Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

Dữ liệu đang được cập nhật

Để việc sản xuất đạt hiệu quả tối ưu, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử. Vậy thực hư đây là dây chuyền gì? Quy trình hoạt động diễn ra như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc này nhé!

DÂY CHUYỀN LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là hệ thống các băng tải, băng chuyền giúp di chuyển các thành phần của linh kiện điện tử. Tại đây, các linh kiện sẽ được lắp ráp bởi công nhân hoặc bằng hệ thống tự động. Sau đó tiếp tục được di chuyển đến bộ phận khác cho đến khi hoàn thành sản phẩm. 

Các linh kiện điện tử được xếp vào những mặt hàng sản xuất khá phức tạp, cần sự chính xác và sắp xếp công việc hiệu quả. Vì thế mà dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là sự hỗ trợ thiết yếu và không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. 

Chúng giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo môi trường sản xuất chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí và đạt lợi nhuận kinh doanh tốt hơn. 

QUY TRÌNH LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRÊN DÂY CHUYỀN

Quy trình được sử dụng nhiều nhất khi nhắc đến lắp ráp linh kiện điện tử chính là SMT. Theo đó, các bước sản xuất cụ thể như sau:

Bước 1: Dán keo hàn vào PCB

Dán keo hàn là bước đầu tiên trong quy trình hỏa động của dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử SMT. Phần hàn dán sử dụng phương pháp in lụa để in lên bảng. Tuy nhiên, còn phù thuộc và thiết kế của từng bảng mà sử dụng chất liệu khác nhau để in hình dán lên. Thường là dùng các loại giấy nến thép không gỉ hoặc các loại bột nhão khác nhau.

Dùng bút chì thép không gỉ để cắt laser sao cho phù hợp. Lưu ý rằng keo hàn chỉ được dán tại những vị trí sẽ được hàn. Người ta sẽ sử dụng phương pháp kiểm tra hàn 2D để đảm bảo tính chính xác của các khu vực dán keo hàn và độ đồng đều lượng keo. Sau khi đã kiểm tra xong, các bo mạch tiếp tục được chuyển đến vị trí được hàn.

Bước 2: Sắp xếp và lắp ráp các thành phần linh kiện

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

Quy trình lắp ráp linh kiện điện tử được thực hiện toàn bộ dựa trên dây chuyền

Tiếp theo sẽ thực hiện việc sắp xếp và lắp ráp các thành phần linh kiện điện tử có trong khay hoặc cuộn. Các phần này được tải vào máy SMT. Trong quá trình tải này, hệ thống các phần mềm thông minh sẽ có chức năng kiểm tra, đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Sau đó, máy SMT lại thực hiện nhiệm vụ loại bỏ các pipet chân không ra khỏi khay hoặc cuộn. Tiếp tục đặt chúng vào những vị trí chính xác trên bảng. 

Các vị trí cần lắp đặt trên bảng đã được lập trình trước  bằng cách sử dụng tọa độ X-Y. Tính chính xác gần như tuyệt đối, nhờ đó đảm bảo được chất lượng linh kiện. Khi đã thực hiện xong phần lắp ráp SMT, các bo mạch sẽ lại được chuyển sang lò Reflow để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 3: Hàn các thành phần

Có hai phương pháp được dùng để hàn các linh kiện điện tử đó là hàn thông thường và hàn pha hơi. Mỗi cách đều có những ưu thế sử dụng riêng và việc dùng phương pháp nào còn tùy thuộc vào số lượng hàng Cụ thể như sau:

Đối với việc sản xuất linh kiện hàng hỏa, có số lượng lớn thì sẽ sử dụng phương pháp hàn thông thường. Theo đó, các bo mạch sẽ được đặt trong môi trường khí nitơ, sau đó ấm dần dần và nóng lên. Nhiệt độ sẽ tăng cho đến khi các keo hàn nóng chảy ra, giúp hợp nhất các thành phần muốn lắp ráp với PCB. Tiếp theo sẽ được làm nguội để các mối hàn cứng lại và kết thúc quá trình lắp ráp.

Đối với các thành phần có độ nhạy cao hoặc với các nguyên mẫu, phương pháp hàn pha hơi sẽ được áp dụng. Đây là cách hàn có tính chuyên biệt cao, các tấm ván sẽ được nung cho đến nhiệt độ nóng chảy của mỗi hàn. Điều này cho phép chúng ta thực hiện hàn ở các nhiệt độ thấp hơn hoặc hàn nhiều thành phần khác nhau ở các nhiệt độ khác nhau. Sau đó, bảng hàn sẽ được nhanh chóng làm nguội và kết thúc bước hàn.

