Hình ảnh tấm lụa đào cho thấy người con gái tự ý thức như thế nào về bản thân

Đề bài: Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

I. Dàn ý phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào (Chuẩn)


1. Mở bài

- Chế độ phong kiến hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ, khiến họ phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục
- Chính vì thế, người phụ nữ chỉ biết gửi gắm những oán trách, hờn giận của mình vào những câu hát, câu ca dao than thân.

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

2. Thân bài

- "Thân em" là phiếm chỉ người phụ nữ khi xưa- "Tấm lụa đào" có hai ý nghĩa:

+ Vẻ đẹp của người phụ nữ, dịu dàng, mềm mại, uyển chuyển...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào tại đây

Chế độ phong kiến hà khắc, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã từng bước dồn ép người phụ nữ vào con đường không lối thoát, họ phải sống trong sự áp đặt, bị vùi dập bị coi thường, nhưng không thể phản kháng bởi họ không có cái quyền đó. Trong khi người ta đề cao vai trò của người đàn ông bao nhiêu thì người phụ nữ lại càng trở nên rẻ rúng bấy nhiêu. Đã có biết bao người phụ nữ phải đau khổ, ngậm đắng nuốt cay, không khỏi than vãn cho cuộc đời mình, xưa có nàng Kiều bạc mệnh, có bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, dù tài sắc vẹn toàn nhưng đời cũng lắm truân chuyên. Để rồi nhiều cay đắng tủi nhục quá, người phụ nữ đã có những câu hát, câu ca dao than thân ví von thật sâu sắc, cũng thật bi ai.

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

Từ "em" là chỉ người phụ nữ thời xưa, họ tự ví mình như "tấm lụa đào", ở đây có đến tận hai nghĩa. Thứ nhất là phiếm chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam khi xưa, đã là lụa, lại còn là lụa đào, một màu đỏ hồng phơn phớt tựa như đôi má đào của người con gái còn son trẻ. Vẻ đẹp ấy không chỉ là sự mềm mại, uyển chuyển, kinh diễm mà còn là những nét đẹp từ sâu trong tâm hồn người phụ nữ, là lòng thủy chung son sắt, đức hy sinh cao cả, công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức thời phong kiến ấy phụ nữ nào mà không có đủ. Một nghĩa khác, "tấm lụa đào" ấy tuy đẹp nhưng lại vô cùng mỏng manh, yếu đuối, dễ bị tổn thương, khiến ta dễ liên tưởng đến số phận long đong, nhẹ tựa lông hồng của người phụ nữ. Đó là một thân phận mà tiếng nói không có giá trị, thân phận không có giá trị, bị người ta xem nhẹ, nhiều lúc những tưởng chẳng khác gì một món đồ đẹp mà nhẹ bẫng, bỏ chút tiền đã có được. Thân phận "tấm lụa đào" là như vậy.

Câu "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" càng nói lên nỗi đau đớn, xót xa cho thân phận của người phụ nữ. Tại sao nhẹ nhàng đẹp đẽ, bay bổng đến thế mà lại chẳng thể quyết định số phận của mình. "Phất phơ giữa chợ", người phụ nữ tự ví mình không khác gì món hàng đem đặt giữa chợ cho người đời chọn lựa, nâng lên đặt xuống, kì kèo mặc cả, chẳng may nếu không "bán" được thì lại chịu số phận bị bỏ đi hay sao. Mấy chữ "biết vào tay ai", càng làm người ta hiểu được cái số lênh đênh của kiếp hồng nhan xưa, sống mà không được lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình. Đến cả người vốn tài sắc và bản lĩnh như nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng chẳng thoát khỏi kiếp đong đưa. Bà bất hạnh có hai đời chồng, rồi cả hai lần đều chịu kiếp làm lẽ, đêm ngày sống trong cay đắng, thiếu thốn tình cảm, phải thốt lên rằng "chém cha cái kiếp chồng chung", thì hẳn bà đã phải căm giận đến mức độ nào. Không chỉ riêng mình Hồ Xuân Hương mà có lẽ cả vạn kiếp phụ nữ thời ấy đều có chung một nỗi đớn đau, hờn tủi như vậy. Khi mà chế độ phong kiến, lệnh cha mẹ là lệnh trời, cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đó, không có quyền phản kháng lựa chọn, biết là gặp được người chung tình, biết làm ăn, yêu thương vợ con hay gặp phải kẻ sở khanh, ăn chơi trác táng, làm khổ vợ con. Ôi, kiếp hồng nhan khi ấy chỉ trông vào mỗi sự may mắn của số phận, tựa hạt mưa sa, trời thương thì vào lầu son gác tía, trời không thương thì chịu lạc ra ruộng cày chẳng biết.

Toàn bộ câu ca dao nghe thì phong tình, phong nhã đấy nhưng đọc thật kỹ, để suy tư nghiền ngẫm thì mới thấy được lời than oán thật tinh tế mà người xưa gửi gắm. Thân phận phụ nữ là tấm lụa mượt mà, quý giá nhưng lại chẳng ai chịu hiểu cho vẻ đẹp tiềm ẩn ấy. Đó là lời than, lời oán trách thật nhẹ nhàng, nhưng rất đỗi ngậm ngùi xót xa, đại biểu cho tiếng nói, sự phản kháng yếu ớt và tế nhị của người phụ nữ khi xưa đối với những bất công ngang trái mà họ phải gánh chịu. Làm thân con gái đã thiệt thòi, lại phải chịu nhiều đắng cay, tủi nhục thì sao có thể không xót xa, không hờn giận cho cam.

--------------------HẾT--------------------

Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài ca dao hay nói về thân phận người phụ nữ. Bên cạnh bài Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm, Phân tích bài ca dao: Trên trời có đám mây xanh..., Phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai..., Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.

Qua những bài ca dao xưa, ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ đáng thương phải chịu những bất công của xã hội, họ không được xã hội coi trọng, ngay cả hạnh phúc bé mọn của bản thân họ cũng không thể tự lựa chọn cho mình. Bài phân tích bài ca dao "Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giưa chợ biết vào tay ai" sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ xưa đồng thời định hướng cách phân tích một bài ca dao.

Qua bài Thân em như tấm lụa đào, trình bày suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại Dàn ý phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào... Dàn ý qua bài Thân em như tấm lụa đào, trình bày suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại Phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai... Dàn ý phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai... Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm

Hướng dẫn

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ca dao là tiếng tơ muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Quả thật, đọc ca dao, ta dễ dàng bắt gặp nhiều cung bậc trạng thái tình cảm khác nhau của con người. Đó là tình yêu gia đình, tình yêu quê hương sâu nặng, là tình yêu trai gái mặn nồng; có tiếng cười trào phúng và có cả tiếng thở dài của người phụ nữ qua những bài ca dao than thân. Tiêu biểu cho mảng ca dao chủ đề than thân phải kể đến những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ “Thân em”. Đây tuy là mô típ quen thuộc nhưng được nhân dân lao động vận dụng đầy sáng tạo, có thể kể đến một số bài như:

– Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

– Thân em như của ấu gai,

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

– Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

Một trong những đặc điểm nghệ thuật của ca dao là sự lặp lại của các mô típ cấu trúc. Ba bài ca dao kể trên đều bắt đầu bằng hai từ “Thân em” chỉ thân phận người phụ nữ. Đó là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ý thơ gợi lên cả một kiếp sống đầy đắng cay. Cuộc đời của người phụ nữ thật bấp bênh vô định bởi chính họ cũng không thể tự quyết định được tương lai, sô' phận của mình. Cả ba bài ca dao đều được viết theo thể thơ lục bát, ngắn gọn nhưng thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sau “Thân em” là từ như dùng để so sánh. Đôi tượng đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có những nét tương đồng độc đáo với thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa như “tấm lụa đào”, “củ ấu gai”, “giếng giữa đàng”. Cách đem các sự vật ấy ra so sánh khiến cho đôi tượng được so sánh (người phụ nữ) hiện lên một cách sinh động, đồng thời cũng làm nổi bật được thân phận của họ. Tự viết về thân phận mình cũng là cách người phụ nữ bộc lộ sự tự ý thức về giá trị của bản thân cũng như những nỗi buồn tủi bất công mà những quan niệm, định kiến vô lí của xã hội phong kiến gây ra cho họ. Quả thật, ta thấy trong tiếng thở dài than thân kia còn chen lẫn niềm tự hào, sự kiêu hãnh kín đáo về sắc đẹp cũng như phẩm hạnh của người con gái.

Tuỳ vậy, mỗi bài ca dao lại có những đặc sắc riêng về nội dung và nghệ thuật:

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này tự ý thức được vẻ đẹp và giá trị của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người phụ nữ chọn “tấm lụa đào” để tự ví với mình. Chính cái tính cách dịu hiền của họ đã gắn liền với hình ảnh dải lụa đào, vừa nhẹ nhàng đằm thắm, vừa kín đáo duyên dáng, lại tươi tắn tràn đầy sức sống. Vật có giá trị như vậy đáng lẽ ra phải được người ta nâng niu trân trọng, cất giữ hay trưng diện ở những nơi sang trọng nhất. Nhưng đáng tiếc thay, lại là thứ để người ta ngã giá trao đổi “giữa chợ”. Thân phận người phụ nữ cũng vậy, cũng mỏng manh, cũng chìm nỗi, cũng phụ thuộc, cũng lạc lõng, đơn côi giữa dòng đời. Những giá trị đẹp đẽ giờ đây rơi vào quên lãng. Cả những cô gái còn xuân xanh phơi phới

cũng không ngoại lệ. Tuổi xuân của họ bị ám ảnh bởi chính nỗi lo lắng, băn khoăn về tương lai vô định phía trước. Bài ca dao kết thúc bằng câu hỏi đầy chua xót: “biết vào tay ai?”. Chính xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo với quan niệm trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ vào tình cảnh ấy. Họ không bao giờ có thể biết chắc rồi đây cuộc đời mình sẽ ra sao, bến bờ nào đang đợi mình phía trước.

Nếu cô gái ở bài ca dao đầu tiên có phần tự hào về nhan sắc thì cô gái xuất hiện trong bài ca dao thứ hai lại có những suy nghĩ, ý thức về những hạn chế của bản thân:

Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

>> Xem thêm:  Đóng vai Thúy Kiều kể về việc Báo ân báo oán

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Cô gái trong bài ca dao này mang nét bình dị, gần gũi. Với người con gái, nhan sắc là điều quý giá và đáng để họ tự hào. Ấy vậy mà ở đây ta ngạc nhiên thấy cô gái khiêm nhường tự nhận mình là “củ ấu gai”. “Củ ấu gai” bên ngoài tuy xấu xí, thô kệch nhưng ruột rất trắng, ăn rất thơm và bùi. Người phụ nữ này biết rằng mình bề ngoài không được đẹp, không được hấp dẫn nhưng cô cũng tự hào mà khẳng định giá trị đích thực bên trong con người mình. Một hình ảnh hết sức mộc mạc và quen thuộc nhưng được các tác giả dân gian sử dụng khéo léo nên đã miêu tả thành công người phụ nữ vừa chân thực lại vừa đẹp đẽ, đúng với quan niệm của người xưa: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đáng tiếc thay, trong cuộc sống, dù cô có “ruột trong thì trắng” nhưng có mấy ai hiểu được hay chịu khó tìm hiểu cái đẹp nội tâm đáng trân trọng ẩn sau lớp vỏ ngoại hình thô nhám? Câu ca dao vì thế còn mang khát khao được người đời hiểu, trân trọng phẩm chất trong trắng, cao đẹp của người phụ nữ.

