Kể tên các loại cây thường được sử dụng các phương pháp giâm cành/ ghép mắt/ chiết cành

Bất kỳ cây trồng nào trong vườn, nhà kính hoặc trong nhà đều có thể được nhân giống. Ưu điểm của việc giâm cành là các cây mới sẽ giống hệt nhau về mặt di truyền so với cây mẹ và với nhau. Cách bắt đầu giâm cành sẽ tùy thuộc vào cây trồng. Có 10 phương pháp nhân giống cây trồng. Trong blog này, chúng tôi sẽ thảo luận về các phương pháp này cũng như giải thích cách hỗ trợ tăng trưởng.

Hãy bắt đầu với một số lời khuyên chung

  • Luôn dùng một con dao sắc hoặc kéo cắt tỉa. Điều này sẽ cho phép vết thương của cây lành lặn nhanh hơn. Quý vị cũng sẽ ngăn chặn các loại nấm gây ra tác hại.
  • Các cành giâm phải dài từ 10 đến 14 cm.
  • Chỉ sử dụng các cành giâm từ một cây trồng khỏe mạnh.
  • Cắt một thân cây phát triển mạnh.
  • Làm sạch chậu trong đó quý vị sẽ trồng cành giâm đó.
  • Dùng nước mưa để tưới cho cành giâm còn non đó.
  • Loại bỏ các lá bị khô và héo úa khỏi cành giâm.

Chiết đỉnh

Kỹ thuật giâm cành này rất hoàn hảo cho cây mâm xôi, các loài cây và hoa hồng. Cắt phần đỉnh ngay bên dưới một chiếc lá của cây mẹ. Tạo một vết cắt dọc. Đặt cành giâm ở trong đất hơi ẩm và nhấn xuống cẩn thận. Bảo vệ cành giâm khỏi ánh nắng mặt trời chói chang.

Giâm cành

Giâm cành khá giống với thao tác chiết đỉnh. Khi áp dụng kỹ thuật này, hãy đảm bảo sử dụng cành giâm đã lớn hoàn toàn: một cành khỏe mạnh. Phương pháp này được sử dụng với các loài Hydrangeas, Rhipsalis và Euphorbia.

Giâm lá

Với phương pháp này, chiếc lá chính là cành giâm mới. Giâm lá có thể được thực hiện theo nhiều cách: lá có cuống lá, lá chỉ có gân chính, lá có gân hai bên, lá dạng cắt và lá có gân đứt. Phương pháp tối ưu sẽ tùy thuộc vào loài thực vật.

Giâm rễ

Giâm rễ được thực hiện tốt nhất vào tháng 11 hoặc tháng 12 khi cây đang ngủ đông. Cắt 2 rễ ra khỏi cây, ngay phía trên hoặc dưới bầu rễ. Đặt cây trở lại đất ngay lập tức. Đỗ quyên và Chi hồng môn là một trong những loài cây có thể được nhân giống bằng cách dùng giâm rễ.

Chiết cành

Lấy đoạn rễ mọc ra trên cây, cùng với một cành hoặc thân cây và uốn nó về phía mặt đất. Đảm bảo đoạn rễ đó tiếp tục chạm vào đất, cho phép cây mọc rễ mới. Chiết cành đặc biệt thích hợp cho các loài cây leo, ví dụ, Philodendron và Scindapsus.

Ghép mắt chữ T

Kỹ thuật ghép mắt chữ T, hoặc ghép cửa sổ, có nghĩa là: đặt một cây này lên cây kia và cho phép chúng phát triển cùng nhau. Tạo một miệng ghép trong cây mẹ và cắt ra một nhánh từ cây muốn nhân giống. Nới lỏng miệng ghép và đặt nhánh cây đã cắt vào bên trong. Dùng một sợi dây để buộc cả hai cây lại với nhau. Kỹ thuật ghép mắt chữ T áp dụng rất hiệu quả đối với hoa hồng.

Chiết cành trên cây

Một số loài cây có thể được nhân giống bằng cách áp dụng chiết cành – hoặc chiết cây. Chiết cành liên quan đến việc lựa chọn một nhánh cây mà sẽ được loại bỏ các lá khỏi đó trước khi giúp phát triển bộ rễ. Sự phát triển của rễ đạt được như sau: tạo một vết cắt trên nhánh cây và gắn vào đó một túi nhựa, chứa đầy hỗn hợp giá thể, đất trồng và bông cotton. Sau một vài tuần, rễ mới sẽ xuất hiện. Cắt bỏ cây bên dưới hệ rễ mới đó và chuyển vào chậu.

