Hoạt động giáo dục là gì năm 2024

Trong lĩnh vực giáo dục, đối với mỗi bậc học khác nhau thì tương đương với các chương trình giáo dục khác nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi phát triển của học sinh. Vậy thì chương trình giáo dục là gì? Để chương trình giáo dục ngày càng đổi mới và phát triển thì phải như thế nào? Hãy cùng Liên Việt Education tìm hiểu sâu hơn về các chương trình giáo dục hiện nay nhé.

Hoạt động giáo dục là gì năm 2024
Chương trình giáo dục là gì?

Chương trình giáo dục có thể hiểu là một hệ thống bao gồm tổng thể những hoạt động được thiết kế để hỗ trợ cho quá trình học tập và phát triển của học sinh. Chương trình này gồm các mục tiêu hoạt động về học tập, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập và kết quả đánh giá học tập.

Mục tiêu của chương trình giáo dục là có thể giúp cho học sinh phát triển toàn diện, về cả thể chất và trí tuệ mang lại những giá trị để đóng góp cho tương lai sau này.

Dưới đây là cụ thể các chương trình giáo dục tại Việt Nam hiện nay.

\>>> Xem thêm: Phổ cập giáo dục là gì? Các quy định về phổ cập giáo dục hiện nay

Chương trình giáo dục mầm non.

Chương trình giáo dục mầm non là chương trình dành cho trẻ em ở độ tuổi mầm non từ 3 – 6 tuổi. Với mục tiêu chính là có thể giúp trẻ trong giai đoạn này có thể phát triển toàn diện có sự chuẩn bị tốt cho cấp bậc tiểu học tiếp theo.

Về nội dung cơ bản của chương trình giáo dục mầm non bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp của trẻ;
  • Khả năng học tập và ngôn ngữ;
  • Khám phá và phát triển tư duy sáng tạo;
  • Phát triển thể chất;
  • Giáo dục giá trị đạo đức, xã hội.
    Hoạt động giáo dục là gì năm 2024
    Chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục tiểu học.

Chương trình giáo dục tiểu học là một kế hoạch học tập thường dành cho lứa tuổi từ 6- 11 tuổi ( hoặc tùy theo độ tuổi của từng hệ thống Quốc gia).

Mục tiêu của chương trình giáo dục ở giai đoạn này là tiếp tục hoàn thiện về nhân cách cũng như tư duy cho học sinh. Đảm bảo bước tiếp vững chắc.

Nội dung cơ bản của chương trình này là:

  • Phát triển kiến thức cơ bản dành cho bậc tiểu học.
  • Kỹ năng học tập.
  • Phát triển kỹ năng sống.
  • Giáo dục sức khỏe và đạo đức.
  • Kỹ năng học tập và nghiên cứu.

    Hoạt động giáo dục là gì năm 2024
    Chương trình giáo dục tiểu học

    \>>> Tham khảo: Niên chế là gì? So sánh chương trình đào tạo giữa niên chế và tín chỉ

Chương trình giáo dục THCS

Chương trình giáo dục THCS được hiểu là một hệ thống các kế hoạch học tập thiết lập dành cho học sinh thường trong độ tuổi từ 10 -15.

Mục tiêu của chương trình là rèn luyện và nâng cao cho học sinh có đủ năng lực thể chất để bước vào bậc trung học phổ thông.

Nội dung chương trình học:

  • Phát triển kỹ năng xã hội và học thuật.
  • Rèn luyện khả năng độc lập, phát triển cá nhân.
  • Xây dựng nền tảng vững chắc những kiến thức cũ từ các bậc học trước.
  • Chuẩn đầu ra tốt nghiệp THCS.
    Hoạt động giáo dục là gì năm 2024
    Chương trình giáo dục THCS

Chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông là bậc học dành cho lứa tuổi học sinh từ 15 – 18 tuổi, lúc này chương trình giáo dục gần như khó nhất và cần phải nâng cao nhất do có sự hoàn thiện về cả thể chất và độ tuổi pháp luật gần như đầy đủ.

Nội dung chương trình giáo dục phổ thông:

  • Nâng cao kiến thức các môn học.
  • Kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu và thực hành.
  • Giáo dục giá trị đạo đức, hệ tư tưởng.
  • Định hướng tương lai.
    Hoạt động giáo dục là gì năm 2024
    Chương trình giáo dục phổ thông

Dưới đây là chi tiết về một chương trình giáo dục cụ thể.

\>>> Tham khảo: Tín chỉ là gì? Ưu nhược điểm khi học tín chỉ

2 Ví dụ về chương trình giáo dục cụ thể.

Chương trình giáo dục mầm non:

Hoạt động giáo dục là gì năm 2024
Chi tiết chương trình giáo dục mầm non

Nội dung: Kế hoạch dạy và học:

Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Thời điểm nghỉ hè, lễ tết, nghỉ học kỳ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non gồm 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
  • Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:

– Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 – 120 phút.

– Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 – 120 phút.

– Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.

  • Giáo dục phát triển nhận thức

Luyện tập và phối hợp các giác quan

Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.

Nhận thức xung quanh.

Yêu cầu đánh giá và kết quả: Trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo thông tư số 01/VBHN-BGDĐT.

3 Phát triển chương trình giáo dục như thế nào?

Để phát triển chương trình giáo dục một cách tốt nhất thì đây là vấn đề khó và cần sự quan tâm chu đáo của mọi cá nhân trong hệ thống giáo dục và xã hội.

Cần phát triển giáo dục theo hướng đổi mới tư duy sáng tạo và ngày càng bắt kịp phù hợp với bước tiến của thời đại. Muốn như vậy cần phải:

Thứ nhất: cần phải xác định mục tiêu giáo dục, việc đề ra mục tiêu giáo dục một cách khoa học, chi tiết và cụ thể sẽ giúp cho học sinh có thể có những định hướng rõ ràng. Dễ học hỏi đi theo và hoàn thành tốt chương trình.

Thứ hai: cần xác định nội dung và phương pháp giảng dạy, đây là yếu tố cốt lõi và cần thiết cho việc phát triển chương trình giáo dục. Dựa vào mục tiêu đề ra nội dung phải bám sát cụ thể về các môn học, chủ đề kiến thức học tập sao cho các kiến thức này phù hợp với học sinh.

Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy cũng tác động đến chương trình giáo dục.Một phương pháp khoa học, logic mang lại sự tò mò và hứng khởi cho học sinh sẽ giúp cải thiện được chất lượng buổi học từ đó cải thiện dần về chất lượng của chương trình giáo dục.

Thứ ba: chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chương trình dạy học có hiện đại, đa dạng và phong phú hay không phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị giáo dục. Ví dụ như một phòng học đầy đủ với các trang thiết bị từ máy chiếu, máy vi tính , sách vở tài liệu học tập thì sẽ tạo nên một môi trường học tập hiện đại phục vụ đầy đủ cho mục đích nghiên cứu và học tập tốt.

Thứ tư: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, có những chính sách đãi ngộ tốt hơn dành cho nghề giáo. Vì người trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục, sẽ là người quyết định đến yếu tố phát triển của chương trình giáo dục.

Thứ năm: liên tục cải tiến, phát triển chương trình giáo dục phù hợp với bước tiến thời đại. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về kiến thức của mỗi học sinh lại ngày càng đòi hỏi nâng cao hơn.

Chính vì đó Nhà nước cũng cần có những chính sách, quyết định phù hợp đổi mới trong chương trình giáo dục.Để chương trình giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn.

\>>> Xem thêm: Chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố tạo lên chất lượng giáo dục

4 Lời kết

Chương trình giáo dục là vấn đề cần quan tâm và phát triển. Một quốc gia thịnh vượng là một quốc gia có cho mình chương trình giáo dục tiên tiến vì vậy mỗi chúng ta cần phải cố gắng học tập, góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng chương trình giáo dục này. Hy vọng các kiến thức của Liên Việt Education cung cấp sẽ hữu ích dành cho bạn.