So với hai bài trước, bài ca dao thứ ba thể hiện sắc thái than thân rõ nét nhất. Bài ca dao thứ nhất mới dừng ở sự lo lắng, bài thứ hai diễn tả ước mơ, mong muôn. Nhân vật trữ tình trong cả hai bài ca dao đều đang hướng đến tương lai, đến những điều có lẽ chưa xảy ra trong hiện tại. Tuy nhiên, ở bài ca dao thứ 3, nhân vật trữ tình đã nói lên sự phũ phàng, đau khổ mà mình phải chịu đựng:

Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

“Người khôn” ở đây không chỉ là những người hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái “khôn” ở đây là chỉ tấm lòng nhân ái, biết trân trọng phẩm giá con người. Hiểu theo nghĩa này, “người khôn” là những người có thể nhận ra, quan tâm và trân trọng những giá trị tốt đẹp của tâm hồn. Đó là con người có trí tuệ, hiểu rõ đạo nhân nghĩa trên đời. Trái ngược với “người khôn” là “người phàm” – hạng người phàm phu tục tử, thấp kém,

thô lỗ. “Rửa mặt” là sự coi trọng. “Rửa chân” ám chỉ sự khinh miệt. Tuy vậy, dù là “người khôn” hay “kẻ phàm” thì họ đều nắm trong tay quyền sinh sát, quyền định đoạt số phận của người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến xưa không có khái niệm bình đẳng giới. Người đàn bà suốt đời nhất nhất chỉ biết ép mình theo khuôn khổ “tam tòng tứ đức”, lặng lẽ ngậm bồ hòn làm ngọt, lấy hạnh phúc của người khác làm niềm vui, lẽ sông, lấy sự hi sinh cho chồng con làm hạnh phúc của chính mình. “Giếng nước giữa đàng” là hình ảnh gợi lên sự lẻ loi, đơn chiếc. Ví thân phận người phụ nữ với “giếng nước giữa đàng”, tác giả dân gian còn ngầm ngợi ca người phụ nữ như một dòng nước mát lành, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác cho dù họ là “người khôn” hay “người phàm”. Nhưng đáng thương thay, số phận của họ lại thật bé nhỏ; cái tài, cái đẹp của họ hoàn toàn không được coi trọng. Không tự quyết định được sô" phận của bản thân, người phụ nữ chỉ còn biết mong chờ vào sự may rủi. Nếu may mắn gặp được người đàn ông tử tế thì có được một cuộc sống bình yên còn nếu lỡ gặp phải kẻ bạc, “người phàm” thì xác định chịu sự giày vò cả về thể chất lẫn tinh thần trong suốt quãng đời còn lại.

Mô típ “Thân em” là một trong những cấu trúc điển hình quen thuộc của ca dao than thân. Tuy có đôi nét khác nhau ở nội dung thể hiện ở từng bài nhưng nhìn chung, ba bài ca dao trên đều thể hiện nỗi buồn của người phụ nữ trong xã hội xưa và phản ánh ước mơ, khát vọng của họ về một tương lai tốt đẹp hơn. Bằng những câu ca dao với mô típ “Thân em”, người phụ nữ đã thốt lên những tiếng than thân, trách phận rất đáng được cảm thông, chia sẻ. Bên cạnh đó, qua những bài ca dao trên, họ còn thể hiện sự tự ý thức về giá trị của bản thân và bước đầu có thái độ đấu tranh, phản kháng.

Cả ba bài ca dao đều thuộc chùm ca dao than thân nhưng mỗi bài lại có cách thể hiện riêng độc đáo, tạo nên sự đồng cảm vô cùng sâu rộng. Nó giúp ta nhìn về quá khứ để so sánh với hiện tại, để trân trọng những điều tốt đẹp, phê phán những bất công và biết quý trọng cuộc sông mà chúng ta đang có hôm nay.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

>> Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày"