Hạch toán bù trừ công nợ nội bộ năm 2024

  1. Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các công ty thành viên, xí nghiệp... là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập không phản ánh trong tài khoản này mà phản ánh như đối với các công ty con.
  2. Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào tài khoản 136 bao gồm: - Ở doanh nghiệp cấp trên :

+ Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới; + Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định; + Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ; + Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dưới; + Các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lượng giao khoán nội bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ; + Các khoản phải thu vãng lai khác.

- Ở đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc: + Các khoản được doanh nghiệp cấp trên cấp nhưng chưa nhận được; + Giá trị sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chuyển cho đơn vị cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ khác để bán; Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị nội bộ; + Các khoản nhờ doanh nghiệp cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ; + Các khoản đã chi, đã trả hộ doanh nghiệp cấp trên và đơn vị nội bộ khác; + Các khoản phải thu nội bộ vãng lai khác.

  1. Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị cấp dưới có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ. Doanh nghiệp cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải thu nội bộ trong kỳ kế toán. Nhóm định khoản: cho phép hạch toán nhiều cặp định khoản (Nợ/Có) hoặc nhóm định khoản (một Nợ nhiều Có, hoặc một Có nhiều Nợ) trên cùng một chứng từ bù trừ. Giữa các cặp hoặc nhóm định khoản này được phân biệt bằng các Nhóm định khoản khác nhau. Nhóm định khoản do người dùng tự định nghĩa và nhập vào, có thể là dạng số hoặc dạng chuỗi (ví dụ: 1, 2,…, a, b,…). Bù trừ công nợ là giao dịch mua bán và cung cấp hàng hóa lẫn nhau giữa hai đơn vị, khi đó các đối tượng sẽ vừa là người mua đồng thời cũng là người bán. Khi phát sinh giao dịch, giữa hai đơn vị phải hạch toán bù trừ công nợ lập biên bản bù trừ công nợ để cấn nợ cho nhau.

Khi một đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp (vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả), để cấn trừ giữa công nợ, hạch toán bù trừ công nợ kế toán sẽ:

– Xác định các chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả của đối tượng;

– Thực hiện bù trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của đối tượng;

– Cập nhật việc bù trừ công nợ vào sổ theo dõi công nợ của đối tượng.

Và khi các bên bù trừ công nợ có nghĩa giữa các đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua thì các bạn cần hạch toán bù trừ công nợ lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau.

Trong khi hạch toán bù trừ công nợ trường hợp có sai lệch 2 bên kế toán phải đối chiếu lại với bên thành viên, làm rõ nguyên nhân. Nếu là do lỗi của Chi nhánh B đối với chi nhánh A về số lượng có tăng hơn so với hóa đơn thì chi nhánh A ngay lập tức hủy biên bản đối chiếu công nợ với Chi nhánh B. Và yêu cầu chi nhánh B phải xác nhận và làm lại biên bản đối chiếu.

2. Các chứng từ cần có để việc bù trừ công nợ là hợp lệ

– Hợp đồng mua bán hàng hóa (Trong điều khoản hợp đồng ghi rõ hình thức thanh toán bù trừ công nợ)

– Biên bản giao hàng, xuất kho

– Hóa đơn GTGT

– Biên bản đối chiếu công nợ hai bên (Có xác nhận của hai bên)

– Biên bản bù trừ công nợ (Có xác nhận của hai bên)

– Chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Phiếu thu (Nếu phần chênh lệch dưới 20 triệu đồng; Giấy báo nợ / Giấy báo có của ngân hàng nếu phần chênh lệch từ 20 triệu đồng trở lên)

3. Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay không?

Về vấn đề này, Ngày 24/06/2015 Tổng cục thuế trả lời trên website: gdt.gov.vn như sau:

“Căn cứ qui định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78 năm 2014 của Bộ Tài chính về các khoản chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thì:

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

– Theo quy định của chính sách thuế giá trị gia tăng thì phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt, do đó việc thanh toán hóa đơn của Công ty bạn được xác định là thanh toán không dùng tiền mặt nên được tính vào chi phí hợp lý tổng số tiền trên hóa đơn.”

Như vậy: Để việc thanh toán hạch toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì cần:

– Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ)

– Biên bản bù trừ công nợ 2 bên (Phải có xác nhận của 2 bên)

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

\>>> Xem thêm:

Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Hạch toán thuế bảo vệ môi trường theo Thông tư 133 và thông Tư 200

4. Cách hạch toán bù trừ công nợ

a. Khi Bán hàng hóa

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán

– Doanh thu:

  • Nợ TK 131 (chi tiết)
  • Có TK 511
  • Có TK 3331

– Giá vốn:

  • Nợ TK 632:
  • Có TK 155, 156

b. Khi mua hàng

  • Nợ TK 152, 153, 156…
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331

c. Bù trừ công nợ

  • Nợ TK 331
  • Có TK 131

d. Xử lý phần chênh lệch

– Nếu sau khi bù trừ, doanh nghiệp còn phải thanh toán:

  • Nợ TK 331
  • Có TK 111, 112

– Nếu sau khi bù trừ, khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 131

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về khái niệm thanh toán bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ. Hi vọng có thể giúp đỡ được các bạn kế toán khi gặp phải các trường hợp tương tự.

Bên cạnh đó, khi sử dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi, các nghiệp vụ về nhập liệu, hạch toán bù trừ công nợ và kết xuất dữ liệu sẽ được tự động hóa đến mức tối đa, giúp các bạn kế toán giảm được 80% khối lượng công việc của mình.

Cấn trừ công nợ hạch toán như thế nào?

Cấn Trừ Công Nợ Là Gì? Cấn trừ công nợ là một phương pháp giảm thiểu công nợ giữa hai bên trong thỏa thuận hoặc hợp đồng. Khi một bên có công nợ với bên kia và cả hai đều đồng ý với việc cấn trừ, công nợ này sẽ được trừ đi và chỉ còn lại số tiền bị chênh lệch.

Thanh toán bù trừ công nợ là gì?

Biên bản bù trừ công nợ được hiểu là biên bản được lập khi các bên mua và bán có phát sinh các nghiệp vụ mua, bán qua lại lẫn nhau và đồng ý bù trừ. Biên bản được sử dụng để ghi giảm công nợ phải thu, phải trả và xác định nghĩa vụ thanh toán còn lại của các bên tham gia.

Phương thức thanh toán cẩn trú là gì?

Cấn trừ công nợ là một hình thức thanh toán nợ nần giữa hai bên có quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc các khoản thu chi khác. Cấn trừ công nợ có nghĩa là hai bên sẽ dùng số tiền mà một bên đang nợ bên kia để trừ vào số tiền mà bên kia đang nợ bên này. Ví dụ: A đang nợ B 100 triệu đồng, B đang nợ A 80 triệu đồng.

Clear công nợ là gì?

Clearing debt tiếng việt là Cấn trừ công nợ. Hoạt động cấn trừ diễn ra giữa hai hoặc nhiều đơn vị kinh doanh bởi họ vừa mua và vừa cung cấp hàng hóa lẫn nhau; khi đó giao dịch thanh toán được thực hiện bằng cách cấn trừ, bù trừ công nợ giữa các bên.

Chủ đề