Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc Hoạt động của UBDT Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa Các Dân tộc Việt Nam Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN

26/03/2009
Nhận thực về vấn đề dân tộc trong tình hình mới
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN


Đồng bào Dao Thanh Sơn (Sơn Động-Bắc Giang).

Vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền là những vấn đề nhạy cảm luôn được các thế lực thù địch lợi dụng chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Mặt khác do sự phát triển, biến đổi tất yếu trong nội hàm của các vấn đề trên cũng đặt ra những nội dung mới về lý luận và thực tiễn trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trong bối cảnh tình hình mới.

Đây là đòi hỏi có tính tất yếu cần được đầu tư nghiên cứu để cung cấp những luận cứ khoa học, khách quan góp phần giải quyết hiệu quả hơn vấn đề dân tộc trong bối cảnh tình hình phát triển hiên nay của đất nước. Từ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và giới khoa học vận dụng vào Việt Nam; từ thực tiễn tình hình dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong mấy chục năm qua, việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nhận thức về vấn đề dân tộc trong bối cảnh tình hình hiện nay là rất cần thiết.

Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, vấn đề dân tộc có nội dung và tính chất khác nhau. Trong xã hội nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa các vấn đề dân tộc có chung đặc điểm là áp bức dân tộc, bóc lột dân tộc, xung đột, kỳ thị, bất bình đẳng và không đoàn kết dân tộc. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa khi các vấn đề trên cơ bản được giải quyết thì vấn đề dân tộc chính là quan hệ dân tộc, quan hệ giữa nhân dân lao động với nhau trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Sự khác nhau trong truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, cách sống và mức độ phát triển không mang tính đối kháng mà được củng cố và phát triển trên quan hệ bình đẳng, đoàn kết. ở nước ta đó là tính “đa dạng trong thống nhất” cùng bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và phát triển. Trong xã hội có giai cấp thì vấn đề dân tộc và giai cấp có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới về vấn đề này cho thấy mối quan hệ đó được biểu hiện qua các hệ quả: Thứ nhất, khi giai cấp tiêu vong thì dân tộc được hợp thành bởi các giai cấp khác nhau; dân tộc nào cũng bao gồm một số giai cấp, ít nhất có hai giai cấp; dân tộc thời kỳ nô lệ, phong kiến, tư bản các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau; dân tộc được hợp thành bởi các giai cấp cho nên các chính đảng, đoàn thể được phân theo giai cấp chứ không theo dân tộc. Do vậy chủ nghĩa Mác-Lênin chủ trương giai cấp vô sản và quảng đại quần chúng sẽ thực hiện đoàn kết không phân biệt dân tộc, xây dựng chính đảng vô sản ở đất nước đa dân tộc, phản đối việc xây dựng chính đảng vô sản ở từng dân tộc khác nhau. Các đảng viên là người dân tộc khác nhau phải đặt tính Đảng lên trên tính dân tộc, phản đối chủ nghĩa phân biệt dân tộc, dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi. Thứ hai, thực chất của áp bức dân tộc là áp bức giai cấp. Trong xã hội có giai cấp thì thường dân tộc mạnh đi áp bức dân tộc yếu, nhìn bên ngoài thì có vẻ là quan hệ hai dân tộc, nhưng thực chất bên trong của vấn đề lại là áp bức giai cấp. Thứ ba, xóa bỏ áp bức dân tộc phải dựa vào xóa bỏ áp bức giai cấp, xóa bỏ chế độ bóc lột mà dân tộc đi thống trị áp đặt lên dân tộc bị trị. Không có sự bóc lột giữa người với người, không có sự bóc lột giai cấp thì cũng có nghĩa là không còn sự bóc lột dân tộc. Chỉ có xoá bỏ giai cấp bóc lột thì mới xoá bỏ áp bức dân tộc... ở nước ta hiện nay các dân tộc sống trong hòa bình cùng đoàn kết, lao động xây dựng đất nước dựa trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức. Mối quan hệ dân tộc và giai cấp không có mâu thuẫn về quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội mà cùng thuộc về một nhà nước, một chính đảng do mình xây dựng nên vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc; xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Tuy nhiên vấn đề dân tộc và giai cấp tuy có mối quan hệ nhưng không đồng nghĩa mà có sự khác biệt nhau. Thứ nhất, dân tộc là cộng đồng người có ngôn ngữ, khu vực sinh sống, đời sống kinh tế, tâm lý, văn hoá, ý thức chung; còn giai cấp là tầng lớp người ở những vị trí xã hội khác nhau, chiếm hữu khác nhau với tư liệu sản xuất và vai trò khác nhau trong tổ chức lao động và phân chia sản phẩm lao động xã hội. Vấn đề dân tộc là sự mâu thuẫn hay các quan hệ nẩy sinh giữa các dân tộc; vấn đề giai cấp là sự mâu thuẫn hay quan hệ nẩy sinh trong nội bộ một dân tộc. Thứ hai, nội dung của vấn đề dân tộc rộng và phức tạp hơn nội dung của vấn đề giai cấp. Nếu nội dung của vấn đề giai cấp là mâu thuẫn hay các quan hệ giai cấp xảy ra trong nội bộ một dân tộc thì nội dung của vấn đề dân tộc bao hàm nhiều lĩnh vực hơn (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá...) giữa các dân tộc với nhau. Thứ ba, vấn đề dân tộc sẽ tồn tại lâu dài hơn vấn đề giai cấp. Vấn đề giai cấp có thể giải quyết bằng các cuộc cách mạng xã hội, như cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và một số nước trên thế giới. Sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời với việc xoá bỏ giai cấp bóc lột, với sự làm chủ của nhân dân lao động, của giai cấp cùng lợi ích và mục tiêu phát triển gắn với lợi ích phát triển của quốc gia (giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức). Trong khi đó dân tộc là cộng đồng người về lịch sử, văn hoá, tâm lý, ý thức, kinh tế có đặc trưng và bản sắc riêng có tính ổn định tương đối và quy luật phát triển riêng của nó... Đó là nguyên nhân cắt nghĩa thực trạng của sự tồn tại song song của vấn đề dân tộc (tộc người) và giai cấp hiện nay ở nước ta. Mặt khác vấn đề dân tộc sẽ tồn tại trong một thời gian dài thời kỳ xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bản chất của vấn đề dân tộc không chỉ là tính đặc trưng, bản sắc riêng của các cộng đồng người trong một quốc gia mà còn là sự phản ánh tính đặc trưng nhân bản theo một quy luật xã hội riêng, đôi khi vượt ra ngoài nhận thức lý luận xã hội thông thường. Trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước và hiện nay, đây là vấn đề cơ bản cần được nhận thức đúng để có giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc đúng. Mọi sự nôn nóng, ngộ nhận về vấn đề trên đều có thể phải trả giá đắt cho sự phát triển hoặc làm chậm bánh xe phát triển của lịch sử.

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, đa dạng về văn hoá của các dân tộc còn tồn tại lâu dài. Sau khi nền chuyên chính của chủ nghĩa xã hội được thiết lập, các dân tộc trong một quốc gia được bình đẳng về chính trị và pháp luật, nhưng do những nguyên nhân lịch sử khách quan thì sự phát triển của các dân tộc là không đồng đều. Chủ trương rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trương rất đúng đắn, phản ánh tính giai cấp của Nhà nước và chính đảng cầm quyền; song đối với các dân tộc cần thấy được tính khách quan trong khả năng tiếp thu khác nhau đối với các điều kiện phát triển. Thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm qua cho thấy nếu không coi đây là vấn đề dân tộc thì sẽ không thể đưa ra giải pháp và lộ trình phát triển phù hợp với các cộng đồng dân tộc của quốc gia đa dân tộc. Muốn các dân tộc ở trình độ phát triển hạn chế và không đồng đều tiến sát trình độ chung của quốc gia thì cần phải có quá trình phấn đấu lâu dài, một lộ trình và chính sách hợp lý. Đây là đặc điểm của các quốc gia đa dân tộc nói chung và của nước ta hiện nay. Phải coi nội dung, đặc điểm này là cơ sở của các chính sách và căn cứ không thể thiếu khi hoạch định chính sách phát triển của các dân tộc thiểu số ở nước ta.

Trong chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay có một số chính sách dân tộc trong quá trình triển khai thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế trong xử lý mối quan hệ tổng thể giữa cơ chế chính sách và biện pháp rút ngắn một cách hiệu quả cho sự phát triển của các dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung của quốc gia. Trong thời kỳ xây dựng phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tính chất của vấn đề dân tộc khác thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, đó là tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xoá bỏ khoảng cách chênh lệch trong phát triển và hưởng thụ thành quả về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc. Đây là nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng của vấn đề dân tộc thời kỳ phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Muốn thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó trên phương diện lý luận và thực tiễn cần chú trọng phát triển, nâng cao sức sản xuất, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là taọ tiền đề cơ sở vật chất vững chắc cho việc giải quyết vấn đề dân tộc, tiến tới thực hiện tốt sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển. Suy cho cùng đây là mục tiêu của cách mạng định hướng xã hội chủ nghĩa, là thực hiện cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra trong việc lấy mục tiêu độc lập tự do, mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, phát triển của quốc gia làm mục tiêu lý tưởng của Đảng. Phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với các dân tộc thiểu số chính là một trong những nội dung đích thực và hiệu quả nhất góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề dân tộc hiện nay ở nước ta. Bên cạnh đó cần cụ thể hoá và tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta...Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Sự nhận thức về vấn đề dân tộc và năng lực hoạch định, xây dựng chính sách dân tộc những năm qua còn bộc lộ nhiều non yếu khi cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc theo phương châm trên liên quan đến nhiều ngành chức năng, chính quyền các cấp và toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò của cơ quan chủ quản, chức năng là hết sức quan trọng trong việc thu hút chất xám, nhân tài vật lực, các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp với sự tham gia của người dân...để biến thành sức mạnh vật chất thực hiện hiệu quả định hướng đúng đắn mà Đại hội Đảng đã đề ra.

