Giải thích vì sao khu vực Đông Nam a lại có những sản phẩm nông nghiệp trên

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Miền BắcMiền Nam

Nghiên cứu mới đây công bố bởi tổ chức CropLife Châu Á cho biết, các tác động của biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với sản xuất lương thực tại khu vực Đông Nam Á.

Đây là một phần kết quả của dự án “Nghiên cứu về tính bền vững và khả năng phục hồi của nông dân khu vực ASEAN năm 2021”, được thực hiện trong quý I năm 2021 bởi Kynetec, công ty nghiên cứu thị trường nông nghiệp và sức khỏe động vật hàng đầu trong khu vực.

Tiến sĩ Tan Siang Hee, Giám đốc Điều hành CropLife châu Á cho biết: Nông dân trên khắp Đông Nam Á đang phải đối mặt với ngày càng nhiều những thách thức nghiêm trọng, những thách thức này đe dọa đến sinh kế của họ, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và tính bền vững của nguồn cung thực phẩm an toàn.

Giải thích vì sao khu vực Đông Nam a lại có những sản phẩm nông nghiệp trên
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với sản xuất lương thực tại Đông Nam Á. (Ảnh minh họa)

“Nông dân sản xuất nhỏ của Đông Nam Á đang phải chịu áp lực to lớn trong cuộc chiến đối phó với hạn hán, lũ lụt và thời tiết thất thường xảy ra ngày càng phổ biến do biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng. Không có mắt xích nào trong chuỗi lương thực và nông nghiệp quan trọng hơn nông dân, và không có tiếng nói nào quan trọng hơn tiếng nói của họ trong cuộc tranh luận về cách làm cho hệ thống lương thực có khả năng chống chịu tốt hơn", Siang Hee nhấn mạnh.

Giải thích vì sao khu vực Đông Nam a lại có những sản phẩm nông nghiệp trên
Biến đổi khí hậu với bão lũ, hạn hán và các loại hình thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, khiến người nông dân lao đao. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Kynetec đã thực hiện khảo sát với 525 nông dân trồng ngô, lúa gạo, trái cây và rau quả tại 4 quốc gia sản xuất lương thực lớn nhất khu vực ASEAN bao gồm: Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, nông dân trồng trọt ở 4 quốc gia này ngày càng bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Hơn 68% số nông dân được khảo sát cho rằng tác động của biến đổi khí hậu là một thách thức đáng quan tâm, trong khi số lượng nông dân từ Philippines và Việt Nam quan tâm đến biến đổi khí hậu lại đặc biệt cao, với tỉ lệ lần lượt là 77% và 70%.

Giải thích vì sao khu vực Đông Nam a lại có những sản phẩm nông nghiệp trên
70% nông dân Việt Nam quan tâm tới tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu sẽ khiến cho vành đai mưa nhiệt đới dịch chuyển theo những hướng ngược lại ở hai khu vực kinh độ bao trùm hầu hết 2/3 hành tinh. Quá trình này sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nguồn nước và việc sản xuất lương thực trên toàn thế giới.

Trước đó, báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cũng cảnh báo, sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đang diễn ra với tốc độ chưa từng có và dẫn đến lũ lụt, nắng nóng, hạn hán chết người. Những hình thái thời tiết cực đoan đó đã gây ra rủi ro lớn đối với trồng trọt. Từ đó, IPCC kêu gọi các quốc gia hành động nhanh chóng trong hợp tác toàn cầu. 

Ngày nay, với những sáng kiến và công nghệ tiên tiến của ngành khoa học thực vật được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân tăng khả năng chống chịu và duy trì sản xuất nhiều thực phẩm an toàn, lành mạnh hơn. Đồng thời cũng giảm thiểu những tác động tiêu cực lên môi trường sống xung quanh.

Trong đó phải kể đến cây trồng công nghệ sinh học được tạo ra với các tính trạng cải tiến giúp gia tăng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Loại cây này còn cải thiện mức dinh dưỡng hơn so với các loại cây trồng thông thường khác, tạo điều kiện cho việc hấp thụ carbon trong đất khi có thể thực hành phương pháp canh tác không cày xới. Đây là công cụ quan trọng giúp nông dân giải quyết các thách thức toàn cầu như mất an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến cũng giúp sản xuất nhiều thực phẩm hơn trên một diện tích ít hơn. Nếu không có các sản phẩm bảo vệ thực vật, 40% sản lượng lúa và ngô thu hoạch hàng năm trên toàn cầu sẽ bị mất đi, sản lượng hoa quả và rau củ mất đi có thể lên tới 50-90%. Những thiệt hại về sản lượng này có thể đồng nghĩa với việc cần phải giải phóng thêm đất cho nông nghiệp, dẫn đến tăng lượng khí thải carbon.

CropLife Châu Á là Hiệp hội phi lợi nhuận, là tổ chức tầm khu vực của Croplife Quốc tế, đại diện cho tiếng nói của ngành và đi đầu trong các hoạt động nâng cao nhận thức công chúng đối với lĩnh vực khoa học thực vật.

CropLife vận động cho một nền thực phẩm an toàn và bền vững, hướng đến tầm nhìn phát triển ứng dụng đổi mới khoa học trong nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.

Thùy Linh (T/h)

In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là?

A. Thái Lan

B. Việt Nam

C. Ma-lai-xi-a

D. In-đô-nê-xi-a

Đáp án đúng D.

In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản).

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này. Các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Về trồng lúa nước:

Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985, đã đặt tới 161 triệu tấn năm 2004, đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn). Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển.

Về trồng cây công nghiệp:

Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Na, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Ngoài ra, Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các sản phẩm từ nhiều loại cây lấy dầu, cây lấy sợi. Sản phẩm từ cây công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.

Về chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản:

Chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái lan và Việt Nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Đông Nam Á cùng là khu vực nuôi nhiều gia cầm. Có lợi thế về ông, biển nên đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.

Câu trả lời đúng nhất: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì nơi đây có nhiều đồng bằng màu mỡ ven sông lớn và ven biển thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu gió mùa nóng ẩm do tiếp giáp với biển phù hợp với điều kiện sinh thái của lúa gạo. Có nhiều con sông lớn chảy qua cung cấp nước ngọt trồng trọt. Đông Nam Á có nền văn minh lúa nước lâu đời vì vậy nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á để giải đáp thắc mắc vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo nhé!

1. Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?

Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì nơi đây có nhiều đồng bằng màu mỡ ven sông lớn và ven biển thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu gió mùa nóng ẩm do tiếp giáp với biển phù hợp với điều kiện sinh thái của lúa gạo. Có nhiều con sông lớn chảy qua cung cấp nước ngọt trồng trọt. Đông Nam Á có nền văn minh lúa nước lâu đời vì vậy nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước.

>>> Xem thêm: Ngành kinh tế quan trọng của khu vực Đông Nam Á là ngành nào Vì sao

2. Trồng cây công nghiệp

- Các loại cây công nghiệp

+ Cao su: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

+ Cà phê và hồ tiêu: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

+ ĐNÁ còn là nơi cung cấp các sản phẩm cây lấy dầu, cây lấy sợi.

-> sản phầm cây công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ.

- Cây công nghiệp được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á bởi vì

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 -2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…).

+ Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

⟶Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

+ Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,… và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

>>> Xem thêm: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

- Chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn.

+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt nam.

+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan,.In-đô-nê-xi-a.

+ Chăn nuôi gia cầm được nuôi nhiều..

+ Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển.

4. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Đáp án C

Câu 2. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:

A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

Đáp án A

Câu 3. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.

D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án B

Câu 4:Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt.

C. Ôn đới.

D. Hàn đới.

Đáp án A

Câu 5:Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

B. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

Đáp án D

Câu 6:Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

A. Lúa mì.

B. Lúa nước.

C. Cà phê.

D. Cao su.

Đáp án B

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã giải đáp câu hỏi Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!