Không thích ồn ào la dấu hiệu gì

Suy giảm thính lực không phải là bệnh chỉ xảy ra với người cao tuổi. Trên thực tế, chỉ có khoảng 35% số người bị suy giảm thính lực có độ tuổi trên 64. Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây, bạn nên tới khám bác sĩ.

5 dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang bị suy giảm thính lực:

Ù tai hoặc có tiếng vo vo trong tai

Ù tai hoặc có tiếng kêu vo vo trong tai xuất hiện và biến mất là một trong những dấu hiệu sớm nhất của suy giảm thính lực. Lúc đầu bạn chỉ cảm nhận được khi thật yên tĩnh. Khi hiện tượng này trở nên dễ nhận thấy hơn và xuất hiện thường xuyên, liên tục hơn, có nghĩa là bạn đã bị tổn thương thần kinh trong tai.

Sử dụng tai nghe là một yếu tố góp phần gây tổn thương thính lực, vì vậy, những người trẻ nên bắt đầu quan tâm tới tai mình ngay từ bây giờ. Giảm thính lực vĩnh viễn có thể xảy ra sau 8 tới 15 phút nghe nhạc ở âm lượng tối đa.

Không thích ồn ào la dấu hiệu gì

Nếu bạn thấy tiếng kêu vo vo hoặc bị ù tai tạm thời khi dừng nghe nhạc, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã nghe nhạc quá to.

Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng tai nghe cản tiếng ồn chụp qua tai vì chúng giúp giảm tiếng ồn môi trường như từ phương tiện giao thông, cũng có nghĩa là bạn không cần phải văn to âm thanh để nghe. Tai nghe đút lỗ tai được sử dụng phổ biến nhưng rất nguy hiểm vì nó gần với màng nhĩ.

Mất thăng bằng

Nếu bạn thấy rằng mình thường vấp ngã nhiều hơn, thì có thể nguyên nhân không đơn giản chỉ là do bạn vụng về. Khi mọi người gặp phải vấn đề với thính lực, họ sẽ phải rất cố gắng để lắng nghe những âm thanh đơn giản ở xung quanh. Sự cố gắng này làm não bộ bị "phân tâm", và do vậy, sẽ ít tập trung vào việc giữ thăng bằng hơn. Ngoài ra, ống tai trong của bạn là cơ quan sẽ gửi tín hiệu tới não bộ để giúp bạn giữ thăng bằng, do vậy, tổn thương ống tai trong cũng có thể sẽ khiến bạn mất đi sự thăng bằng vốn có.

Hay quên

Trí nhớ phần nhiều dựa trên những gì bạn nghe được. Thật khó để nhớ khi ta không nghe thấy. Khi có tuổi, suy giảm thính lực có thể trở thành một chỉ báo về suy giảm tâm thần.

Không thích ồn ào la dấu hiệu gì

Một nghiên cứu trên JAMA Internal Medicine phát hiện thấy rằng trong số 2.000 người trên 70 tuổi, những người bị suy giảm thính lực bị suy giảm kỹ năng tư duy nhanh hơn trong giai đoạn 6 năm nghiên cứu so với những người nghe tốt hơn.

Suy giảm thính lực thường dẫn tới sự cô lập xã hội, một yếu tố nguy cơ của suy giảm nhận thức. Ngoài ra, khi thính lực bị suy giảm, não có thể cần thêm năng lượng để xử lý âm thanh gây tổn hại cho trí nhớ và tư duy.

Nghe thấy tiếng ồn lớn là đau

Tiếng tàu ầm ầm và còi ô tô có thể gây ồn ào và khó chịu nhưng những âm thanh này không gây đau. Khi bị suy giảm thính lực, tai bạn ít có khả năng cản những tiếng ồn lớn, kết quả là có thể khiến tai bị đau khi có những tiếng động ồn ào xung quanh. Cơn đau khó tả nhưng rõ rệt và âm ỉ.

Thường xuyên không nghe rõ và phải hỏi lại

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nghe tại những nơi đông đúc, ồn ào, ví dụ như trong một nhà hàng hay quán ăn, thì bạn không nên đổ lỗi cho việc nhà hàng đó vang hoặc do mọi người xung quanh nói to làm bạn không nghe được.

Thính lực tốt sẽ có thể giúp bạn lựa chọn được âm thanh nào bạn muốn nghe trong một căn phòng ồn ào. Nếu bạn không thể lựa chọn âm thanh như vậy, thì đó có thể là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang bị tăng dần mức độ suy giảm thính lực.

Không thích ồn ào la dấu hiệu gì

Suy giảm thính lực còn có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Dưới đây là những bệnh lý dễ gây suy giảm thính lực:

  • U dây thần kinh thính giác: Đây là một khối u đè lên dây thần kinh thính giác khiến khả năng nghe bị suy giảm. Thông thường, khối u ở bên tai nào sẽ gây suy giảm khả năng nghe ở bên tai đó.
  • Thủng màng nhĩ: Một lỗ thủng trong màng nhĩ cũng có thể khiến bạn bị nghe kém, suy giảm thính lực. Màng nhĩ bên tai nào bị thủng sẽ gây suy giảm thính lực ở tai bên đó.
  • Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những bệnh về tai phổ biến. Viêm tai giữa không được điều trị đúng cách có thể làm suy giảm khả năng nghe.
  • Suy giảm chức năng thận: Đây là nguyên nhân gây suy giảm thính lực phổ biến nhưng ít được để ý tới. Sở dĩ chức năng thận có liên quan tới điếc một bên tai phải là do theo y học cổ truyền thì: “Thận khai khiếu ở tai”, chức năng thận có mối quan hệ mật thiết tới sức khỏe thính giác. Khi thận yếu thì tai sẽ bị ù, nếu yếu quá thì tai sẽ bị điếc. Do vậy, điếc tai, nghe kém có thể là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận.
  • Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai. Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn, thần kinh tai không nhận được dưỡng chất cần thiết để hoạt động, cuối cùng sẽ dẫn tới điếc tai, suy giảm thính lực.
  • Các vấn đề khác như: Rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh xơ cứng tai, huyết áp cao, đái tháo đường… cũng có thể là nguyên nhân gây điếc tai, suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp, hãy nhanh tay gọi tới hotline 19009204 để được trợ giúp. Hoặc quý vị có thể theo dõi TS BS LÊ TRẦN QUANG MINH - Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM giải đáp trên chương trình truyền hình tư vấn trực tiếp “CÁC BỆNH LÝ VỀ TAI - CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ” lúc 9h sáng 11/9/2020 trên kênh truyền hình Quốc hội.

Không thích ồn ào la dấu hiệu gì
Nên học cách trấn an tâm lý trước stress

Chào em,

Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, và tìm đến sự tư vấn của y khoa khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bất thường, trường hợp này ở độ tuổi của em là điều ít gặp và cũng là sự tiến bộ.

Thật ra, trong độ tuổi mười mấy - đôi mươi trở xuống, suy nghĩ, cảm xúc và nhân cách của các em chưa ổn định, có nhiều em có thể tự điều chỉnh được nhưng có em thì mất kiểm soát. Trường hợp của em, theo tôi là em bị rối loạn nhân cách, trường hợp này hay gặp ở độ tuổi của em. Em chưa tập được cách chia sẻ với người thân của mình và trấn an tâm lý trước stress.

Để giải quyết được vấn đề này, bản thân em phải là chủ đạo, em tự biết việc mình dễ cáu gắt với người thân trong khi lại vô tư với bạn bè là không đúng, thì tự em phải trấn an và điều chỉnh chính mình lại.

Nếu bực mình, khó chịu, em có thể nói ra để được thông cảm và tìm 1 chỗ để bình tĩnh tâm lý. Nên chơi thể thao, tập thể dục và hạn chế tối đa sử dụng điện thoại, mạng xã hội để giải tỏa năng lượng xấu. Cố gắng ngủ đủ giờ trong ngày, hạn chế thức khuya. Nên khám thêm chuyên khoa Thần kinh để điều trị vấn đề đau đầu vận mạch.

Phải có sức khỏe thể chất thì mới có sức khỏe tinh thần và học tập tốt được, em nhé.

Hội chứng Misophonia là một dạng rối loạn thần kinh trung ương, khiến cơ thể phản ứng bất thường với những âm thanh bình thường, cụ thể.

Nguyên nhân, triệu chứng Misophonia

Nghiên cứu khoa học cho biết, khoảng 29% người mắc hội chứng này, có xu hướng trở nên nóng nảy khi nghe tiếng ồn họ không thích và 17% số khác tỏ ra tức giận với các đồ vật. Một vài trường hợp mắc Misophonia cũng phản ứng với những âm thanh khó chịu, như tiếng thở nhẹ hoặc thì thầm, khiến họ dễ bị kích ứng do không thể bỏ qua những loại âm thanh ấy. Từ đó, họ bắt đầu xa lánh các cuộc giao lưu trong đời sống thường nhật cũng như các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Một số âm thanh khác dễ gây kích hoạt Misophonia, phổ biến nhất là tiếng hơi thở nặng hoặc âm thanh của mũi, gây ảnh hưởng khoảng 64,3%. Âm thanh trong ăn uống ảnh hưởng khoảng 81%. Tiếng của ngón tay hoặc bàn tay ảnh hưởng khoảng 59,5%. Một số hoạt động thể chất ảnh hưởng khoảng 11,9%. Bệnh còn bị ảnh hưởng bởi tiếng hắng giọng, chép môi, tiếng viết lách, tiếng giấy xào xạc, tiếng tíc tắc của đồng hồ, tiếng đóng sầm cửa xe, tiếng chim hót, dế hoặc các động vật khác.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra liệu Misophonia có phải do các bệnh lý tâm thần hoặc thể chất khác, như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn ăn uống, ù tai hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương hay không. Một số bệnh lý khác cũng liên quan đến Misophonia, nhưng không phải tất cả có thể lý giải các biểu hiện của Misophonia. Vì thế, Misophonia được xem là một bệnh lý khác biệt và độc lập.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm kích ứng và căm ghét, chuyển thành tức giận, thể hiện sự gây hấn bằng lời nói hoặc các tác động vật lý đối với các đồ vật và người đối diện. Có cảm giác lo lắng, áp lực ở ngực, tăng huyết áp, co thắt cơ, tăng nhiệt độ cơ thể và nhịp tim.

Không thích ồn ào la dấu hiệu gì

Chẩn đoán và kiểm soát

Không có cách cụ thể nào để chẩn đoán Misophonia, vì đôi khi có thể nhầm lẫn với rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo lắng hoặc rối loạn lưỡng cực. Điều này thường gây khó khăn cho bác sỹ trong việc chẩn đoán đúng bệnh. Hội chứng Misophonia không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát bằng những cách như: Tư vấn với bác sỹ để có thể giúp kiểm soát rối loạn. Sử dụng liệu pháp kiểm soát ù tai (TRT) dành cho những người không thể chịu đựng được tiếng ồn. Trong liệu pháp, người bệnh được nghe những điệu nhạc hoặc âm thanh dễ chịu, giúp họ tạo ra mối liên kết tích cực với âm thanh, thông qua thực hành và tư duy có chủ ý.

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) kết hợp với liệu pháp TRT, hỗ trợ thay đổi những liên kết tiêu cực từ những âm thanh kích hoạt Misophonia. Đây là liệu pháp hiệu quả trong việc kiểm soát hội chứng Misophonia, nhờ chủ yếu tập trung vào suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của người bệnh để xác định các kiểu mẫu không lành mạnh và thay thế chúng. Ngoài ra, còn có những liệu pháp khác như nói chuyện, thay đổi lối sống như tập thể dục, ngủ đúng cách, tránh căng thẳng.

Misophonia thường phổ biến ở nữ giới. Một số người có các dấu hiệu của hội chứng này chủ yếu ở độ tuổi 9-13. Chứng này xuất hiện bất ngờ, có thể không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân tác động nào từ tâm lý người bệnh hay hoàn cảnh khách quan. Hội chứng Misophonia có thể nhẹ hoặc nặng.

Không thích ồn ào la dấu hiệu gì

- Trường hợp nhẹ: Lo lắng. Khó chịu. Chán ghét. Muốn tránh khỏi đám đông huyên náo.

- Trường hợp nặng: Sợ sệt. Giận dữ. Phẫn nộ. Đau khổ. Thù ghét. Hoảng loạn.

Phương pháp chẩn đoán hình hình ảnh thường được sử dụng cho những người mắc Misophonia, để phân tích não. Nhằm phát hiện những âm thanh kích hoạt tạo ra các phản ứng trong vùng vỏ não trước trán - đây là một phần của não chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc.