màn hình TN từng rất phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính xách tay thậm chí là cả tivi.

Ưu điểm

– Giá thành rẻ, phù hợp để phục vụ cho nhu cầu học tập.

– Tiết kiệm được điện năng.

– Tấm nền có tốc độ phản hồi nhanh, có thể đạt tới 1 ms.

– Màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh với tần số quét cao, có thể lên đến 240Hz.

Nhược điểm

– Có góc nhìn khá hẹp.

– Hình ảnh cùng màu sắc trên màn hình sẽ nhạt đi nếu người dùng không ngồi trực diện với màn hình.

IPS [viết tắt của In-plane Switching] là loại màn hình đang được ưa chuộng nhất trên thị trường, màn hình máy tính loại IPS hiển thị hình ảnh trên dải gam màu rộng hơn, đây là lựa chọn lý tưởng cho dân chuyên thiết kế đồ họa, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng hiển thị. Tấm nền IPS còn có góc nhìn rộng đến 178 độ về phương ngang nên người dùng có thể quan sát hình ảnh sắc nét mà không cần phải ngồi chính diện.

Ưu điểm

– Màu sắc chân thực, hình ảnh sắc nét, sinh động.

– Có góc nhìn rộng phù hợp với người dùng.

– Độ bền tốt, khi chạm tay vào màn hình IPS, hiện tượng lóe sáng, xuất hiện các điểm ảnh sẽ không xảy ra.

Nhược điểm

– So với AMOLED thì IPS dày hơn vì cấu tạo của tinh thể lỏng, khả năng chịu lực cũng thua kém hơn.

VA [viết tắt của Vertical Alignment] được biết đến là sự trung hòa vì nó là sự kết hợp giữa IPS và TN. Điểm đặc biệt ở đây là VA có khả năng hiển thị màu sắc trong mức độ giữa TN và IPS, nói cách khác là tốt hơn TN nhưng không bằng IPS. Bên cạnh đó, tương tự như IPS, màn hình VA cũng có góc nhìn tương đối rộng nhưng lại không có tốc độ phản hồi nhanh như TN.

Ưu điểm

– Khả năng hiển thị màu đen là rất tốt.

– Có khả năng tái tạo màu sắc tốt, tỷ lệ tương phản cao cùng với góc nhìn rộng [gần như bằng IPS].

– Giá thành hợp lý.

Nhược điểm

– Vì thời gian phản ứng còn khá chậm nên hình ảnh dễ bị mờ khi chuyển động.

– Tuổi thọ không cao.

– Theo thời gian thì màu sắc hình ảnh có thể có sự thay đổi.

OLED là viết tắt của cụm từ Organic Light-Emitting Diode. Màn hình OLED thường được sử dụng cho các thiết bị cao cấp. Màn hình này sử dụng 1 tấm phim carbon được đặt bên trong panel của màn hình OLED sẽ tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện truyền qua.

Samsung là hãng phát triển công nghệ này đầu tiên và đặt tên là màn hình AMOLED. Do phần lớn màn hình AMOLED sử dụng công nghệ OLED chúng được gọi là màn hình AMOLED.

Ưu điểm

– Chất lượng hình ảnh cao, hình ảnh sắc nét, sinh động, màu sắc chân thực.

– Ít hao tốn điện năng

.- Góc nhìn rộng hơn.

Nhược điểm

– Chi phí sản xuất màn hình AMOLED cao hơn so với các màn hình thông thường.

– Chất lượng màn hình bị giảm đi sau khi sử dụng một thời gian.

Màn hình Retina thực chất là màn hình IPS LCD được Apple thiết kế sao cho màn hình có mật độ điểm ảnh trên màn hình cao đến mức [trên 230 ppi]. Màn hình Retina được trang bị trên hầu hết các thiết bị của Apple như iPad, Macbook và cả iPhone,…

Ưu điểm

– Hình ảnh hiển thị sắc nét, sinh động.

– Góc độ rộng hơn đồng thời đảm bảo chất lượng hình ảnh ở mọi góc độ.

Nhược điểm

– Màn hình Retina khá dày với cấu tạo 3 lớp [lớp đèn nền, lớp hiển thị và lớp cảm ứng].

– Tốn nhiều điện năng.

– Đây là màn hình có tính độc quyền nên chưa thích ứng với nhiều ứng dụng công nghệ.

– Màn hình CCFL [viết tắt của Cold Cathode Fluorescent Lamp] là một biến thể khác của màn hình LCD, tuy nhiên CCFL lại sử dụng bóng đèn neon để làm đèn nền cho màn hình thay vì sử dụng bóng đèn led.

Ưu điểm

– Giá thành tương đối rẻ là ưu điểm nổi bật của loại màn hình này.

Nhược điểm

– Màn hình CCFL khá nóng khi sử dụng.

– Tốn nhiều điện năng.

– Màn hình có độ bền kém.

Chính vì có quá nhiều nhược điểm nên hiện nay màn hình máy tính loại CCFL đã ngưng sản xuất.

3.3. Chức năng của màn hình máy tính:

Card màn hình máy tính hiện tại có 2 loại chính: Là tích hợp với mainboard và loại rời gắn vào khe cắm PCI EX. Để phục vụ cho đối tượng văn phòng, không sử dụng đến đồ họa nhiều thì bạn nên dùng máy tính có VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.

Có một vài điều cần cân nhắc khi chọn hiển thị thiết bị, từ kích cỡ và độ phân giải cho tới khi đó có phải là màn hình cảm ứng hay không. Biểu mẫu thiết bị của bạn, như máy tính xách tay hoặc máy tính bảng, cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu những yếu tố này ảnh hưởng đến diện rộng và chức năng của màn hình như thế nào.