Bước 4: Kiểm tra trực quan AOI

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

Kiểm tra tính chính xác của mối hàn bằng AOI

Để đảm bảo chất lượng của linh kiện, các bảng hàn sẽ được kiểm tra bằng thị giác AOI. Bước này giúp phát hiện những thành phẩm sai sót và sửa chữa chúng. Hệ thống AOI sẽ dựa vào hình ảnh tham chiếu chính xác để so sánh bảng hàn. Nếu có sai sót, người vận hành sẽ được thông báo vấn đề và rút bo mạch ra khỏi máy để thực hiện sửa chữa hoặc kiểm tra  thêm. Nhờ đó, đảm bảo được tính nhất quán và sự chính xác trong quy trình lắp ráp linh kiện điện tử.

Những yếu tố cần chú trọng khi ứng dụng dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

Dây chuyền cần đáp ứng được các tiêu chí hoạt động chất lượng nhất

Các thành phần của dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử

Cơ cấu của một dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử bao gồm;

  • Phần khung làm bằng inox không gỉ, có khả năng chống va đập.

  • Hệ thống điều khiển, điều chỉnh tốc độ hoạt động

  • Phần dây PVC có tính đàn hồi, dẻo dai và hạn chế bị mài mòn.

  • Mô tơ vận hành ổn định, thiết kế tiết kiệm điện năng

  • Có thể thêm các tầng, bàn thao tác,... thuận tiện cho việc lắp ráp và sử dụng

Những tiêu chí cần đáp ứng được

Dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử cần có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Vận chuyển các mặt hàng có khối lượng nhỏ đến rất nhỏ

  • Khả năng vận chuyển êm ái, mượt mà

  • Tốc độ vận chuyển ổn định

  • Tuyệt đối tránh việc va đập khi hoạt động

Lời kết

Trên đây là một osos thông tin về dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng bài viết đã góp phần giải đáp được những thắc mắc của các bạn. Và thông qua đó có thêm những tìm hiểu thú vị về chủ đề này nhé!

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử. Chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng đơn hàng lắp ráp linh kiện điển tử Nhật Bản là một trong những ngành tốt nhất thu hút nhiều lao động trẻ tham gia. Ngành điện tử tại Nhật có tổng số 3 ngành nghề và 8 loại công việc khác nhau. Các ngành nghề chính bao gồm có: lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử, lắp ráp thiết bị và máy điện, sản xuất bảng in.

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

Từ những ngành nghề trên chúng ta có thể hình dung là công việc của người lao động khi sang Nhật chủ yếu là thực hiện các hoạt động lắp ráp linh kiện là chủ yếu. Đây là một trong những phần việc đơn giản trong một dây chuyền sản xuất điện tử. Vì thế nó cần số lượng lớn lao động trong khi yêu cầu đáp ứng công việc không cần quá cao. 

1. Những tiêu chí chung của đơn hàng điện tử khi đi xklđ Nhật Bản

Nhìn chung có một số yêu cầu tương đối khắt khe hơn. Tổng hợp theo những đơn tuyển dụng mà chúng tôi nhận được từ các đối tác Nhật, thì có những tiêu chí chung dành cho các lao động ngành điện tử như sau:

Độ tuổi: 18 – 30 tuổi.

Trình độ: tốt nghiệp cấp 3 trở lên. Có trường hợp tuyển dụng trình độ cao đẳng trở lên với những công việc phức tạp hơn.

Yêu cầu khác: Thị lực tốt, thuận tay phải, khéo tay

Tính cách: hòa đồng, dễ gần.

Giới tính: nam/nữ ( đa phần là nữ)

Tiếng Nhật: N5

Thi tuyển: Phỏng vấn, test IQ, thi tay nghề

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

2. Chế độ phúc lợi và mức lương ngành điện tử tại Nhật Bản

Ngành điện tử tại Nhật Bản có sức hút rất lớn một phần đến từ mức lương của ngành. Hiện tại mức lương trung bình của công nhân lắp ráp linh kiện điện tử Nhật Bản giao động từ 130.000 – 150.000yên/ tháng.

Thời gian thực tập kỹ năng 1( 1 tháng đầu tiên): thực tập sinh được hưởng trợ cấp thực tập kỹ năng trung bình từ 60.000 đến 70.000 yên/tháng.(tương đương 16.000.000 – 18.000.000VND/tháng hoặc 750 – 850 USD/tháng).

♦ Sau thời gian Thực tập kỹ năng 1: Thực tập sinh kỹ năng được áp dụng mức lương theo mức lương tối thiểu của lao động tại nhật bản, khoảng 13000 USD/tháng(tương đương 26.000.000VND/tháng) chưa bao gồm tiền làm thêm giờ.

♦ Ngoài tiền lương thưởng trong các dịp lễ tết của Nhật Bản, học viên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ được tính mức lương làm thêm giờ từ 130% đến 300% tùy từng thời điểm như làm thêm vào ngày thường, ca làm đêm hay làm vào các ngày nghỉ, lễ tết.

♦ Lao động được tham gia khóa học giáo dục định hướng theo quy định của luật XKLĐ Việt Nam, do công ty trực tiếp tổ chức và đào tạo.

♦ Ngoài mức trợ cấp và mức lương sẽ được nhận, người tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản còn được hưởng những chế độ ưu đãi kèm theo như sau:

+ Được hỗ trợ nhà ở, tiền điện nước, phương tiện đi lại trong thời gian Thực tập kĩ năng tại Nhật Bản

+ Được hưởng 100% bảo hiểm trong thời gian thực tập.

Xem thêm: Làm việc mấy tháng ở Nhật thì trả đủ tiền đi

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

3. Những khó khăn của công việc làm linh kiện điện tử ở Nhật Bản

Đối tượng được tuyển là các lao động phổ thông, không yêu cầu nhiều về kinh nghiệm, kỹ năng hay tay nghề. Tức là những công việc vô cùng đơn giản trong xí nghiệp chế tạo, công việc thường làm là kiểm tra các sản phẩm, cắt gọt bavia, lắp ráp,…Nên khả năng học hỏi được những cái mới và tiên tiến là rất ít.

Điện tử là làm trong dây truyền yền sản xuất, không có thời gian để nghỉ ngơi, chỉ được nghỉ trong thời gian 5 – 10’ sau 2 h làm việc, nghỉ 1 tiếng ăn trưa sau 4h làm việc. Gây nên tình trạng căng thẳng nhàm chán cho người lao động, bởi ngay cả những trao đổi nhỏ cũng không được phép.

Xét về tính ổn định thì những công việc trong ngành điện tử cũng chỉ ở mức tương đối, các xí nghiệp không có đơn hàng nhiều liên tục hoặc những sản phẩm mới thì ngay cả việc đảm bảo ngày làm 8 tiếng là rất khó khăn. Nếu như công ty phát triển tốt thì đây sẽ là cơ hội kiếm tiền cho các lao động, tuy nhiên nếu như làm việc liên tục rất dễ dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm: 4 mẹo vặt khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

4. Những thuận lợi của việc làm lắp ráp điện tử tại Nhật Bản

Ngành điện tử chủ yếu là để thực hiện những công việc đơn giản do không đòi hỏi chuyên môn cao và số lượng tuyển dụng nhiều nên dễ dàng trúng tuyển hơn. Điều này thuận lợi cho đa số những người lao động nông thôn Việt Nam..

Công việc điện tử không có quá nhiều những rủi ro về tai nạn lao động như trong các ngành khác. Đồng thời công việc cũng không phải thực hiện các hoạt động vận dụng cơ bắp nhiều như cơ khí, xây dựng, sửa chữa.

Môi trường làm việc là ở trong nhà xưởng nên không quá khắc nghiệt so với làm ngoài trời như xây dựng hay nông nghiệp.

Sau khi lao động hết hợp đồng thì các bạn vẫn có thể dễ dàng xin vào làm việc tại các công ty điện tử trong nước như Samsung, LG... Bởi lẽ những dây chuyền của các công ty này cũng chủ yếu chỉ là lắp ráp linh kiện điện tử

Lắp ráp linh kiện điện tử Samsung

5. Những thông tin khác về công việc lắp ráp linh kiện điện tử tại Nhật Bản

Những thông tin cụ thể và chi tiết hơn về hoạt động xuất khẩu lao động thì các bạn nên hỏi trực tiếp các đơn vị chịu trách nhiệm. Có nhiều những tiêu chuẩn khác mà ít khi các doanh nghiệp đưa ra đó là họ sẽ ưu tiên các lao động nữ hơn nam, hoặc ưu tiên lao động nữ nào đã có gia đình hoặc có con. Lý do là vì những công nhân thuộc diện trên thường ít khi bỏ trốn vì có nhiều rằng buộc.

Bên trên là chi tiết về đơn hàng lắp ráp linh kiện điển tử Nhật Bản. Các thủ tục, giấy tờ và chi phí thì cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng yêu cầu tuyển dụng khác nhau. Vì vậy, chỉ có liên hệ trực tiếp với những đơn vị trực tiếp tuyển dụng thì mới có được thông tin chính xác nhất. Hy vọng, bài viết này đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn về xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện tử ở Nhật Bản.

Xem thêm bài viết:

9 tỉnh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được lựa chọn nhiều nhất

Top 10 đơn hàng đi Nhật Bản phí rẻ nhất hiện nay

Top 9 thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất Việt Nam hiện nay