Ghép cành

Ghép cành liên quan đến việc gắn một phần của cây vào cây ghép. Cắt một hình tam giác trong thân ghép và cắt phần muốn nhân giống theo hình đối nhau. Bây giờ đặt nó vào hình cắt tam giác của cây ghép. Cố định bằng băng keo hoặc dây buộc. Ghép cành được sử dụng phổ biến nhất khi nhân giống cây Sâm nhung và một số loài thuộc họ Thầu dầu.

Ghép cây

Phương pháp này rất phù hợp cho các loại cây ăn quả. Đợi cho lá cây rơi xuống khỏi các cây bụi và cành giâm phát triển đầy đủ. Có thể nhận biết một cành giâm trưởng thành bởi màu nâu sẫm của nó. Cắt bỏ phần giữa của thân và cây trồng vào mùa xuân.

Tách nhánh

Tách nhánh liên quan đến việc cẩn thận tách ra một cây khỏe mạnh, trước khi chuyển 2 hoặc 4 phần vào chậu. Các loại cây họ Thiên điểu và họ Môn đặc biệt thích hợp cho kỹ thuật nhân giống này.

Hỗ trợ phát triển cành giâm

Có thể tối ưu hóa sự phát triển của cành giâm bằng cách dùng sản phẩm Bio Clone. Loại gel này sẽ đảm bảo tăng nhanh tốc độ sinh trưởng của rễ. Sản phẩm cũng giúp bảo vệ cây khỏi bệnh tật. Đặt đuôi cành giâm vào 20 đến 30 milimét gel và để trong 2 phút. Tiếp theo, đặt cành giâm vào trong môi trường sinh trưởng. Bio Clone được đăng ký với Thương hiệu Vegan Society, thể hiện sản phẩm này có thể áp dụng cho nông nghiệp thuần chay.

Thông tin khác

Quý vị có muốn tìm hiểu thêm về nhân giống cây trồng? Hoặc về sản phẩm Bio Clone? Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào. Chúng tôi rất mong được giúp đỡ quý vị!

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 89: Quan sát H.27.1. Hãy cho biết:

– Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì?

– Hãy cho biết giâm cành là gì?

– Hãy kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được?

Trả lời:

– Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nảy chồi ở các mấu thân (mắt) và mọc rễ.

– Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

– Tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành: sắn, dâu, khoai lang, lá lốt, rau thơm, rau ngót…

Đặc điểm của cây đem giâm: có các mấu thân ngắn, cành có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 89: Quan sát H.27.2, hãy cho biết:

– Chiết cành là gì?

– Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt?

– Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành?

Trả lời:

– Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

– Cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt vì chất dinh dưỡng cây tổng hợp được ở phần lá trên khi vận chuyển xuống nhờ mạch rây bị ứ đọng ở vị trí cắt nên kích thích cây ra rễ ở mép trên.

– Một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành: đào, bòng, bưởi, nhãn, vú sữa… Những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành vì những cây này ra rễ mới rất chậm nên cần chiết để lấy dinh dưỡng do lá tổng hợp vận chuyển xuống nuôi cây, nếu trồng bằng cách giâm cành thì cành sẽ bị chết do thiếu dinh dưỡng.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 90: Trả lời câu hỏi:

Ghép mắt gồm những bước nào?

Trả lời:

Các bước ghép mắt:

Bước 1: rạch vỏ gốc ghép

Bước 2: cắt lấy mắt ghép

Bước 3: luồn mắt ghép vào vết rạch

Bước 4: buộc dây giữ chặt mắt ghép ở vị trí ghép.

Câu 1 trang 91 Sinh học 6: Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?

Trả lời:

Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

Câu 2 trang 91 Sinh học 6: Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?

Trả lời:

Giâm cành Chiết cành
Đặc điểm Rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất. Rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
Loại cây Với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ. Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Câu 3 trang 91 Sinh học 6: Hãy cho vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.

Trả lời:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi, hoa hồng với tầm xuân) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).

Câu 4 trang 91 Sinh học 6: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?

Trả lời:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

– Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

– Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.