Gãy xương các phần khác củacẳng chân là gì năm 2024

Tùy theo vị trí và mức độ gãy xương, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phương pháp điều trị khác nhau. Với trường hợp nhẹ, xương có khả năng liền sau khi bó bột. Trong khi, các ca gãy xương ở vị trí khó, nguy hiểm như xương đùi, xương sên, xương thuyền… sẽ khó lành vì bị thiếu máu nuôi xương. Người bệnh cần áp dụng biện pháp phẫu thuật để mang lại hiệu quả điều trị cao, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Gãy xương các phần khác củacẳng chân là gì năm 2024

Phân loại gãy xương

Tình trạng gãy xương xảy ra do nhiều nguyên nhân như có vấn đề về bệnh lý (loãng xương). Ngoài ra, một số nguyên nhân bất ngờ có khả năng gây gãy xương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao… Vì thế, xương có khả năng gãy theo nhiều kiểu khác nhau. Một số kiểu gãy xương phổ biến như:

  • Xương gãy kiểu cành tươi: Đây là kiểu gãy xương không hoàn toàn, thường gặp ở trẻ em. Vì xương ở trẻ mềm hơn, không có sự rắn chắc như xương người trưởng thành.
  • Xương gãy thành nhiều mảnh: Đây là kiểu gãy xương rất khó lành trong thời gian ngắn.
  • Gãy xương kín: Đây là tình trạng xương bị gãy ở bên ngoài ổ xương, phần da vẫn lành lặn, không bị xuyên thủng.
  • Gãy xương hở: Kiểu gãy xương này khiến cho phần da bên ngoài bị rách, do xương bị gãy xuyên thủng da hoặc chấn thương làm da bị rách. Khi bị gãy xương hở, bạn cần cẩn trọng vì có thể sẽ bị nhiễm trùng da.
  • Gãy xương nhỏ: Đây là tình trạng phần xương bị gãy thành những mảnh nhỏ, thường do hiện tượng co giật, xảy ra nhiều ở vùng khớp gối hay khớp vai. Sự co thắt mạnh ở cơ sẽ giật gân ra khỏi cơ, khiến những mảnh xương bị gãy theo.
  • Gãy xương do ung thư hay loãng xương.
  • Phần xương gãy bị ép ngắn lại do va chạm giữa 2 xương. Tình trạng này thường xảy ra tại những đốt xương sống.

Gãy xương các phần khác củacẳng chân là gì năm 2024

Nguyên nhân phổ biến gây gãy xương

Đa phần các trường hợp gãy xương xuất phát từ chấn thương khi bị va chạm, ngã mạnh hoặc tai nạn giao thông. Cấu tạo của xương cực kỳ chắc khỏe, có độ đàn hồi và dẻo dai. Xương có thể chịu được các tác động mạnh do té ngã, va chạm. Tuy nhiên, khi lớn tuổi, xương dần bị lão hóa. Người cao tuổi do loãng xương sẽ đối mặt với nguy cơ té ngã rất cao. Ngoài ra, xương cũng dễ bị gãy ở các nhóm đối tượng sau:

  • Người lao động nặng, đòi hỏi phải dùng sức nhiều trong thời gian dài.
  • Trẻ nhỏ do mật độ xương chưa cao, cấu trúc xương chưa hoàn thiện.
  • Người có bệnh lý khiến xương bị suy yếu, giòn hơn như ung thư xương, viêm tủy xương, bệnh xương giòn, loãng xương, dị tật xương.
  • Người chơi những bộ môn thể thao gây căng thẳng cho xương. Tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần khiến xương bị gãy.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá có mật độ xương thấp hơn so với người không hút thuốc. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, quá trình liền xương sẽ chậm khi hút thuốc lá.
  • Người bệnh điều trị dài hạn với corticosteroid. Vì corticosteroid sẽ làm giảm mật độ xương, gây loãng xương, từ đó làm gia tăng nguy cơ gãy xương.

Xem thêm: ỨNG DỤNG XÉT NGHIỆM GIẢI PHẪU BỆNH TẾ BÀO HỌC CHẨN ĐOÁN UNG THƯ

Gãy xương các phần khác củacẳng chân là gì năm 2024

Biến chứng khi gãy xương

Nếu không nhận biết và xử trí gãy xương đúng cách, người bệnh sẽ đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình gãy xương.

Biến chứng toàn thân

  • Sốc do chấn thương, sốc do đau, mất nhiều máu do gãy xương: Đây là biến chứng thường gặp sau gãy xương lớn như xương đùi, xương chậu hoặc gãy nhiều xương cùng lúc, gãy xương có kèm tổn thương các cơ quan khác.
  • Tắc mạch máu do mỡ: Khi gãy xương, những hạt mỡ trong ống tủy xương di chuyển ra ngoài, theo mạch máu đi khắp nơi trong cơ thể. Khi hạt mỡ bị tắc tại vị trí nào sẽ có triệu chứng rõ rệt, vô cùng nguy hiểm như tình trạng nhồi máu phổi do những hạt mỡ thuyên tắc tại mạch phổi.
  • Loét những điểm tỳ đè: Vì trong quá trình điều trị gãy xương, người bệnh phải nằm tại chỗ trong thời gian dài, những phần cứng tiếp xúc trực tiếp với mặt giường dễ gây loét những vị trí trên cơ thể như vùng cùng cụt, gót chân… Nếu người bệnh không được bổ sung đủ dưỡng chất hoặc mắc những bệnh lý như tiểu đường, tình trạng loét càng trầm trọng hơn.
  • Viêm phổi, viêm tiết niệu: Khi nằm lâu, ít vận động, người bệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm như viêm tiết niệu, viêm phổi…, có thể gây tử vong ở người bệnh lớn tuổi do sức đề kháng yếu.
  • Táo bón: Nằm lâu còn khiến người bệnh dễ bị táo bón, ảnh hưởng tới khả năng dinh dưỡng và tinh thần của người bệnh.

Biến chứng tại chỗ

Biến chứng tại chỗ có khả năng là do tác động của lực chấn thương vào vị trí xương bị gãy và tổ chức phần mềm xung quanh. Đây cũng có thể là do phương pháp điều trị không đúng hoặc quá trình hồi phục sai nguyên tắc.

  • Xương chậm liền: Sau 3 tháng từ khi điều trị, xương thường đã liền và vững, có thể thấy rõ qua kết quả chụp X-Quang. Qua thời gian này, nếu xương chưa liền, người bệnh đang gặp biến chứng xương chậm liền.
  • Xương không liền: Biến chứng này biểu hiện ở vị trí gãy xương còn đau, có cử động bất thường hoặc trên X-Quang không có dấu hiệu liền xương. Các triệu chứng này nếu tồn tại quá 6 tháng được xem là xương không liền, cần có phương pháp chữa trị thay thế.
  • Xương liền bị lệch: Do trong quá trình nắn chỉnh xương hoặc do sự di lệch thứ phát sau khi nắn chỉnh, kết hợp xương. Sự liền lệch không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng của chi thể.
  • Viêm xương tủy xương: Đầu xương bị gãy có hình chéo vát khi không được cố định đúng cách sẽ chọc thủng ra ngoài da. Đây là đường dẫn cho vi khuẩn thâm nhập, phát triển trong cơ thể, có nguy cơ gây nên tình trạng viêm xương tủy xương, khiến cho quá trình liền xương và việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Đứt và dập mạch máu: Những mạch máu có khả năng bị xương gãy làm đứt rách do chọc vào hoặc do mạch máu vô tình nằm giữa 2 đầu xương gãy. Tình trạng này làm máu chảy nhiều hơn, khiến tổn thương trầm trọng hơn.
  • Tổn thương thần kinh lân cận: Quá trình chấn thương mạnh làm đụng giập, đứt rách các dây thần kinh hoặc do sai sót khi xử lý chấn thương, gây nên tổn thương thần kinh. Thần kinh khi bị đứt sẽ rất khó hồi phục, từ đó làm giảm khả năng vận động, dinh dưỡng, cảm giác của chi thể.
  • Hội chứng chèn ép khoang: Các tổn thương nặng nề, gây gãy xương phức tạp hoặc tổn thương mạch máu thần kinh kết hợp làm tổ chức phù nề nhiều có thể gây chèn ép các mạch máu. Thần kinh đi nuôi những cơ quan đó khi không được giải phóng kịp thời sẽ làm hoại tử chi, thậm chí cần cắt cụt chi xử trí cấp cứu. Đây là tình trạng thường gặp khi gãy xương cẳng chân.
  • Teo cơ, cứng khớp, hạn chế tầm vận động: Nếu sau khi chữa trị, người bệnh không được phục hồi chức năng đúng cách, sẽ dễ khiến các cơ bị teo, khớp bị cứng, làm giảm sức mạnh của bản thân. Vì thế, người bệnh cần tập luyện và bổ sung dinh dưỡng đúng cách để ngăn ngừa những di chứng này.

Xử trí khi bị gãy xương

Khi bị gãy xương, người nhà cần kêu gọi sự hỗ trợ từ y tế khi:

Gãy xương các phần khác củacẳng chân là gì năm 2024

  • Người bị thương không phản ứng, không thở hay không di chuyển. Người nhà cần hô hấp nhân tạo khi người bệnh không có nhịp thở hay nhịp tim.
  • Người bị thương xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều.
  • Các chi hay khớp bị biến dạng.
  • Xương đã đâm xuyên qua da.
  • Điểm cực của cánh tay hay chân bị thương, ví dụ như ngón chân hay ngón tay bị tê hay hơi xanh ở đầu.

Gãy xương các phần khác củacẳng chân là gì năm 2024

Người nhà tránh di chuyển người bị thương trừ khi cần thiết. Vì di chuyển không đúng cách sẽ khiến chấn thương thêm nghiêm trọng. Trong khi chờ sự trợ giúp từ y tế, người nhà cần thực hiện một số việc như:

  • Cầm máu: Đây là cách sơ cứu áp dụng áp lực lên vết thương thông qua băng vô trùng, miếng vải sạch hay mảnh quần áo sạch.
  • Cố định vị trí bị thương: Người nhà không nên cố gắng căn chỉnh lại xương hay đẩy xương bị dính lại. Nếu được đào tạo về cách nẹp và trợ giúp chuyên nghiệp không có sẵn, người nhà có thể đặt nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí xương gãy. Đệm các nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho người bị thương.
  • Chườm đá: Chườm một túi nước đá lên vị trí bị thương để hạn chế sưng và hỗ trợ giảm đau. Lưu ý tránh chườm đá trực tiếp lên da, cần bọc trong chiếc khăn, mảnh vải hoặc một số vật dụng khác trước khi đặt lên da.

Để học thêm kỹ năng sơ cứu gãy xương, bạn cũng nên đọc bài viết: Cách sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật: Lưu ý khi thực hiện các bước.

Gãy xương các phần khác củacẳng chân là gì năm 2024

Phương pháp điều trị gãy xương

Mục tiêu của các phương pháp điều trị gãy xương là:

  • Giúp phần xương bị gãy hồi phục, có thể trở lại về hình thể giải phẫu bình thường hoặc gần bình thường hết mức có thể.
  • Cố định xương bị gãy nhằm hỗ trợ xương nhanh phục hồi trong điều kiện thuận lợi.
  • Phục hồi và điều trị những biến chứng, có thể là biến chứng tại chỗ hoặc biến chứng toàn thân.
  • Lấy lại khả năng vận động, sinh hoạt cho người bệnh.

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn là phương pháp được áp dụng phổ biến với những trường hợp gãy xương đơn giản, không bị di lệch hoặc di lệnh không hoàn toàn, trường hợp bị gãy cắm gắn hay gãy di lệch nhưng đã được phẫu thuật để nắn chỉnh.

  • Nẹp vải, đai Desault cho những chi trên.
  • Băng dính cố định với những trường hợp người bị gãy xương đòn, xương sườn, ngón tay và chân…
  • Nẹp bột hay bó bột khi ổ gãy chi trên, dưới.
  • Người bệnh được yêu cầu bất động tại giường với một số gãy cắm gắn cổ xương đùi.

Điều trị phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Khi điều trị gãy xương, bác sĩ cần xác định nguyên nhân khiến xương gãy, vị trí tổn thương và mức độ đau của người bệnh nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài những trường hợp nhẹ có thể bó bột, các trường hợp gãy xương nặng dưới đây sẽ phải áp dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn, cụ thể:

  • Điều trị bảo tồn không hiệu quả, không nắn được hết di lệch làm lệch trục, gây tác động tiêu cực tới chức năng vận động của chi gãy.
  • Người bị gãy xương tại các vị trí phức tạp, khó nắn chỉnh, ổ gãy có nhiều mảnh xương vỡ vụn.

Phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn là gì?

Trước đây, khi người bệnh bị gãy xương, bác sĩ phải rạch một đường lớn dài trên da, bộc lộ mô mềm màng xương xung quanh nhằm tiếp cận đến ổ xương gãy, nắn xương và kết hợp xương bằng đinh hoặc nẹp.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, những công cụ hỗ trợ phẫu thuật viên trong mổ như máy C-Arm, bàn nắn chỉnh hình cùng những loại nẹp, đinh vít thế hệ mới… đã giúp phương pháp phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn MIO (Minimally Invasive Osteosynthesis) được áp dụng phổ biến và có vị trí cao trên thế giới.

Khi tiến hành phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn, bác sĩ chỉ cần rạch những đường nhỏ trên da, bóc tách mô mềm ít, nắn xương dưới sự hỗ trợ của máy C-Arm và luồn những phương tiện cố định xương vào sau đó.

Ưu điểm của phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn

  • Hạn chế mất máu trong khi mổ: Những đường rạch da nhỏ, bóc tách mô mềm ít giúp hạn chế lượng máu mất, giảm nguy cơ biến chứng của cuộc phẫu thuật. Ngoài ra, việc mô mềm được tôn trọng, ít tổn thương sẽ giúp quá trình hậu phẫu của người bệnh ít đau đớn, phục hồi nhanh hơn, giảm thiểu số ngày nằm viện.
  • Rút ngắn thời gian hồi phục: Việc tiếp cận nắn chỉnh ổ gãy theo phương pháp phẫu thuật này sẽ giúp bảo tồn tối đa những mạch máu nhỏ nuôi xương. Qua đó, phần xương gãy sẽ được lành theo cơ chế lành xương gián tiếp. Thời gian lành xương cũng nhanh hơn so với phương pháp phẫu thuật truyền thống, giảm nguy cơ khớp giả, không lành xương.
  • Giảm biến chứng: Việc bộc lộ mô mềm ít, tránh những thao tác thô bạo trong mổ cũng giảm các biến chứng khác của cuộc mổ như nhiễm trùng, tổn thương mạch máu thần kinh…

Điều kiện thực hiện phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn

Khi được chỉ định thực hiện phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn, người bệnh cần chọn những cơ sở y tế uy tín, an toàn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau:

  • Cơ sở vật chất: Phòng mổ trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại hỗ trợ phẫu thuật viên như bàn mổ chỉnh hình, máy C-Arm và dụng cụ phẫu thuật hiện đại.
  • Trình độ phẫu thuật viên: Phẫu thuật viên cần được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm đối với phương pháp phẫu thuật này.

Gãy xương yêu cầu người bệnh cần nghiêm túc thực hiện quá trình điều trị tích cực, hợp lý và đúng lộ trình. Nếu chủ quan trong vấn đề điều trị và phục hồi có khả năng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, khiến khả năng vận động, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm. Khi nghi ngờ gãy xương, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hai chuyên gia Chấn thương chỉnh hình sẽ trả lời trực tiếp tất cả các thắc mắc về nguyên nhân, cách xử trí, phương pháp điều trị và phòng ngừa gãy xương; cũng như đưa ra các tư vấn cộng đồng chăm sóc sức khỏe Cơ xương khớp mùa dịch một cách hiệu quả nhất.

Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề Cơ Xương Khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của khoa Cơ xương khớp tại đây: https://bit.ly/3iY89Ug

Các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Khoa Cơ xương khớp – BVĐK Tâm Anh với các chuyên gia cơ xương khớp luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp để giúp khách hàng nhanh chóng vượt qua những vấn đề cơ xương khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống.