Khách hàng của luật sư là ai

Hiện nay, không ít các Luật sư, nhất là các Luật sư trẻ cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhiều Luật sư không có khách hàng dẫn đến chán nản, không có đủ thu nhập, thậm chí muốn bỏ nghề, do đó Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng VPLS Đồng Đội đã có những chia sẻ tâm huyết xung quanh chủ để này.

  1. Xây dựng hình ảnh cá nhân:

Luật sư biết khéo léo thể hiện mình, giới thiệu cho mọi người biết mình là một luật sư có tâm, có tầm, có thâm niên, có hiểu biết, khác biệt, có chiều sâu. Tìm kiếm khách hàng thông qua giao tiếp, nói chuyện hàng ngày với đồng nghiệp, bạn bè, người quen. Giữ hình ảnh cá nhân luôn luôn chỉnh chu, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Xây dựng phong thái tự tin, kiên định, bản lĩnh, làm cho khách hàng chỉ cần nhìn qua hình ảnh cũng có thể đánh giá được đây là luật sư thật sự, có phong thái, có tài, có đam mê, khát vọng. Hình ảnh luật sư từ ăn mặc, đi đứng, giao tiếp phải chuẩn mực, đàng hoàng. Luôn mẫu mực trong con mắt gia đình, bạn bè, hàng xóm.

Kiên trì một con đường trở thành Luật sư, không dễ chán nản, không nhảy nhiều việc khác nhau cuối cùng lại đánh mất định hướng của mình, không “chân trong, chân ngoài”, “đứng núi này, trông núi nọ”. Xác định công việc của luật sư không hề dễ nhưng không phải không có cách, phải kiên trì, sáng tạo. Dựa vào núi thì núi lở, dựa vào bạn thì bạn bỏ đi, phải dựa vào chính mình. Xác định tư tưởng, kiên trì với định hướng, mục tiêu là việc quan trọng nhất trên con đường xây dựng hình ảnh cá nhân của Luật sư.

Dám dấn thân, khẳng định mình trong những việc khó. Mỗi vụ án Luật sư tham gia giải quyết như một “trận chiến” trên mặt trận công lý do đó Luật sư phải có bản lĩnh nghề nghiệp, không nản, không dễ dàng từ bỏ để tạo niềm tin cho khách hàng. Luật sư không ngại va chạm, không e dè trước cái sai của những người có địa vị, có chức, có quyền trong xã hội mà từ chối vụ việc của khách hàng, bỏ mặc khách hàng.

  1. Đạo đức nghề nghiệp của Luật sư

Mối quan hệ giữa luật sư và khách nhiều khi không tránh khỏi những bất đồng, hiểu nhầm về giải quyết công việt, phí dịch vụ. Do vậy, luật sư phải biết ứng xử có văn hóa, giải quyết mâu thuẫn đó ổn thỏa, thậm chí có thể hoàn lại hợp đồng cho khách hàng trong những trường hợp không cần thiết.

Ứng xử một cách có hiểu biết, thông cảm hoàn cảnh khách hàng khó khăn, yếu thế trong xã hội. Nhiều khách hàng yếu kém về nhận thức, ứng xử, yếu thế vì vậy luật sư phải có thái độ nhân văn, cảm thông, đứng ở vị trí “bảo vệ khách hàng yếu thế” chứ “không phải thắng khách hàng”. Thông qua hành động đẹp, nhân văn đó của luật sư thì đạo đức, hình ảnh của luật sẽ được chính khách hàng lan tỏa và sẽ có nhiều khách hàng khác tìm đến luật sư nhờ giúp đỡ.

  1. Trong mối quan hệ với khách hàng và các mối quan hệ cá nhân:

Hướng đến phục vụ khách hàng. Không phụ thuộc vào giá trị hợp đồng lớn hay nhỏ mà phải phục vụ khách hàng như nhau, tận tâm. Kí hợp đồng với khách hàng là nhận trách nhiệm với hàng khách, đón việc, chủ động thông tin cho khách hàng về quá trình giải quyết vụ việc. Khách hàng chính là người đánh giá dịch vụ của luật sư nên phải để khách hàng hài lòng từ lúc bắt đầu, trong quá trình làm việc, kết quả, hậu mãi.

