Hóa đơn bán lẻ được ghi bao nhiêu tiền năm 2024

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn được lập khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa và các hoạt động khác theo quy định nêu trên.

Về hóa đơn bán lẻ được hiểu là chứng từ kế toán mà người bán xuất cho người mua trong quá trình giao dịch. Loại hóa đơn này thường không có nhiều giá trị pháp lý và cũng không được cơ quan thuế quản lý.

Ví dụ: Hóa đơn mua 1 máy tính, bàn ghế từ các cửa hàng nhỏ lẻ thì chỉ hạch toán nội bộ mà không kê khai khi quyết toán thuế.

Hóa đơn bán lẻ được ghi bao nhiêu tiền năm 2024

Mẫu hóa đơn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ mới nhất? Khi nào sử dụng hóa đơn bán lẻ theo quy định mới nhất?

Mẫu hóa đơn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ mới nhất?

Như đã đề cập phần trên, hóa đơn bán lẻ không được quản lý bởi cơ quan thuế. Do đó, không có quy định pháp luật về mẫu hóa đơn bán lẻ. Theo đó, người bán có thể tham khảo hóa đơn bán lẻ theo mẫu sau:

Hóa đơn bán lẻ được ghi bao nhiêu tiền năm 2024

Tải mẫu hóa đơn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (tham khảo) tại đây: tải

Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cơ sở bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống trực tiếp cho khách hàng nhưng hạch toán tại trụ sở chính?

Căn cứ điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

Như vậy, đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), thì cuối ngày cơ sở kinh doanh dựa vào phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày.

Theo điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính: Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Tuy nhiên cần chú ý Trường hợp này: - Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn như trên thì người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

- Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. - Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39).

-> Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh

lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

NHƯ VẬY: - Nếu bán hàng hoá, dịch vụ dưới 200k thì được lập bảng và xuất hoá đơn vào cuối ngày (Trường hợp khách hàng không lấy hoá đơn) - Nếu bán hàng, dịch vụ dưới 200k nếu khách hàng lấy hoá đơn thì vẫn phải lập như bình thường.

Mẫu bảng kê bán lẻ hàng hoá:

Hóa đơn bán lẻ được ghi bao nhiêu tiền năm 2024

CHÚ Ý: - Đó là trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 mỗi lần. - Còn nếu Bán hàng hoá, dịch vụ có Tổng giá trị thanh toán từ 200.000 trở lên thì bắt buộc phải xuất hoá đơn (Dù khách hàng không lấy hoá đơn)

Chi tiết: Theo Công văn 5551/TCT-CS ngày 01/12/2017 của Tổng cục thuế:

"Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Sản xuất TM&DV Cường Thịnh Dũng bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì Công ty phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

- Đề nghị Công ty TNHH Sản xuất TM&DV Cường Thịnh Dũng nghiên cứu đăng ký áp dụng hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền hoặc áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ."

- Nếu là tặng quà cho cho khách hàng có giá trị trên 200k thì được lập bảng kê:

Theo Công văn 5483/TCT-DNL ngày 28/11/2017 của Tổng cục thuế:

Hóa đơn bán lẻ được ghi bao nhiêu tiền năm 2024

Chúc các bạn thành công, nếu có vướng mắc các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên với chúng tôi: