Hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử lý như thế nào

Mục lục bài viết

  • 1. Hành vi sàm sỡ trẻ em có vi phạm pháp luật không?
  • 2. Trách nhiệm hình sự khi giao cầu với trẻ em 15 tuổi?
  • 3. Nữ sinh lớp tám sinh con, cha của đứa trẻ có bị đi tù không?
  • 4. Khởi kiện hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà?
  • 5. Tội giao cấu trẻ vị thành niên theo luật hình sự?

1. Hành vi sàm sỡ trẻ em có vi phạm pháp luật không?

Thưa luật sư, Tôi có con nhỏ khi đi trong thang máy người lớn thường sờ đầu, vuốt má...Tôi thực sự cảm thấy khó chịu vậy xin hỏi: Hành vi sàm sỡ trẻ em có vi phạm pháp luật không ? Có thể khép vào tội gì ? Căn cứ pháp lý quy định như thế nào ?

Xin tư vấn đề được biết rõ hơn. Cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi trẻ em, gọi ngay: 1900.6162

Trả lời:

Tại khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

...3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em."

Trong đó, các hành vi xâm hại tình dục trẻ em được nêu cụ thể tại Điều 13 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:

"Điều 13. Trẻ em bị xâm hại tình dục

1. Trẻ em bị hiếp dâm.

2. Trẻ em bị cưỡng dâm.

3. Trẻ em bị giao cấu.

4. Trẻ em bị dâm ô.

5. Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức."

Theo đó, các hành vi xâm hại tình dục trẻ em bao gồm: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em, sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Tương ứng với các hành vi quy định tại Điều 142, 144, 145, 146 và 147 BLHS.

Theo bạn trình bày con bạn hiện tại mới được hơn 3 tuổi bị đứa cháu hơn 3 tuổi cởi hết đồ, trùm chăn sờ mó lung tung vào vùng kín. Như vậy, hành vi của cháu kia có dấu hiệu "dâm ô" với con bạn. Tuy nhiên, "dâm ô" chỉ cấu thành tội phạm khi người có hành vi là người thành niên.

Như vậy, trường hợp này cháu của bạn không bị áp dụng bất kỳ chế tài nào theo quy định pháp luật. Vì hai cháu còn nhỏ nên chưa đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình nên bạn cần nhắc nhở để hai cháu biết và không lặp lại hành vi này một lần nữa.

2. Trách nhiệm hình sự khi giao cầu với trẻ em 15 tuổi?

Thưa luật sự, Tôi có một người em gái con của người cô, em gái này 15 tuổi tâm thần kinh không ổn định lại quen biết với một thanh niên 19 tuổi suốt ngày chơi bời lêu lỏng, thân hình xăm trổ rồi còn hành hung và chém người khác. vào khoảng 02 tháng trước không biết 02 đứa nhắn tin qua lại và điện thoại như thế nào không biết mà cả 02 cùng đi Bình Dương và theo suy đoán thì em gái đã có quan hệ tình dục với thanh niên này sau đó cha mẹ em gái đã tìm được và đưa trở về.

Giờ cha mẹ em gái muốn tố cáo người thanh niên kia (em gái không hợp tác vì nó dám chửi cha mẹ nhưng lại rất lễ phép với thanh niên kia) nhưng nghe nói bên công an địa phương nói (chỉ là nói miệng) ở địa phương không thụ lý được vì phải là chính quyền hay công an ở nơi mà người thanh niên giao cấu với em gái (tức là ngoài Bình Dương) mới thụ lý và giải quyết, như vậy nếu cha mẹ em gái nghèo không đi xa được thêm phần ít hiểu biết về pháp luật thì phải làm sao? không lẽ để cho thanh niên kia nhởn nhơ cứ mỗi lần quan hệ thì dụ dỗ em gái đi xa sao.

Xin Luật sư cho biết muốn tố cáo thanh niên kia thì phải làm gì? phía công an địa phương nói như vậy có đúng không? văn bản nào quy định? Tôi sợ em gái tôi sẽ tiếp tục trốn theo thanh niên kia.

Xin Luật sư tư vấn giúp! Chân thành cảm ơn !

>>Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162.

Trả lời:

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự:

Em gái của bạn 15 tuổi. Như vậy, việc người đã thành niên thực hiện hành vi quan hệ tình dục thuận tình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội "giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

"Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Có tính chất loạn luân;

d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Thứ hai, về việc bồi thường thiệt hại:

Người phạm tội trong trường hợp này phải bồi thường thiệt hại cho cháu gái bạn về mặt tinh thần theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

- Các khoản thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Ngoài ra, một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận.

>> Như vậy, trong trường hợp của em gái bạn thì thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm , nơi người thanh niên đấy cư trú, nên việc cơ quan công an từ chối thụ lý vụ án thì gia đình bạn có thể tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền nơi người thanh niên đó cư trú và việc cơ quan công an địa phươngg từ chối thụ lý vụ án nếu không có liên quan đến việc thực hiện hành vi tội phạm là đúng quy định của pháp luật

3. Nữ sinh lớp tám sinh con, cha của đứa trẻ có bị đi tù không?

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình em H (đang là nữ sinh lớp 8 của một trường trên địa bàn, sinh năm 2007) đã gửi đơn đến Công an huyện Vĩnh Lộc đề nghị làm rõ việc em H bị lạm dụng “làm trò người lớn” dẫn đến có thai. Theo lời khai ban đầu, cháu H, trong thời gian nghỉ hè hồi tháng 6/2017 và bạn nam học cùng lớp tên T (ngụ cùng huyện) có quan hệ tình cảm và “làm chuyện người lớn” nhiều lần dẫn tới cháu H có thai nhưng không ai biết. Đến khi biết sự việc thì nữ sinh này đã có thai hơn 5 tháng. Ngày 19/3, cháu H đã sinh hạ cháu bé, sức khỏe hai mẹ con đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, kết quả ADN của cháu bé là con của cháu H với người bị tố cáo là T lại không có quan hệ huyết thống ?

Cảm ơn và mong được hướng dẫn!

Trả lời:

Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Cháu H sinh năm 2007, hành vi giao cấu được xác định xảy ra vào khoảng tháng 3 năm 2021, tức cháu H 14 tuổi.

Căn cứ quy định tại Điều 142 BLHS về Tội hiếp dâm trẻ em:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.”

Người được xác định là cha của đứa trẻ mà H sinh ra sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em, mức phạt tù cao nhất có thể là 20 năm.

Dưới góc độ pháp lý hình sự, tội phạm Hiếp dâm trẻ em là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do về thể chất và tư duy, quyền và lợi ích hợp pháp khác của trẻ em. Loại tội phạm này không chỉ xâm hại đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của trẻ về lâu dài, làm tổn thương tinh thần trẻ em cũng như gia đình của trẻ.

4. Khởi kiện hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em gái tôi 15 tuổi bị 2 thanh niên dụ dỗ bỏ nhà ra đi. Sau 3 ngày thì em tôi gọi điện về cho gia đình muốn quay về nhưng bị 2 thanh niên dẫn đi, sau đó gia đình mất liên lạc. Xin cho hỏi tôi phải có bằng chứng gì để mới khởi tố hai thanh niên kia ?

Cụ thể: Tôi có một người em gái, sinh ngày 02/11/2005. Vào khoảng 19 giờ ngày 21/07/2020 em tôi có xin đi chơi cùng một em kế bên nhà, em đi cùng khoảng 15 tuổi. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày không thấy em tôi về gia đình tôi đi tìm kiếm, qua thăm hỏi thì được biết em tôi bị hai thanh niên (trên 18 tuổi) dụ dỗ em tôi bỏ nhà ra đi, gia đình tôi liên tục gọi điện cho em tôi nhưng không được. Đến khoảng 21 giờ ngày 22/07/2020 mẹ tôi có điện thoại vào số máy của em tôi thì nghe giọng thanh niên bắt máy và chửi thề rồi cúp máy. Sau đó gia đình tôi điện thoại thì mất liên lạc. Đến khoảng 18 giờ ngày 24/7/2020 em tôi gọi điện thoại về và nói đang ở Sài Gòn và muốn về nhưng không có tiền và có nói bị hai thanh niên kia dẫn đi. Đến nay chưa thấy em tôi hồi âm. Xin cho hỏi tôi phải có bằng chứng gì để mới khởi tố hai thanh niên kia ?

Xin chân thành cám ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162

Trả lời:

Hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi là một hành vi cấu thành tội phạm.

Như vậy hành vi dụ dỗ em gái anh bỏ nhà đi là một hành vi phạm pháp. Nếu em gái anh có thực hiện các hành vi phạm pháp hoặc có lối sống sa đọa thì 2 người thanh niên kia sẽ bị xử lý về tội "dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp" quy định tại Điều 325 BLHS.

"Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi;

d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."

Nếu người nào có hành vi giao cấu với em gái anh thì sẽ bị xử lý về tội giao cấu với trẻ em theo Điều 145 BLHS (tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), nếu giao cấu có sử dụng bạo lực để ép buộc em gái anh thì sẽ cấu thành tội hiếp dâm trẻ em theo Điều 142 BLHS (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi). Em gái anh đã liên lạc với gia đình và muốn trở về nhưng sau đó mất liên lạc thì có thể em gái anh đã bị bắt cóc. Hai người đó đã bắt, giữ, giam người trái pháp luật

Bây giờ gia đình nên đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức để trình báo về sự việc để các cơ quan chức năng vào cuộc và tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với em. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận tố giác của bạn và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Khi có trình báo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có trách nhiệm phải giải quyết để bảo vệ quyền lợi của trẻ em theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Bộ luật hình sự.

5. Tội giao cấu trẻ vị thành niên theo luật hình sự?

Giao cấu với trẻ vị thành niên (14 đến 16 tuổi) là hành vi vi phạm pháp luật. Do nhận thức không đầy đủ nên một bộ phận giới trẻ rất dễ vi phạm các quy định pháp luật kể trên. Luật Minh Khuê phân tích và giải đáp những vướng mắc pháp lý xung quanh vấn đề trên:

Em và bạn gái em khi giao cấu với nhau đều trên 16 tuổi và trên hình thức tự nguyện. Em không hề cưỡng ép hay gì cả, giờ vì một lí do em với người đó chia tay. Trước lúc chia tay em không hề biết có thai. Một thời gian sau người đó xuống nhà em kêu là con của em. Luật sư cho em hỏi nếu bên đó kiện em ra toà thì em phải chịu hình phạt gì ạ? Có phải nuôi đứa bé không ạ?

Mong luật sư giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ!

Trả lời:

Trước hết, để xem xét các trường hợp nêu trên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần xe xét quy định của pháp luật về Tội giao cấu với trẻ em. Tội này được quy định tại Điều 145 BLHS:

"Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Có tính chất loạn luân;

d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Theo đó, trường hợp của bạn không đủ yếu tố cấu thành tội giao cấu với trẻ em. Bởi chủ thể yêu cầu là người đã thành niên, tuy nhiên hiện nay bạn mới 16 tuổi. Vậy chiếu theo quy định trên và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự của con người thì chưa có quy định nào điều chỉnh vấn đề này để xác định hình thức xử lý.

Khi hai bạn quan hệ tình dục hoàn toàn tự nguyện khi cả hai đều trên 16 tuổi thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn vệc bạn gái bạn sinh con mà đứa bé đúng là con của bạn thì bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ của cha với con theo quy định của pháp luật Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 như sau:

"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."

Mọi vướng mắc pháp lý, hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.