Hỗng tràng ở đâu

Ruột non là phần ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m, đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: Tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy, ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng. Tiếp nối là hỗng tràng và hồi tràng xếp thành nhiều quai ruột gần như song song với nhau. Trung bình có khoảng 14-16 quai; mỗi quai dài khoảng 22-22cm tuy vậy 4 quai dài hơn một chút 30-40cm. Những quai đầu xếp ngang rồi chuyển đến những quai cuối lại xếp dọc.


Đoạn ruột non này được treo trong ổ bụng bởi mạc treo ruột, đó là một màng mỏng, một bờ dính với ruột đó là bờ tự do, một bờ dính với thành bụng sau.

Động mạch nuôi ruột non là động mạch mạc treo tràng trên dài khoảng 22-25cm, rộng 8-12mm, điểm xuất phát rộng khoảng 6-10mm, gần sát ngang phía trên động mạch thận.

* Chức năng của ruột non: Hấp thu các chất điện giải và nước; tiêu hoá và hấp thu glucid, lipid, protid và vitamin; bài tiết dịch ruột, các nội tiết tố và các globulin miễn dịch; vận động nhu động để đẩy thức ăn và cặn bã sau khi tiêu hóa hấp thu xuống đại tràng.

Các bệnh lý ruột non

1. Viêm ruột non

Bao gồm: Viêm nhiễm khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng , bệnh Crohn, thuốc: NSAIDs, kháng sinh, hóa chất, digoxin…, thiếu máu ruột non, xuất huyết thành ruột non, tăng áp tĩnh mạch cửa, viêm mạch hoặc các bệnh tự miễn khác, bệnh khác: Bạch cầu ái toan, hen suyễn, thoái hóa tinh bột, sau xạ trị, HC Zollinger- Ellison, niêm mạc dạ dày lạc chỗ, lạc nội mạc tử cung…-

Viêm ruột do vi khuẩn, Virus, nấm, kí sinh trùng

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm đường tiêu hóa ở bệnh nhân. Dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, tác động đến niêm mạc ruột của bệnh nhân.

Ăn, uống, chế biến không kỹ các thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm tác nhân gây bệnh, không đảm bảo an toàn,đặc biệt là các nguồn nước ao hồ, nước sông chưa được xử lý.

Vệ sinh thân thể chưa đúng cách:  góp phần tạo điều kiện cho virus có môi trường thuận lợi để phát triển và xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt, virus dễ lây lan ở trẻ nhỏ do vệ sinh bàn tay không đảm bảo.

Bệnh Crohn: Là bệnh tổn thương có thể ở nhiều đoạn bất kỳ của ống tiêu hóa, tổn thương ở ruột non chiếm 30-40 %.

- Lâm sàng: Đau bụng, ỉa lỏng, giảm cân (Khi tổn thương rộng), sốt, biến chứng rò, áp xe, chảy máu.

- CT: dày thành ruột, thành lớp, đồng tâm, dấu hiệu lược chải đầu, có thể thấy tổn thương rò, apxe trong ổ bụng.

- Nội soi: Loét dọc, loét aphthous, tổn thương đá cuội, hẹp tắc, rò hậu môn.

- Mô bệnh học: tổn thương hạt

Lao ruột (Tuberculous Enteritis)

Tổn thương kèm ở phổi, màng bụng hoặc tiền sử bị lao

- Nội soi: thường 1 vị trí, loét theo chu vi, hay gặp hồi tràng và van Bauhin

- CT: Dày thành ruột, không thành lớp, không đồng tâm, hạch hoại tử trung tâm

- Mô bệnh học: Có bã đậu hóa

Viêm ruột non do thiếu máu (Ischemic Enteritis)

Nguyên nhân do tắc động tĩnh mạch mạch treo, cấp tính hoặc mạn tính

- Cấp tính: Thường tắc gần hoặc hoàn toàn động tĩnh mạch mạc treo; lâm sàng: đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, đại tiện ra máu

- CT: Thành ruột dày, đồng trục, kém hoặc không ngấm thuốc, huyết khối hệ thống động tĩnh mạch mạc treo

- Mạn tính: Tắc không hoàn toàn động tĩnh mạch mạc treo, tiền sử tắc mạch mạc treo, lâm sàng: không đặc hiệu

- Nội soi: Tổn thương thâm tím, phù nề hoại tử phân đoạn ranh giới rõ, hoặc loét  hẹp, kèm theo mất các mao mạch ở niêm mạc

Viêm ruột do xuất huyết thành ruột non

Tiền sử dùng thuốc chống đông, lâm sàng: Cơn đau bụng quanh rốn, hoặc một vùng kèm theo bí trung đại tiện, bụng chướng, xét nghiệm chỉ số đông máu PT, INR giảm

- CT scaner: Hình ảnh dày thành ruột non thường giảm tỉ trọng và có thể không đều do máu cục

- Viêm ruột non do viêm mạch hoặc bệnh tự miễn khác

 Viêm nút động mạch, ban xuất huyết Henoch-Schönlein, bệnh Behçet, lupus ban đỏ hệ thống...

- LS: Triệu chứng tiêu hóa và bệnh hệ thống cơ quan khác

- CT: Quai ruột thành dày đồng tâm, lan tỏa, dịch ổ bụng, tổn thương mạch(bệnh viêm mạch)

- Viêm loét ruột non do thuốc

- Tiền sử: sử dụng thuốc

- Lâm sàng: đa dạng

- Nội soi: Tổn thương nhiều dạng: trợt, loét, chảy máu, thủng, hẹp…

XN khác (-)

2. U ruột non

Chiếm 3-6% trong u ống tiêu hóa, 60-75% u lành tính, U ác tính ruột non < 2% so với ung thư ống tiêu hóa, là nguyên nhân thứ 2 gây xuất huyết ruột non

U GISTs, u lympho, Polyp, adenoma, adenocarcinoma, U carcinoid, u mỡ, U mạch máu, U mạch bạch huyết, U di căn.

U GISTs ruột non

Thường xuất phát từ lớp hạ niêm mạc

Chiếm 30% toàn ống tiêu hóa, ác tính: 5%

Nguyên nhân chảy máu nhiều nhất do u ruột non

- CT: khối phát triển lồi ra ngoài hoặc vào trong, bắt thuốc mạnh, không đồng nhất ( do hoại tử hoặc chảy máu

- Nội soi: U lồi vào trong lòng có thể loét bề mặt, sinh thiết có thể chẩn đoán xác định

U lympho ruột non

Là hay gặp thứ 2 sau dạ dày, hay gặp phần cuối hỗng tràng và hồi tràng, chủ yếu nguồn gốc từ tế bào Lympho B, lâm sàng: không đặc hiệu hoặc có khi biến chứng  tắc, chảy máu, thủng, rò.

- Nội soi: đa dạng loét, thâm nhiễm, một hoặc đa u

- CT: Dày thành kèm giãn đoạn ruột tổn thương, hoặc khối ngấm thuốc kém (10-20HU), hạch ổ bụng (60%)

- Mô bệnh học: tiêu chuẩn vàng

Polyp ruột non

Adenoma, Inflammatory Fibroid Polyp, Hamatorma, Là Polyp lành tính nhưng có tỉ lệ nhỏ trở thành ung thư, ít triệu chứng hoặc có đau bụng, biến chứng chảy máu, lồng ruột.

CT: tổn thương lồi trong lòng đại tràng, nội soi: Xác định tổn thương, can thiệp cắt bỏ Polyp

Ung thư biểu mô tuyến

Ít gặp hơn đại tràng có 70% ở tá tràng (50% quanh nhú Vater) và hỗng tràng, lâm sàng: ít triệu chứng có khi giai đoạn muộn biểu hiện đau bụng, biến chứng tắc ruột, chảy máu.

- Nội soi: Tổn thương tính chất giống đại tràng

- CT: Hẹp quai ruột phía trên giãn, dày thành ruột hình lõi táo, khối không đông nhất, ranh giới không rõ, ngấm thuốc kém, thâm nhiễm mỡ, hạch, di căn.

