Kế hoạch dự an là gì

Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn; công khai minh bạch hoặc bí mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi hoặc trong tiến hành kinh doanh khác.

Kế hoạch là từ ngữ mà chúng ta sử dụng trong đời sống rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng định nghĩa được từ này cũng như có những bước lên kế hoạch một cách hiệu quả.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm giải đáp hai câu hỏi lớn đó là: Kế hoạch là gì? Các bước lập kế hoạch?

Kế hoạch là gì? Lập kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và phương trình hành động trong tương lai. Kế hoạch, điều trách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt đối với các doanh nghiệp.

– Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn; công khai minh bạch hoặc bí mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi hoặc trong tiến hành kinh doanh khác.

– Vai trò của kế hoạch:

+ Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu chuẩn là thuốc đo kết quả do với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù sai vẫn rất cần thiết. Việc viết một bản kế hoạch là bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế.

+ Khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng hướng đến. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện kế hoạch của cá nhân.

+ Một kế hoạch cụ thể, rõ ràng và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp bản thân chiến thắng bênh trì hoãn để đạt được sự thành công.

Để có thêm thông tin về Kế hoạch là gì? Các bước lập kế hoạch? Quý vị hãy tiếp tục theo dõi nội dung bài viết này.

Các bước lập kế hoạch

Bước 1: Phân tích tình huống hiện tại của bản thân

Mục đích của việc phân tích tình huống hiện tại của bản thân nhằm xác định những điển mạnh, điểm yếu và nhằm tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những trách thức đặt ra cho bản thân.

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt được

– Các mục tiêu sẽ xác định các kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc trong các việc cần làm. Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất có thể.

– Hệ thống mục tiêu của tổ chức cần được phân loại dựa trên các căn cứ, cụ thể:

+ Tính ưu tiên của mục tiêu.

+ Các bộ phận, nhóm khác nhau trong tổ chức gồm mục tiêu của các cổ đông, mục tiêu của ban giám đốc, mục tiêu của người lao động.

+ Thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và mục tiêu dài hạn.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch

Ở bước 3 này, bạn cần cân nhắc và tìm ra được các phương án thực hiện hoạt động để lựa chọn. Bạn phải đặt ra hai đến ba phương án để thực hiện dự trù nhiều tình huống có thể xảy ra.

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn kế hoạch tối ưu nhất

Khi đã lập được kế hoạch và phương án thực hiện kế hoạch thì bạn xem xét những điểm mạnh và điểm yếu dối với các phương án đó sau đó tìm cách đánh giá các phương án đó theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định.

Một số căn cứ các bạn có thể xem xét đánh giá, cụ thể:

– Kế hoạch nào sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức?

– Kế hoạch nào thực hiện được mục tiêu và có ảnh hưởng mạnh nhất tới mục tiêu cần đạt được?

– Kế hoạch nào phản ảnh tốt nhất hệ thống tiêu chuẩn đã chọn?

– Kế hoạch nào tạo được sự ủng hộ của mọi người khi thực hiện?

– Cuối cùng, kế hoạch nào có chi phí thấp nhất?

Bước 5: Quyết định kế hoạch

Sau khi đã cân nhắc bạn cần chọn kế hoạch hành động và bắt tay vào tiến hành kế hoạch.

Nhược điểm khi lập kế hoạch

– Quá trình tốn nhiều thời gian:

+ Thực tế việc lập kế hoạch đôi khi bị giảm do yếu tố thời gian. Lập kế hoạch là một quá trình tốn nhiều thời gian và các công đoạn liên quan có thể bị trì hoãn vì việc lập kế hoạch phù hợp vẫn chưa được thực hiện. Sự chậm trễ ấy có thể dẫn tới việc bạn bị mất đi cơ hội đó.

+ Thời gian là bản chất thì việc lập kế hoạch trước sẽ làm mất đi chính tiện ích của nó.

– Các yếu tố bên ngoài có thể làm giảm tiện ích:

Cho dù kế hoạch là gì thì cũng sẽ chịu nhiều tác động bên ngoài. Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài tác động xấu đến kế hoạch. Các yếu tố này có thể là kinh tế – xã hội – chính trị – công nghệ hoặc pháp luật.

– Trường hợp khẩn cấp:

Một số trường hợp khẩn cấp phát sinh thì việc cần thiết là hành động nhanh chóng chứ không phải lập kế hoạch trước. Những tình huống này có thể không lường trước được.

– Thiếu dữ liệu đáng tin cậy:

Việc lập kế hoạch dựa trên các dữ kiện và số liệu khác nhau được cung cấp cho các nhà lập kế hoạch. Nếu thông tin không đáng tin cậy thì các quyết định dựa trên thông tin đó cũng sẽ không đáng tin cậy dẫn đến việc lập kế hoạch sẽ mất giá trị.

Như vậy, Kế hoạch là gì? Các bước lập kế hoạch? Đã được chúng tôi phân tích rất cụ thể tỏng bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu ra ưu và nhược điểm của lập kế hoạch để bạn đọc có thể lựa chọn được phương an thuận tiện và phù hợp nhất đối với mình.