Luật sư nhận phí dịch vụ của khách hàng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, có khuyến mại, giảm phí chi khách hàng khó khăn, giữ danh dự của luật sư. Khách hàng là người thân, Luật sư phải tìm hiểu rõ ngọn nguồn dẫn đến vụ việc của khách hàng, đau nỗi đau của khách hàng, lo nỗi lo chung, không có ngoại lệ, hướng đến hình ảnh “Luật sư của nhân dân”, chất phác, bình dị mà gần gũi đến lạ thường. Luật sư phải gần dân, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi lo, nỗi bức xúc của từng khách hàng, nhất là những trường hợp khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, già yếu, thương binh, bệnh binh…..

Đồng thời, người thân, bạn bè là những người thân quen tiếp xúc thường xuyên, hàng ngày với Luật sư, hiểu rõ tính cách, đạo đức và năng lực của Luật sư. Những công việc mà Luật sư thường xuyên phải giải quyết thường là mâu thuẫn, tranh chấp trong những mối quan hệ gia đình, làng xóm, xã hội hàng ngày do đó nguồn khách hàng do bạn bè, người thân giới thiệu rất đa dạng từ hình sự, dân sự, hành chính, thu hồi nợ, thi hành án….

  1. Mối quan hệ với các cơ quan truyền hình, báo chí, tố tụng:

Luật sư nhiệt tình với công việc báo chí, tăng cường hợp tác, nhận trả lời phòng vấn báo chí, truyền hình, viết tin bài. Các cơ quan báo chí, truyền hình là nơi thường xuyên phản ánh, đưa các tin bài nóng về tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, những khiếu kiện, bức xúc, những mâu thuân, tranh chấp của người dân… do vậy cơ quan báo chí, truyền hình là cầu nối giới thiệu khách hàng tìm đến Luật sư, người có trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật để giải quyết khiếu kiện, tranh chấp giúp người dân.

Một nguồn khách hàng khá lớn nữa là thông qua mối quan hệ với các cơ quan tố tụng. Trong nhiều trường hợp khách hàng có thể được các cơ quan tố tụng giới thiệu đến những Luật sư, tổ chức hành nghề luật uy tín để được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp, đại diện, bào chữa… theo đúng quy định của pháp luật.

  1. Hợp tác, trao đổi với đồng nghiệp ở các hội nhóm trên mạng xã hội

Hiện nay cần chú trọng và nhận thức tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các luật sư, hãng luật trong công việc thông qua mạng xã hội. Các Luật sư ở các địa phương khác nhau thì có thể chia sẻ công việc, hợp tác với nhau từ xa. Ví dụ như luật sư tại Hà Nội có vụ án cần giải quyết có thể hợp tác với luật sư tại Đà Nẵng để làm thủ tục, tiến hành các bước giải quyết vụ án. Các luật sư có thể thành lập các hội, nhóm trên Facebook, Zalo, Website… để đăng tải thông tin, trao đổi và hợp tác với nhau khi có việc ở xa cần trợ giúp của các luật đồng nghiệp.

Luật sư phải đánh giá được vai trò tích cực của mạng xã hội sử dụng trong công việc của Luật sư. Hiểu được tác động to lớn, sức phản biện của cộng đồng mạng xã hội. Kiên trì, thường xuyên chia sẻ các bài viết có giá trị, những bài viết chất lượng được đăng tải, chia sẻ sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng theo dõi. Tuy nhiên phải hiểu rõ mạng xã hội chỉ là công cụ, phương tiện cho Luật sư, việc quan trọng vẫn là phẩm chất, năng lực, hình ảnh của Luật sư.

Bài toán tìm kiếm khách hàng là bài toán khó nhưng không phải không có lời giải, do đó mỗi Luật sư phải biết xây dựng hình ảnh, nâng cao năng lực chuyên môn, uy tín nghề nghiệp, tận dụng các mối quan hệ cá nhân, tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để kịp thời bắt kịp và xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng, từ đó khách hàng sẽ tìm kiếm và tiếp cận với Luật sư ngày càng nhiều hơn.

Hoàng Lan

ĐT, Zalo: 0972640117

Email:

Theo Luật Luật sư , khách hàng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư – một trong những chủ thể quan trọng nhất cấu thành nghề luật sư . Bởi không có khách hàng, không có nghề luật sư. 

Khách hàng của luật sư là ai
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Quy tắc quan hệ với khách hàng

Theo Luật Luật sư , khách hàng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư – một trong những chủ thể quan trọng nhất cấu thành nghề luật sư. Bởi không có khách hàng, không có nghề luật sư. Dưới góc độ cung cầu dịch vụ pháp lý , khách hàng đại diện cho bên cầu quyết định việc cung cấp dịch vụ pháp lý . Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý quan hệ luật sư với khách hàng là một loại quan hệ dân sự , chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự . Trong quan hệ này, các quyền và nghĩa vụ của luật sư với khách hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận với sự tự nguyện của các bên. Bản chất quan hệ của luật sư và khách hàng là quan hệ pháp luật dân sự , bình đẳng, thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quan hệ này vẫn có yếu tố khác tác động , đó là việc “ nhờ ” và “ nhận ” . Sự bình đẳng, thỏa thuận của khách hàng về mặt lý thuyết và pháp lý đặt ra trong quan hệ với luật sư nói chung. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với tình thế khó khăn liên quan đến sinh mạng, tự do, tài sản của mình, khách hàng vẫn phải lựa chọn một tổ chức hành nghề luật sư và luật sư cụ thể nào đó để cung cấp dịch vụ cho mình. Mặt khác, với sự chuyên nghiệp của mình, luật sư có thể vận dụng các quy định đưa lại lợi thế cho mình. Chính vì vậy, Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đã dành chương quan trọng gồm 12 Quy tắc để quy định về quan hệ giữa luật sư và khách hàng và chia thành bốn nhóm quy tắc, với các quy định rất cụ thể , xác định tương đối rõ ràng các ranh giới xử sự của luật sư trong quan hệ với khách hàng từ nhóm quy tắc cơ bản đến nhóm quy tắc về nhận vụ việc ; nhóm quy tắc thực hiện vụ việc và nhóm quy tắc kết thúc vụ việc nhằm cụ thể hóa, minh bạch hóa các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong quan hệ giữa luật sư và khách hàng.

Nhóm quy tắc cơ bản

a ) Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật. Khi hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng , đảm bảo chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng chính là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của người luật sư và nghề luật sư . Ở đây đạo đức chính là chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp 1 và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật , đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư chính vừa là nghĩa vụ pháp lý , vừa là nghĩa vụ đạo đức của luật sư . Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng là việc luật sư góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý . Ở đây giữa quyền lợi của khách hàng và công lý , lợi ích chung của xã hội không có mâu thuẫn mà Khác với các chức danh tiến hành tố tụng, cán bộ , công chức khi tiến. hành tố tụng, thực thi công vụ , chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép, luật sự có quyền sử dụng mọi biện pháp pháp luật không cấm để bảo vệ khách hàng của mình. Do vậy, trong quan hệ với khách hàng, luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc , đặt quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng lên trên hết, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Tình huống 1 : Luật sư A trao đổi với Luật sư B ( Giám đốc Công ty Luật TNHH B ) về phương án bào chữa và đề xuất mức án trong phiên xử sắp tới đối với khách hàng C. Luật sư A có nêu : “ Ông C và gia đình cần một mức án treo, qua trao đổi chuyên môn với Tòa án, Thẩm phán – Chánh án X, chủ tọa đã đồng ý rồi, hôm tới nếu không có gì mới trong diễn biến của phiên tòa sẽ tuyên. Tuy nhiên, trong Hồ sơ và các chứng cứ khác khi tôi nghiên cứu thu được thấy ông C không phạm tội, chỉ vi phạm hành chính, cùng lắm hình sự hóa chỉ là cảnh cáo thôi. Nếu chứng minh theo hướng này sẽ phải thu thập thêm nhiều chứng cứ khác nữa, mảng a, mảng b. Quá trình tiến trình tố tụng sẽ kéo dài thêm, chi phí trên mức thù lao mình đã ký sẽ tăng, hiệu quả giảm thậm chí còn âm, phải đàm phán lại với khách hàng ” . Luật sư B nói : “ Ông đề xuất phương án sau đó mình cùng bàn ! ” Nếu là luật sư A trong tình huống nói trên, bạn sẽ đưa ra phương án gì ? Tại sao ? Nếu là Giám đốc Công ty luật B, bạn sẽ quyết định theo phương án nào trong tình huống nói trên ?

Tình huống 2 : Luật sư A bảo vệ cho bị cáo B, người chưa thành niên bị truy tố theo tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự . Tòa án nhân dân huyện H đã xử phạt B 1 năm tù , cho hưởng án treo. Gia đình bị cáo B đã chấp nhận, không muốn tiếp tục vì nhiều lý do. Qua nghiên cứu hồ sơ , luật sư thấy mức án trên là quá nghiêm khắc, bị cáo B có đủ căn cứ , không để được chuyển tội danh và áp dụng hình phạt nhẹ hơn là cải tạo | giam giữ . Nếu bạn là luật sư A, bạn sẽ xử sự như thế nào ?