3. Tổn thương mạch máu ruột non

Dị sản mạch, thông ĐT mạch, chảy máu điểm mạch, dị sản mạch là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu ruột non, ở hỗng tràng gặp nhiều hơn ở hồi tràng

CT bụng: Thấy hình ảnh thoát thuốc cản quang vào lòng, nội soi: hình ảnh tổn thương mạch gây chảy máu

4. Túi thừa ruột non

            Hiếm gặp chủ yếu ở tá tràng và túi thừa Meckel (2%), thường không có triệu chứng nếu có khi có biến chứng như chảy máu thừa, viêm túi thừa, thủng túi thừa, tắc ruột.

5. Rối loạn chuyển hóa và hấp thu ở  ruột non

Bệnh không dung nạp Lactose (Lactose intolerance), không dung nạp Fuctose.

Bệnh Celiac

Bệnh liên quan khác: Suy giảm men tụy, dịch mật…

Triệu chứng: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng quặn, đầy bụng.

6. Chấn thương, thủng ruột non

Chấn thương tá tràng hay gặp nhất vì đây là đoạn cố định, hình thái: Đụng dập, tụ máu trong thành, vỡ hoặc thủng, tổn thương mạc treo và hệ mạch máu

Chẩn đoán xác định: có cơ chế chấn thương và CT scaner, điều trị phẫu thuật.

7. Tắc ruột non

Chẩn đoán: tiền sử mổ, Crohn, ung thư, dị vật

- Lâm sàng (Đau, nôn, bí, chướng)

- CLS: CT-scan  quai ruột non giãn (>2,5 cm), quai đại tràng xẹp, tổn thương ở đoạn nối, mức nước mức khí

Nguyên nhân:

- Do dính ( 60%), xoắn

- Thoát vị nghẹt, hội chứng kẹt ĐM mạc treo tràng trên

- Do u ngoài chèn ép

- Tại ruột: U, lao, Crohn, sau chiếu xạ, lồng ruột, dị vật…

* Hiện tại, tại Bệnh viện TƯQĐ 108 chúng tôi đã thực hiện nhiều phương pháp thăm dò, chẩn đoán các bệnh lý của ruột non: Siêu âm, chụp CT-scan, chụp MRI, Nội soi ruột non bóng đơn, nội soi viên nang, chụp xạ hình, một số xét nghiệm đặc hiệu khác…

BS. Nguyễn Xuân Quýnh

Khoa Điều trị bệnh Ống tiêu hóa, Viện Điều trị các bệnh Tiêu hóa, Bệnh viện TƯQĐ 108

Hỗng tràng (Tiếng Anh, Tiếng Pháp: jejunum [2][3])là đoạn thứ hai của ruột non người và hầu hết các động vật có xương sống xương sống bậc cao, bao gồm động vật có vú, bò sát và các loài chim.

Hỗng tràng

Ruột non

Phía trên và dưới chỗ nối tá-hồi tràng

Chi tiếtTiền thânruột giữaĐộng mạchCác động mạch hỗng tràngTĩnh mạchCác tĩnh mạch hỗng tràngDây thần kinhđám rối mạc treo tràng trên, thần kinh lang thang[1]Định danhLatinhJejunumMeSHD007583TAA05.6.03.001FMA7207Thuật ngữ giải phẫu

[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Bài viết chủ đề y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

  1. ^ Bản mẫu:GeorgiaPhysiology
  2. ^ Phiên bản thứ hai của OED, 1989.
  3. ^ Nhập "jejunum" trong Từ điển trực tuyến Merriam-Webster.
  • Gastrolab.net: Jejunum
  • Bản vá lỗi của Peyer
  • Ảnh giải phẫu: 37: 11-0100 – "Khoang bụng: Hỗng tràng và hồi tràng"
  • Ảnh giải phẫu SUNY 7856

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hỗng_tràng&oldid=59875083”

Video liên quan

Chủ đề