Quán triệt và thực hiện hiệu quả nội dung “tôn trọng” giữa các dân tộc. Đây là nội dung mới được đưa ra trong Đại hội Đảng lần thứ X. Tôn trọng ở đây chủ yếu là tôn trọng phong tục tập quán của các dân tộc.Thực tiễn cho thấy nhiều cán bộ, đảng viên khi tham gia công tác dân tộc, thực hiện nhiệm vụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số do không am hiểu phong tục tập quán nên trong hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc, trong tham mưu và lãnh đạo giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện đoàn kết dân tộc đã làm hạn chế đến hiệu quả chính sách và nhiệm vụ được giao. Tôn trọng phong tục tập quán có quan hệ mật thiết tới bình đẳng và đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề chính trị có tính nhạy cảm vì các dân tộc coi việc tôn trọng phong tục tập quán như tôn trọng chính bản thân dân tộc họ; đó cũng là biểu hiện cụ thể của sự coi trọng quyền bình đẳng dân tộc. Những lời nói, việc làm thể hiện sự không tôn trọng phong tục tập quán dân tộc không chỉ hạn chế đến hiệu quả công tác, nhiệm vụ chính trị được giao mà còn có thể gây tổn hại đến tình cảm dân tộc, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.Mặt khác, tôn trọng phong tục tập quán các dân tộc có lợi cho việc khơi dậy tính tích cực, phát huy nội lực, tiềm năng của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc. Phong tục tập quán dân tộc có nội dung tinh hoa và hủ tục, để phát huy hay loại bỏ thì chính cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc biết rõ hơn ai hết nên cần phải có thái độ đúng và dựa vào cán bộ nhân dân các dân tộc mới thực hiện được. Tôn trọng phong tục tập quán dân tộc còn có lợi cho sự ổn định của đất nước, thực hiện tốt đoàn kết dân tộc và củng cố an ninh quốc phòng.

Các thế lực thù địch thường thâm nhập từ phong tục tập quán dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây thù hằn, chia rẽ dân tộc. Do vậy trong giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện đại đoàn kết dân tộc hiện nay, việc thực hiện tôn trọng phong tục tập quán dân tộc có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.

Tóm lại, thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI vừa qua là hệ quả của trí tuệ, trách nhiệm của một chính đảng và sự đóng góp lớn lao của cộng đồng các dân tộc (đa số và thiểu số), các giai cấp và tầng lớp xã hội dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là thành tựu mang tính lịch sử trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam ta với sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng ta.

Việc giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc đã và đang đặt ra cho Đảng ta những trọng trách lịch sử trước nhu cầu phát triển của đất nước, của cộng đồng các dân tộc, các tầng lớp xã hội trong bối cảnh của thời đại văn minh hậu công nghiệp. Thực tiễn đó đòi hỏi chính đảng cầm quyền phải có thái độ khách quan khoa học để nhìn nhận sự vận động và biến đổi của sự vật để xây dựng quan điểm và chương trình hành động phù hợp, đáp ứng sự phát triển của quốc gia và các thành phần tộc người, các giai cấp và tầng lớp xã hội luôn tin theo và đồng hành với Đảng Cộng sản trên con đường phát triển đất nước. Thực tiễn sinh động đó đồng thời cũng đặt ra cho Đảng ta những vấn đề cần tổng kết thực tiễn, phân tích bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, yếu tố thời đại để vận dụng sáng tạo học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc và của đất nước trong tình hình mới.

PGS,TS Lê Ngọc Thắng

[ Quay lại ]

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc (Xem nội dung chi tiết tại đây)

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
DB điện thoại nội bộ
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Danh sách cán bộ UB
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Thư viện điện tử
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
CD 60 năm công tác DT
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
CEMA trên đĩa CDROM
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
CD đào tạo CNTT - CT135
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
CEMA trên UNDP
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Người online:
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Khách:
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Thành viên:
Giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng XHCN
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,585,515

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs