Khủng hoảng tài chính toàn cầu là gì

Mục lục bài viết

  • I. Khái quátvề IMF:
  • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của IMF
  • 2. Chức năng và nhiệm vụ của IMF
  • 3.Vai trò của IMF:
  • II.Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008
  • 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008
  • 2.Bối cảnh và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008
  • 3.Ảnh hưởng và hậu quả của cuộc khủng hoảng
  • 5. Kết luận:

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật ngân hàng

- Luật đầu tư

- các văng bản thông tin về tổ chức IMF

2. Nội dungtư vấn:

I. Khái quátvề IMF:

1. Lịch sử hình thành và phát triển của IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Được hình thành vào tháng 7 năm 1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở New Hampshire, Hoa Kỳ với 44 quốc gia sáng lập nhằm xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ cạnh tranh đã góp phần vào cuộc Đại suy thoái những năm 1930, hiện tại, IMF có 190 thành viên.

Trải qua các thời kỳ biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỷ giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.

2. Chức năng và nhiệm vụ của IMF

Mục tiêu chủ yếu của IMF là bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỷ giá và hệ thống thanh toán, cho phép các quốc gia và công dân của mình giao dịch với nhau và với công dân của nước khác.Để thực hiện mục tiêu này, IMF sẽ thông qua 3 chức năng chính sau đây: - Giám sát diễn biến kinh tế và tài chính các quốc gia, các khu vực và toàn cầu cũng như chính sách quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ của các nước. Thông qua hoạt động giám sát này, IMF tư vấn cho các nước hội viên trong việc hoạch định các chính sách để đảm bảo ổn định kinh tế, kiểm soát rủi ro tài chính và kinh tế cũng như nâng cao mức sống người dân.

- Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên gặp khó khăn trong cán cân thanh toán và giúp các chính phủ quốc gia đó thiết kế các chương trình điều chỉnh chính sách đi kèm với các khoản hỗ trợ tài chính của IMF.

- Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý kinh tế vĩ mô cho các nước thành viên thông qua các hoạt động tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện năng lực thống kê, phân tích và dự báo kinh tế, đào tạo cho cán bộ của các quốc gia thành viên giúp các quốc gia cải thiện công tác quản lý kinh tế.

3.Vai trò của IMF:

Vai trò của IMF bao gồm:

- Phát triển các công cụ để các nước đo lường, đánh giá và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay của họ, bao gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả. Nó giúp các nước tìm ra cách tốt hơn để thực hiện các biện pháp trong tất cả các lĩnh vực này, và xác định những bài học lớn từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó có thể làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc gia cụ thể bất kỳ có thể có.

- IMF giúp tạo ra một cộng đồng toàn cầu các chuyên gia thực hành. IMF dẫn đầu một cộng đồng quốc tế các chuyên gia thực hành cung cấp một mức độ hỗ trợ mà không tồn tại trong các lĩnh vực khác, thông qua các hình thức đối thoại, nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, và đào tạo.

II.Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008

1. Khái quát về cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 còn được gọi là cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, sự suy giảm nghiêm trọng thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu bắt nguồn do sự sụp đổ của thị trường nhà đất tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Nó đã gây ra sự thất bại (hoặc gần như thất bại) của một số ngân hàng đầu tư và thương mại lớn, những người cho vay cầm cố, các công ty bảo hiểm, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cũng gặp khó khăn, đe dọa phá hủy hệ thống tài chính quốc tế. Cuộc Đại suy thoái năm 2008 có thể được xem là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1929– 1939.

2.Bối cảnh và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã dự đoán một cuộc suy thoái nhẹ bắt đầu vào năm 2001 làm giảm lãi suất quỹ liên bang 11 lần trong khoảng thời gian ngắn (từ 6,5% xuống 1,75%). Mức giảm đáng kể đó khiến cho các ngân hàng mở rộng tín dụng tiêu dùng với lãi suất cơ bản thấp hơn và thậm chí khuyến khích họ cho khách hàng "dưới chuẩn" hoặc rủi ro cao vay. Người tiêu dùng đã tận dụng tín dụng giá rẻ để mua sắm hàng hóa lâu bền như đồ gia dụng, ô tô và đặc biệt là nhà ở. Kết quả là vào cuối những năm 1990, “bong bóng nhà ở” đã bùng nổ. Do những thay đổi trong luật ngân hàng bắt đầu từ những năm 1980, các ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng thế chấp dưới chuẩn các khoản vay được cấu trúc với các khoản thanh toán bong bóng5 hoặc lãi suất có thể điều chỉnh. Miễn là giá nhà tiếp tục tăng, những người đi vay dưới chuẩn có thể tự bảo vệ mình trước các khoản thanh toán thế chấp cao bằng cách tái cấp vốn hoặc bán nhà với lợi nhuận và thanh toán các khoản thế chấp của họ. Trong trường hợp vỡ nợ, các ngân hàng có thể thu hồi tài sản và bán nó với giá cao hơn số tiền cho vay ban đầu. Do đó, cho vay dưới chuẩn là một khoản đầu tư sinh lợi cho nhiều ngân hàng. Theo đó, nhiều ngân hàng mạnh tay tiếp thị các khoản cho vay dưới chuẩn cho khách hàng có tín dụng kém hoặc ít tài sản, biết rằng những người đi vay đó không có khả năng trả các khoản vay và thường gây hiểu lầm cho họ về những rủi ro liên quan. Kết quả là các khoản thế chấp dưới chuẩn trong số tất cả các khoản cho vay mua nhà đã tăng từ khoảng 2,5% lên gần 15%7 mỗi năm từ cuối những năm 1990 đến 2007.

Ngoài ra, góp phần vào sự tăng trưởng của cho vay dưới chuẩn là thực tiễn phổ biến của chứng khoán hóa, theo đó các ngân hàng gộp hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn khoản thế chấp dưới chuẩn và các hình thức nợ tiêu dùng khác, ít rủi ro hơn và bán chúng (hoặc các phần của chúng) trên thị trường vốn như chứng khoán (trái phiếu) cho các ngân hàng và nhà đầu tư khác, bao gồm cả quỹ đầu cơ và quỹ hưu trí. Trái phiếu chủ yếu bao gồm các khoản thế chấp được gọi là chứng khoán được đảm bảo bằng thếchấp (MBS), cho phép người mua của họ được chia phần lãi và gốc của các khoản vay cơ bản. Bán các khoản thế chấp dưới chuẩn như MBS được coi là một cách tốt để các ngân hàng tăng thanh khoản và giảm rủi ro cho các khoản vay rủi ro, trong khi mua MBS được coi là một cách tốt để các ngân hàng và nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và kiếm tiền. Khi giá nhà tiếp tục tăng cao đến đầu những năm 2000, MBS đã trở nên phổ biến rộng rãi và giá của chúng trên thị trường vốn cũng tăng theo. Đến năm 2004, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã làm suy yếu yêu cầu về vốn ròng, điều này đã khuyến khích các ngân hàng đầu tư nhiều tiền hơn vào MBS9. Mặc dù quyết định của SEC mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng, nhưng nó cũng khiến danh mục đầu tư của họ gặp rủi ro đáng kể, bởi vì giá trị tài sản của MBS đã ngầm được hiểu trước sự gia tăng của bong bóng nhà đất. Cuối cùng, thời kỳ ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu kéo dài ngay trước cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều giám đốc điều hành ngân hàng Hoa Kỳ, quan chức chính phủ và nhà kinh tế sinh ra một thái độ tự tin, hầu hết tất cả họ phớt lờ hoặc giảm bớt các dấu hiệu rõ ràng của một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra. Nhìn chung, có nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp đóng vai trò là nguyên nhân cho cuộc Đại suy thoái năm 2008, mà trong đó, nguyên nhân chính bao gồm: các tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo góp phần tạo ra bong bóng bất động sản bùng nổ; Chính sách nhà ở của chính phủ Hoa Kỳ; và quy định hạn chế của các tổ chức tài chính không lưu ký. Khi cuộc suy thoái bắt đầu, nhiều động thái khác nhau đã được đưa ra với các mức độ thành công khác nhau như: các chính sách tài khóa của các chính phủ; chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương; các biện pháp được thiết kế để giúp người tiêu dùng mắc nợ tái cấp vốn cho khoản nợ thế chấp của họ; và các phương pháp tiếp cận không nhất quán được các quốc gia sử dụng để cứu trợ các ngành ngân hàng đang gặp khó khăn.

3.Ảnh hưởng và hậu quả của cuộc khủng hoảng

Tại thời điểm cuộc khủng hoảng diễn ra, hàng triệu gia đình mất nhà cửa, cơ sở kinh doanh hoặc tiền tiết kiệm; hàng triệu công nhân bị mất việc làm và phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp kéo dài; hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói - tiếp tục vật lộn nhiều năm sau khi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất qua đi. Tình hình của họ tương phản rõ rệt với tình hình của các chủ ngân hàng đã góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng. Sự chênh lệch có thể nhìn thấy đó đương nhiên gây ra rất nhiều sự phẫn nộ của công chúng. Dư âm của cuộc khủng hoảng còn kéo dài tới hơn một thập kỷ sau: Trong một nghiên cứu năm 2018, Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco phát hiện ra rằng, 10 năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ thấp hơn khoảng 7% so với mức nếu cuộc khủng hoảng không xảy ra, thể hiện sự mất mát của 70.000 đô la thu nhập trọn đời cho mỗi người Mỹ10. Khoảng 7,5 triệu việc làm đã bị mất từ năm 2007 đến năm 200911, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi, ở mức gần 10% vào năm 2010. Mặc dù nền kinh tế đã dần tăng trở lại sau khi bắt đầu phục hồi vào năm 2009, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,9% vào năm 201812, nhưng sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng vẫn diễn ra cực kỳ chậm chạp.

5. Kết luận:

IMF đã đóng một vai trò quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế các quốc gia sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng tổng thể, các chính sách cho vay của IMF đã thể hiện vai trò của một tổ chức nhằm bảo vệ nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, sự dự đoán của IMF cũng giúp các quốc gia trong việc cảnh giác trước những cuộc khủng hoảng tài chính và trong công tác khắc phục chúng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê