Dùng một số từ ngữ vừa tìm được (ở bài tập 3), viết một đoạn văn khoảng 5 câu

Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu kể: Ai làm gì trang 166 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?

II. Luyện tập

1. Tìm những câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Gợi ý:

Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì ?

a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

b) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

2. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý:

Con xác định các thành phần trong câu.

Trả lời:

3. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì ?

Gợi ý:

- Hình thức: Đoạn văn

- Nội dung: Kể về các công việc trong một buổi sáng của em

- Yêu cầu: Có sử dụng câu kể Ai làm gì?

Trả lời:

Sáng ra, em thức dậy vào khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.

Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì ?

Loigiaihay.com

  • a. Chỉ những người thân trong gia đình. 

M. Mẹ, cha, chú, dì....

  • b. Chỉ những người gần gũi em trong trường học.

M. Cô giáo (Thầy giáo), bàn bè, lớp trưởng

  • c. Chỉ các nghề nghiệp khác nhau:

M. Công nhân, nông dân, họa sĩ....

  • d. Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta.

M. Ba-na, Dao, Kinh....

Trả lời:

  • a. Chỉ những người thân trong gia đình: cố, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, dì, cậu, mợ, cô, anh, chị, em, cháu, chắt, chút, chít, anh rể, em rể, chị dâu, chị hai....
  • b. Chỉ những người gần gũi em trong trường học: hiệu trưởng, hiệu phố, cô giáo chủ nhiệm, thầy giáo, cô văn thư, bác bảo vệ, cô lao công…
  • c. Chỉ các nghề nghiệp khác nhau: bác sĩ, y tá, kĩ sư, giáo viên, doanh nhân, kiến trúc sư, nông dân, công nhân
  • d. Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta: Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Ơ-đu, Chăm, Hơ-mông, Ê-đe, Mơ-nông,

M. Chị ngã, em nâng

Trả lời:

Các tục ngữ, thành ngữ, ca dạo nói về quan hệ gia đình:

Thương con tần tảo sớm hôm Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương Đói lòng ăn trái ổi non Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa Lên chùa thấy Phật muốn tu Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần Ví dầu con phụng bay qua Mẹ nói con gà, con cũng nói theo Vẳng nghe chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau Ơn cha trọng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau Mẹ cha trượng quá ngọc vàng Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn Lên non mới biết non cao 

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

Các tục ngữ, thành ngữ, ca dạo nói về quan hệ bạn bè:

 Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. 

Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu. 

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. 

 Bạn bè là nghĩa tương tri 
Sao cho sau trước một bề mới nên. 

Thói thường gần mực thì đen 
Anh em bạn hữu phải nên chọn người. 

Những người lêu lỏng chơi bời 
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa. 

Quen nhau từ thuở hàn vi 
Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.

Các tục ngữ, thành ngữ, ca dạo nói về quan hệ thầy trò:

Tiên học lễ, hậu học văn

Không thầy đố mày làm nên

Một kho vàng không bằng một nang chữ

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

a. Miêu tả mái tócb. Miêu tả đôi mắtc. Miêu tả khuôn mặtd. Miêu tả làn da

e. Miêu tả vóc người

Trả lời:

a. Miêu tả mái tóc: mượt mà, óng ả, đen nhánh, mềm mại, bạc phơ, đen như gỗ mun, dài óng ả…b. Miêu tả đôi mắt: đen láy, tròn xoe, mắt bồ câu, mắt nâu, mắt ti hí, mắt như viên ngọc, mắt long lanh,...c. Miêu tả khuôn mặt: tròn trịa, trái xoan, mặt phúc hậu, mặt bánh đúc, mặt chữ điềnd. Miêu tả làn da: da nâu, en như cột nhà cháy, hồng hào, xanh xao, da trắng, da bánh mật,….

e. Miêu tả vóc người: lùn, béo, gầy gò, cao lớn, thấp, mập mạp, còm nhom, thanh tú....

Dùng một số từ ngữ vừa tìm được (ở bài tập 3), viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết.

Trả lời:

Đoạn mẫu 1:

Chị gái em có dáng người rất đẹp. Năm nay chị đang là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Sư phạm. Dáng người chị thanh tú, với chiều cao khoảng 160 cm và nước da trắng. Chị có khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn. Mái tóc chị mềm mại, đuôi tóc được uốn xoăn nhẹ và có màu nâu. Em thích nhất ở chị là đôi mắt đen láy, mỗi khi chị cười đôi mắt ấy sáng long lanh và rất hiền. 

Đoạn mẫu 2:

Mọi người đều khen chị gái tôi đẹp. Chị đang ở tuổi mười tám đôi mươi lại là sinh viên ăn mặc hợp thời trang nữa nên trông chị lúc nào cũng duyên dáng thu hút mọi người. Chị có một thân hình dong dỏng, đẹp như một cô người mẫu. Làn da của chị vừa trắng vừa hồng. Chị ít khi trang điểm mà vẫn xinh như diễn viên diện ảnh
Đoạn mẫu 3:

Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.

Đoạn mẫu 4:

Ông ngoại em năm nay vừa tròn 70 tuổi. Ông là bác sĩ quân y đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Mái tóc ông bạc phơ, cắt ngắn. Vầng trán ông cương nghị. Ông cso đôi tai to, dài như tai Phật. Gương mặt ông phúc hậu, lúc ông cười trông ông rất hiền. Răng ông trắng bóng, chưa rụng một chiếc nào. Bạn bè ông nhiều cụ có bộ râu dài đẹp, nhưng ông thì không để râu. Cặp mắt ông lúc nào cũng mở to, ánh lên tinh anh, dịu dàng. Khi đọc báo, ông mới đeo kính.

Bình luận của bạn cho câu hỏi này:

Bình luận của bạn cho câu hỏi này:

Mẹ em có dáng người cân đối. Khuôn mặt hình trái xoan cùng với làn da trắng hồng rất tự nhiên. Mẹ em sở hữu một đôi mắt đen lay láy trông mẹ thật hiền từ. Đặc biệt mẹ còn sở hữu một mái tóc xoăn dài ngang vai luôn được mẹ buộc lên bằng chiếc kẹp tóc màu xanh lá trông rất trẻ trung. Mỗi khi cười , mẹ em lại để lộ hàm răng trắng muốt cùng với hương thơm tươi mát và hai hàm răng thẳng đều tăm tắp thật đẹp. Đôi môi mẹ luôn hồng rạng rỡ. Mẹ có điểm đặc biệt nhất trên khuôn mặt đó là chiếc mũi cao trông thanh thanh mà yểu điệu thật nhẹ nhàng làm sao! 

Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết

  • Gợi ý miêu tả hình dáng của người
  • Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 1
  • Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 2
  • Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 3
  • Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 4
  • Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 5
  • Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 6

Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết lớp 5 giúp các em học sinh củng cố phần Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 151 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Đề bài: Câu hỏi 4 (Trang 151 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1) –Dùng một số từ ngữ vừa tìm được (ở bài tập 3), viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết. Phần soạn bài Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 151 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

Gợi ý miêu tả hình dáng của người

Các từ ngữ miêu tả hình dáng người như sau:

a) Miêu tả mái tóc: đen nhánh, mượt mà, mềm mại, xanh mượt, xanh đen, óng ả, thướt tha, đen bóng, bạc phơ,…

b) Miêu tả đôi mắt: mắt bồ câu, mắt lá răm, mắt sáng, xanh trong, sâu thẳm, mắt lồi, mắt híp, mắt lươn, mắt cú vọ,…

c) Miêu tả khuôn mặt: chữ điền, trái xoan, hồng hào, lưỡi cày, phúc hậu, thanh tú, tàn nhang, cau có, hầm hầm, niềm nở,…

d) Miêu tả làn da: trứng gà bóc, da mồi, da khô, nhăn nheo, bánh mật,…

e) Miêu tả vóc người: cao lớn, lực lưỡng, thấp bé, loắt choắt, gầy gò, bé nhỏ, lênh khênh, vạm vỡ, béo phì, ngực nở, lùn tịt,…

Thông qua các từ trên, các em học sinh viết đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của người.

Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 1

Em có một chị gái tên mà Hà My. Chị có dáng người thon thả, mảnh mai. Năm nay, chị tròn 20 tuổi, là sinh viên năm thứ hai của trường sân khấu điện ảnh. Không chỉ sở hữu vóc dáng đẹp mà chị có có khuôn mặt hình trái xoan cùng với nụ cười có lúm đồng tiền rất duyên dáng. Mái tóc chị dài quá lưng đen và dài óng mượt. Đặc biệt, chị có đôi mắt bồ câu rất đẹp, đó là điểm nổi bật nhất trên khuôn mặt của chị. Mỗi khi chị cười đôi mắt ấy sáng long lanh và rất hiền.

Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 2

Ông ngoại em năm nay vừa tròn 70 tuổi. Ông là bác sĩ quân y đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Mái tóc ông bạc phơ, cắt ngắn. Vầng trán cao cương nghị. Ông có đôi tai to, dài như tai Phật. Gương mặt ông phúc hậu; lúc ông cười trông ông rất hiền. Răng ông trắng bóng, chưa rụng một chiếc nào. Bạn bè ông nhiều cụ có bộ râu dài đẹp, nhưng ông thì không để râu. Cặp mắt ông lúc nào cũng mở to, ánh lên vẻ tinh anh, dịu dàng. Khi đọc báo, ông mới đeo kính.

Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 3

Người bạn thân nhất của tôi là bạn Trần Trang. Bạn là một người rất tốt bụng, hiền lành, ham hiểu biết. Hình dáng của bạn béo nhưng hơi lùn. Đôi môi của bạn rất hay nở nụ cười, mỗi khi cười trông bạn xinh như nụ hoa vừa mới nở ban mai. Bạn có mái tóc dài,đen và rất mượt. Bạn Trang là lớp trưởng của lớp tôi, một lớp trưởng rất xứng đáng để chúng tôi noi theo. Bạn học giỏi nhất khối và có bài gì khó chúng tôi lại hỏi bạn ấy thì bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ. Chính vì vậy nên mới đây Trang đã đạt được giải nhất tỉnh môn ngữ văn. Đó chính là một tấm gương tốt để chúng tôi nhìn mà noi theo.

>> Chi tiết: Viết đoạn văn tả về hình dáng người bạn của em

Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 4

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung.

Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 5

Bố em đã ngoài 40 tuổi. Bố là một chiến sĩ công an. Điều đó khiến em rất tự hào và hãnh diện. Bố thường phải đi trực và làm nhiệm vụ. Bố có khuôn mặt chữ điền, ánh mắt nghiêm nghị. Những hôm trời nóng, bố đi làm về, gương mặt đỏ ửng lên, mồ hôi lấm tấm trên mặt và ướt cả một mảng lưng áo. Em hiểu rằng bố phải đứng gác dưới nắng gắt nên càng thương bố hơn.

Miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết Mẫu 6

Mẹ em có dáng người cao cao, năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, tuổi đã qua thời xuân xanh. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, trông thật hiền dịu. Đôi môi mẹ đỏ mọng mặc dù không thoa son, cái miệng lúc nào cũng cười. Nụ cười ấy đã làm cho em thêm gần gũi mẹ. Hai hàng lông mày của mẹ cong cong, che đôi mắt tròn đen, luôn nhìn chúng em đầy yêu thương.

Viết một đoạn văn miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người mà em quen biết được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các em học sinh nắm được cách làm bài văn tả người lớp 5, rèn luyện kỹ năng viết văn, chuẩn bị cho các bài viết văn trên lớp đạt hiệu quả cao. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.