Lý văn phức là ai

Lý văn phức là ai
Lý Văn Phức: Nước ta không phải là man di

Dưới triều Minh Mạng, vào năm 1832, quan nhà Thanh là Trần Khải cùng binh lính bị bão đánh giạt thuyền vào vùng biển nước ta. Họ đã được các quan lại địa phương giữ lại và chu cấp cho ăn uống đầy đủ. Để giữ quan hệ hữu hảo với nhà Thanh, triều đình đã phái Lý Văn Phức làm trưởng đoàn sứ thần Việt Nam sang tỉnh Phúc Kiến để trao trả quân lính Thanh.

Khi lên bờ, đến nơi trao đổi, Lý Văn Phức cùng đoàn công cán nước ta thấy quan nhà Thanh đã treo bảng đề tại sứ quán, nơi sứ bộ ta ở là “Việt Nam di sứ quán”. Ông cùng các quan tùy tùng nhất định không vào. Ông nói với quan nhà Thanh: “Nước ta không phải Man Di nên ta không vào chổ này”. Quan nhà Thanh đã phải sai xóa dòng chữ đó. Quan sở tại là Hoàng Trạch Trung đã phải tới xin lỗi và cho thay bằng hàng chữ “Việt Nam Quốc sứ công quán”.

Khi đó ông mới chịu vào và bàn bạc, trao cho nhà Thanh các danh sách các quan lại và binh lính đã bị bắt giữ vì bão đánh trôi dạt vào vùng biển nước ta. Ông đã làm một bài luận “Di Biện” nói rõ thế nào là Man Di và nước Việt Nam không thể gọi là Man Di. Quan nhà Thanh đã phải nghe theo, công nhận, bỏ thái độ coi khinh nước ta.

Xoay quanh câu chuyện người phương Bắc gọi nước ta là “Man Di” thì ở triều vua nào cũng đã xảy ra. Những nhân vật lịch sử như Lê Quý Đôn, Vũ Huy Tấn đã bác bỏ việc dùng chứ Di, “Di quan, Di sứ...” Đến đời Nguyễn, quan nhà Thanh lại vẫn dùng chữ Di để gọi nước ta. Đó là thái độ khinh mạn của người theo chủ nghĩa nước lớn sẵn có từ xưa.

(Trích: Chuyện đi sứ - Tiếp sứ đời xưa, Nguyễn Thế Long).

Nguyên văn Biện Di luận của Lý Văn Phức (Bản dịch từ Hán văn của Trần Quang Đức, in trong sách Ngàn năm áo mũ):

“Từ xưa, có Trung Hoa thì có di địch, ấy là sự ngăn cách tự nhiên của trời đất. Hoa là Hoa mà di là di, cũng là sự phân biệt nghiêm minh của thánh hiền. Hoa là Hoa, bất kể bản thân văn minh không man mọi, hay không man mọi nhưng lại bị coi là man mọi, đều không thể không biện luận cho rõ ràng được. Xét, di được gọi là di, kinh truyện thánh hiền coi là kẻ khác (không phải giống nòi ta - TG chú) nên Chu công phải thảo phạt. Cớ sao vậy?

Có bọn chuyên làm việc bạo ngược không biết lễ nghĩa danh phận, như Kinh Sở thời xưa; cũng lại có bọn đem cả nước ra làm trò dị hợm, bất chấp cương thường đạo nghĩa của người ta, như bọn man di giảo quyệt Đông Tây Dương thời nay vậy; gọi chúng là di vì cách làm của chúng.

Nước Việt ta là phường ấy chăng? Nước Việt ta không phải chúng vậy, mà là hậu duệ của Viêm Đế, họ Thần Nông, bậc thánh Trung Quốc thời cổ vậy. Thời cổ là vùng hoang viễn, chưa khai hóa, bấy giờ coi là di thì được. Nhưng đến thời Chu đã là Việt Thường, coi là thị tộc, các đời sau là Giao Chỉ, coi là quận huyện, chưa bao giờ gọi là di cả.

Huống hồ, từ thời Trần Lê, quốc thổ An Nam ngày càng mở rộng, đến nay đã gấp bội lần, phía Bắc giáp ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Châu ; phía Tây khống chế các tộc man di, tiếp với các nước Nam Chưởng, Miến Điện ; phía Đông trông ra bể lớn, ôm bọc các đảo ; phía Nam cũng chạm tới biển, vòng qua phía Tây Nam sát vách Xiêm La, các thuộc quốc còn lại và tộc man di khác nhau nội phụ đều đủ cả, thật là một đại quốc sừng sững giữa trời đất. [Lúc này] coi là thị tộc cũng không được, coi là quận huyện càng không được, huống hồ có thể coi là di sao? Song ở đây tạm có vài lời nông cạn như vậy đã.

Bàn về phép trị nước thì noi nhị đế tam vương, bàn về đạo thống thì noi lục kinh tứ sử, coi Khổng Mạnh là nhà, coi Chu Trình là cửa. Về học vấn thì coi Tả Quốc là nguồn, coi Ban Mã là nhánh. Về văn chương thì thơ phú noi Chiêu Minh, Văn Tuyển, xem Lý Đỗ là tấm gương ; thư họa theo Chu lễ, Lục thư, coi Chung Vương là mô phạm. Chiêu hiền đãi sĩ, ấy khoa cử Hán Đường vậy. Đai rộng mũ cao, ấy y phục Tống Minh vậy. Cứ vậy mà suy, đại để như thế.

Xét, đến vậy mà vẫn gọi là di thì ta cũng chẳng biết thế nào mới là Hoa vậy. Có kẻ nghị luận cao minh nói rằng : Thuấn là người Đông di, Văn vương là người Tây di, trong kinh truyện có nói đến, nhưng di ấy tổn hại gì ? Há không biết đó chỉ là lời nói chỉ nơi các ngài sinh ra thôi. Thuấn vẫn là Thuấn, Văn vương vẫn là Văn vương, từ khi có thư tịch đến giờ có thư tịch nào gọi Thuấn là di đế chăng, gọi Văn vương là di vương chăng ? Cũng có kẻ luận bàn thô thiển rằng : Chắc là do tiếng nói, trang phục khác lạ nên coi là di đó thôi. Như vậy càng không đúng.

Cứ nói chuyện trước mắt, như một tỉnh Phúc Kiến, là nơi còn di giáo của thầy Chu Khảo Đình, riêng ở vùng Tuyền Chương, người ở đây thường đội khăn thay mũ, vậy là trang phục khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng ? Lại như mười tám tỉnh ngôn ngữ khác nhau, tiếng nhà quê và tiếng nhà quan cũng khác nhau, vậy là tiếng nói khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng ?

Để thấu hiểu cái nghĩa Hoa di, nên tìm trong văn chương lễ nghĩa, vậy thì lời luận biện của tôi cũng chẳng cần viết ra, tôi đâu có ưa biện luận, là do tôi bất đắc dĩ mà thôi.”

Lời bàn luận này sau khi viết ra, đến tay Tôn tổng đốc, ông tuyên bố tại chỗ: Quý sứ lần này đến đây, bản đốc tự dùng lễ sứ thần để đối đãi, không dám coi là ngoại di nữa. Sau đó sĩ phu Trung Châu nối nhau sao chép, có nhiều người viết thêm lời bình phẩm ngợi ca. Có ông Lý Chấn Nhân là Nho học huấn đạo, tính cực khẳng khái, sau khi thấy áo mũ nước ta liền ném mũ của mình xuống đất nói rằng: Ta là di rồi, sao lại coi người ta là di đây?

Nguyễn Lê Dương

16626Q10788154Lý Văn PhứcVăn Phức

Lý Văn Phức (李文馥, 1785–1849), tự là Lân Chi, hiệu Khắc TraiTô Xuyên; là một danh thần triều Nguyễn và là một nhà thơ Việt Nam.

  • Nhị thập tứ hiếu diễn âm
  • Tự thuật ký

Các tác phẩm được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1927 của tác gia này đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước. Những bản dịch hoặc lần tái bản phát hành sau ngày đó vẫn có thể có bản quyền. Các tác phẩm được phát hành sau khi tác giả mất có thể có bản quyền tùy thuộc vào chúng đã phát hành được bao lâu tại từng quốc gia và lãnh thổ cụ thể.

Public domainPublic domainfalsefalse

Thời niên thiếu:

Lý Văn Phức sinh ra và lớn lên ở làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội (nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội). Tuy nhiên, dòng họ ông vốn xuất phát từ thôn Tây Hương, huyện Long Khê, phủ Chương Thâu, tỉnh Phúc Kiến[1]. Tổ tiên ông nhiều đời làm quan cho Minh triều Trung Quốc. Khi Mãn Thanh xâm chiếm mới chạy sang làng Hồ Khẩu (Việt Nam) lánh nạn.

Theo Gia phả họ Lý ở làng Hồ Khẩu, tổ tiên Lý Văn Phức đều là quan võ, mãi đến đời ông nội ông mới theo nghiệp văn (thi đỗ Cử nhân). Nhưng ông “không ra làm quan nhà Tây Sơn mà ở nhà nuôi mẹ già, gia đình rất là quẫn bách”.

Đến đời cha Lý Văn Phức không đỗ đạt gì, vừa làm nghề thuốc vừa dạy học. Gia cảnh túng thiếu nên việc học hành thi cử mấy anh em ông bị cản trở nhiều. Ngoài nghề dạy học ở Cổ Nhuế (Từ Liêm) và Hà Nội, Lý Văn Phức còn làm thêm nghề tướng số để trang trải cuộc sống.

Sự Nghiệp:

Thuở nhỏ Lý Văn Phức văn học uyên bác nhưng mải lo kiếm sống. Đến năm 23 tuổi, ông mới đi thi. Vất vả đến năm 34 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1819) dưới triều vua Gia Long.

1820, năm Minh Mạng thứ nhất, Lý Văn Phức được bổ làm Hàn lâm viện Biên tu, sung Sử quán. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ: Thiêm sự bộ Lễ, Hiệp lý trấn Quảng Nam kiêm quản cơ Lục Kiên, Tham hiệp dinh Quảng Nam, Hộ bộ Hữu thị lang.

1828, ông được cử làm Chủ khảo trường thi Hương Gia Định.

1829, năm Minh Mạng thứ 10, ông bị phạm lỗi khi đang làm công việc Hộ chính. Triều đình kết án nhưng ông may mắn được nhà vua ân xá. Đổi lại, ông phải đi sứ Tiểu Tây Dương (tức Bengale, Ấn Độ) để lấy công chuộc tội (1830). Trong chuyến đi này, ông soạn tập Tây hành kiến văn lục 西行見聞紀略 hay Kỷ lược.

1831, ông được cử đi sứ Trung Quốc, đưa Tri huyện Lý Chấn Thanh và hơn 40 người Trung Quốc gặp bão biển dạt vào hải phận Việt Nam về nước.

Trong chuyến đi này, Lý Văn Phức được bố trí nghỉ ngơi tại phủ doãn quan địa phương. Khi ông đến cửa thì thấy dòng chữ “An Nam quốc di sứ công quán”. Chữ “di” là chữ chỉ phường “man di“. Ông tức giận nhất quyết không chịu vào, buộc phải sửa lại thành “An Nam quốc sứ quan công quán”. Ông còn viết ngay bài “Biện di luận” dán lên cổng. Nội dung khẳng định vị thế và văn minh của Việt Nam.

1832, ông được khôi phục chức Tư vụ phủ Nội vụ. Ông đi công cán Lữ Tống (tức đảo Luçon thuộc Philippin). Trong chuyến đi này ông làm bài thơ “Vọng kiến vạn lý Trường Sa (Hoàng Sa)”. Bài thơ ghi lại cảm tưởng về bãi cát vàng mênh mông trên biển. 

1833, ông được phái sang Quảng Đông và Tân Gia Ba (tức Singapore). Sau các chuyến đi này, ông soạn 2 tập Việt hành ngâm 粵行吟 hoặc Thi thảo và Việt hành tục ngâm 粵行俗吟. 

1834, Lý Văn Phức lại đưa Bộ biền tỉnh Quảng Đông lại bị dạt vào Thanh Hoá về Trung Quốc. Cùng năm, ông được cử đi Áo Môn (tức Ma Cao). Trong chuyến đi này, ông sáng tác tập Kinh hải tục ngâm 鏡海續吟.

1838, Lý Văn Phức được tin tưởng giao đọc duyệt bản tâu của Bộ Công đi khảo sát Hoàng Sa. Trong đó có đề cập về công tác phân vùng và vẽ bản đồ khu vực. (nhà văn Nguyên Ngọc Tiến, báo An Ninh Thủ Đô, 12/08/2018 )

1841, năm Thiệu Trị thứ nhất, Lý Văn Phức được bổ làm Hữu Tham tri bộ Lễ, rồi làm Chánh sứ đi sứ Yên Kinh (tức Bắc Kinh). Nhân các cuộc đi này, ông sáng tác được nhiều tập văn thơ. Tháng 2 (âm lịch) năm 1842, ông mới về nước.

Trong 11 năm (1830–1841), ông đi công cán ra nước ngoài tổng cộng 7 lần. Ngoài các tác phẩm trên, ông còn có mấy bộ sách thơ bằng quốc âm: Phụ châm tiện lãm, Tự thuật ký, Bất phong lưu truyện, Sứ trình tiện lãm khúc và bản Nhị thập tứ hiếu.

1843, ông làm Chủ khảo trường thi Hương Nghệ An. Đến khi thuyền nước ngoài đến Đà Nẵng, làm việc không khéo, ông bị án xử làm lính. Một thời gian sau, ông được khai phục chức Thị độc.

1848, năm Tự Đức thứ nhất, ông được thăng làm Lang trung, biện lý bộ Lễ.

1849, năm Kỷ Dậu, Lý Văn Phức mất khi tại chức. Hưởng thọ 64 tuổi, được truy tặng Lễ bộ Hữu thị lang.

Biện Di Luận:

Nguyên văn dịch nghĩa bài Biện Di Luận do Vân Trai Trần Quang Đức dịch trong tác phẩm Ngàn Năm Áo Mũ (2013)

“Từ xưa, có Trung Hoa thì có di địch, ấy là sự ngăn cách tự nhiên của trời đất. Hoa là Hoa mà di là di, cũng là sự phân biệt nghiêm minh của thánh hiền. Hoa là Hoa, bất kể bản thân văn minh không man mọi, hay không man mọi nhưng lại bị coi là man mọi, đều không thể không biện luận cho rõ ràng được.

Xét, di được gọi là di, kinh truyện thánh hiền coi là kẻ khác (không phải giống nòi ta – TQĐ chú) nên Chu công phải thảo phạt. Cớ sao vậy? Có bọn chuyên làm việc bạo ngược không biết lễ nghĩa danh phận, như Kinh Sở thời xưa; cũng lại có bọn đem cả nước ra làm trò dị hợm, bất chấp cương thường đạo nghĩa của người ta, như bọn man di giảo quyệt Đông Tây Dương thời nay vậy; gọi chúng là di là vì cách làm của chúng.

Nước Việt ta là phường ấy chăng? Nước Việt ta không phải chúng vậy, mà là hậu duệ của Viêm Đế, họ Thần Nông, bậc thánh Trung quốc thời cổ vậy. Thời cổ là vùng hoang viễn, chưa khai hóa, bấy giờ coi là di thì được. Nhưng đến thời Chu đã là Việt Thường, coi là thị tộc, các đời sau là Giao Chỉ, coi là quận huyện, chưa bao giờ gọi là di cả.

Huống hồ, từ thời Trần, Lê, quốc thổ An Nam ngày càng mở rộng, đến nay đã gấp bội lần, phía Bắc giáp ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung châu; phía Tây khống chế các tộc man di, tiếp với các nước Nam Chưởng, Miến Điện; phía Đông trông ra bể lớn, ôm bọc các đảo; phía Nam cũng chạm tới biển, vòng qua phía Tây Nam sát vách Xiêm La, các thuộc quốc còn lại và tộc man di khác nhau nội phụ đều đủ cả, thật là một đại quốc sừng sững giữa trời đất. (Lúc này) coi là thị tộc cũng không được, coi là quận huyện càng không được, huống hồ có thể coi là di sao? Song ở đây tạm có vài lời nông cạn như vậy đã.

Bàn về phép trị nước thì noi nhị đế tam vương, bàn về đạo thống thì noi lục kinh tứ tử, coi Khổng Mạnh là nhà, coi Chu Trình là cửa. Về học vấn thì coi Tả, Quốc là nguồn, coi Ban, Mã là nhánh. Về văn chương thì thơ phú noi Chiêu Minh, Văn Tuyển, xem Lý, Đỗ là tấm gương; thư họa theo Chu lễ, Lục thư, coi Chung, Vương là mô phạm. Chiêu hiền đãi sĩ, ấy khoa cử Hán Đường vậy. Đai rộng mũ cao, ấy y phục Tống Minh vậy. Cứ vậy mà suy, đại để như thế. Xét, đến vậy mà vẫn gọi là di thì ta cũng chẳng biết thế nào mới là Hoa vậy.

Có kẻ nghị luận cao minh nói rằng: Thuấn là người Đông di, Văn vương là người Tây di, trong kinh truyện có nói đến, nhưng di ấy tổn hại gì? Há không biết đó chỉ là lời nói chỉ nơi các ngài sinh ra thôi. Thuấn vẫn là Thuấn, Văn vương vẫn là Văn vương, từ khi có thư tịch đến giờ có thư tịch nào gọi Thuấn là di đế chăng, gọi Văn vương là di vương chăng?

Cũng có kẻ luận bàn thô thiển rằng: Chắc là do tiếng nói, trang phục khác lạ nên coi là di đó thôi. Như vậy càng không đúng. Cứ nói chuyện trước mắt, như một tỉnh Phúc Kiến, là nơi còn di giáo của thày Chu Khảo Đình, riêng ở vùng Tuyền Chương, người ở đây thường đội khăn thay mũ, vậy là trang phục khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng? Lại như mười tám tỉnh ngôn ngữ khác nhau, tiếng nhà quê và tiếng nhà quan cũng khác nhau, vậy là tiếng nói khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng?

Để thấu hiểu cái nghĩa Hoa di, nên tìm trong văn chương lễ nghĩa, vậy thì lời luận biện của tôi cũng chẳng cần viết ra. Tôi đâu có ưa biện luận, là do tôi bất đắc dĩ mà thôi.


Tham khảo:

  • “Lý Văn Phức”, wikipedia, <https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_V%C4%83n_Ph%E1%BB%A9c>
  • “Trang thơ Lý Văn Phức, Thi Viện, <https://www.thivien.net/L%C3%BD-V%C4%83n-Ph%E1%BB%A9c/author-l2uuTfRqQhDuLWz1xHm_Lg>
  • Vân Trai Trần Quang Đức, 2013, “Ngàn Năm Áo Mũ”, p.45-47
  • Nguyên Ngọc Tiến, báo An Ninh Thủ Đô, 12/08/2018, “Có một người Hà Nội đến Hoàng Sa cách đây 200 năm”, <https://anninhthudo.vn/co-mot-nguoi-ha-noi-den-hoang-sa-cach-day-200-nam-post363496.antd>