Diễn xướng là gì

Tính truyền miệng và tính diễn xướng

“Phương thức sáng tác và tồn tại bằng truyền miệng là phương thức chủ yếu, và trong những giai đoạn lịch sử nhất định, là phương thức duy nhất của văn học dân gian”1. Văn học dân gian ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, khi con người chưa phát minh ra chữ viết. Trong thời kì đó, truyền miệng là phương thức duy nhất và tất yếu của văn học dân gian. Khi nhân loại có chữ viết, đặc biệt là khi chữ viết trở nên phổ biến, một bộ phận văn học dân gian được văn bản hóa, tức phương thức truyền miệng không còn là duy nhất. Tuy vậy, đời sống thực sự của nó vẫn được duy trì bằng con đường mà nó đã nảy sinh.

Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương thức sinh thành, tồn tại và phát triển của văn học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền thông qua con đường truyền miệng, văn học dân gian đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ tài năng mà đặc biệt hơn là trí nhớ. Tác phẩm văn học dân gian thường không giữ được trọn vẹn hình hài khi trải qua quá trình trao lời giữa nhiều cá nhân trong tập thể. Khoảng trắng này một mặt có thể làm giảm sút giá trị của sáng tác dân gian, một mặt là cơ hội để nhiều cá nhân cùng tham gia quá trình sáng tác và bồi đắp cho tác phẩm dân gian thêm nhiều giá trị. Có thể khẳng định, sự tồn tại của tác phẩm dân gian là minh định cho hiện tượng trầm tích giá trị qua nhiều cá nhân, thế hệ của cộng đồng. Điều này có nghĩa là sự bóc mòn giá trị  tác phẩm dân gian, nếu có, sẽ xóa tên sáng tác trong kho tàng dân gian của tập thể.

Đặc trưng truyền miệng tạo điều kiện cho văn học dân gian lan tỏa nhanh và rộng. Qua con đường truyền miệng, một tác phẩm có thể đồng thời vừa được ứng tác, vừa được lưu truyền đến cùng lúc nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia quá trình dân gian, ngay sau đó sẽ trở thành một điểm sóng, đóng vai trò khởi xướng một chu trình truyền tải mới.

Trong đời sống hiện đại, khi chữ viết đã phát triển hoàn thiện, khi công nghệ thông tin đã chiếm vai trò quan trọng trong đời sống, văn học dân gian gửi mình trong những môi trường mới, như vỉa hè, quán cóc… Truyền miệng với ưu thế tự do, cho phép cá nhân để lại dấu ấn của mình vẫn chưa bao giờ thôi quyến rũ nhân dân lao động. Sự tham gia của trí thức vào những quá trình dân gian ngày càng mặn duyên là một lời hứa cho sự tồn tại song hành của bộ phận “văn học truyền miệng” cùng với bộ phận văn học viết trong một nền văn học.

Văn học dân gian, mang bản chất nguyên hợp, là một sự tổng hòa. Đặc trưng truyền miệng có sự dung hòa đặc biệt với đặc trưng diễn xướng, trong sự hòa hợp lớn của văn học dân gian. Đặc trưng này đồng thời là khởi đầu, đồng thời là hệ quả của đặc trưng còn lại. Truyền miệngdiễn xướng chuyển hóa không ngừng trong đời sống của văn học dân gian.

+ Nhóm tác giả Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn quan niệm văn học dân gian là “một hình thức của nghệ thuật biểu diễn không chuyên”1. Giáo trình Văn học dân gian của khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng năm 2010 sử dụng thuật ngữ “diễn xướng” thay cho “biểu diễn”. Thuật ngữ “diễn xướng” thể hiện được đặc trưng của văn học dân gian ở chỗ cộng gộp được mối liên hệ giữa người diễn xướng với môi trường và các cá nhân tham gia vào không gian diễn xướng.

+ Diễn xướng là một đặc trưng quan trọng góp phần định hình toàn vẹn tác phẩm dân gian. Diễn xướng trả văn học dân gian về với môi trường nảy sinh, về với hình hài khởi đầu và về với cái duyên của nó. Lời nói, khác với chữ viết, có một bộ phận ý nghĩa được tạo sinh bằng ngữ điệu. Chính vì vậy, truyền miệng là môi trường mà lời nói có thể phát huy hiệu quả tiềm năng của ngữ điệu, và diễn xướng là bước hoàn thiện cho sáng tác dân gian.

+ Diễn xướng đồng thời là sự thể hiện đặc trưng nguyên hợp. Diễn xướng phô diễn vẻ đẹp dân gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo trong môi trường – không gian diễn xướng. Tính diễn xướng của văn học dân gian thể hiện khác nhau ở từng thể loại. Tùy vào thể loại mà phương thức diễn xướng tập trung vào lời nói, nhạc điệu hay tạo hình.

Đặc trưng truyền miệng là phương thức tất yếu của văn học dân gian, là cơ sở, đồng thời là thành phần quan trọng của quá trình diễn xướng. Diễn xướng đến lượt mình thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của tác phẩm dân gian, khi đó, tạo thuận lợi cho con đường truyền miệng.

Ths.Đàm Nghĩa Hiếu 

Một trong những hoạt động văn hóa nghệ thuật thu hút đông đảo khách trảy hội theo dõi đó là các hoạt động diễn xướng dân gian. Các đoàn nghệ thuật đã mang đến cho công chúng những món ăn tinh thần đặc sắc, mang đặc trưng vùng miền, tạo nên ngày hội văn hóa sôi nổi và đa dạng...

Bắc Giang là một trong những đoàn tham dự ngày hội văn hóa lần này và đã mang đến những loại hình nghệ thuật đặc sắc riêng của địa phương. Ông Vũ Hồng Bàng – Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Giang cho biết: “Đoàn văn hóa của Bắc Giang đến trình diễn một chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc của Bắc Giang, có dân ca, dân vũ, ví dụ như hát quan họ, hát then, si, lượn...”.

Lần đầu tiên tham dự Lễ hội Đền Hùng, tham dự ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc trên đất Tổ, đối với nghệ sĩ trẻ Vi Thu Ba đây là một vinh dự đặc biệt. Cô đã rất chăm chỉ tập luyện kỹ những bài hát Then đặc trưng của dân tộc Tày để mang đến ngày hội với ý nghĩa mong muốn các dân tộc cùng đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước.

Diễn xướng dân gian là sinh hoạt văn nghệ của người dân sáng tạo ra trong quá trình lao động, tiếp xúc với thiên nhiên. Bằng lối: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò, múa, ca, vũ, lễ, nhạc, họa... họ thể hiện tất cả những tâm trạng trong lúc vui, lúc buồn của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Diễn xướng dân gian đã thể hiện rất phong phú và đa dạng cuộc sống của người dân...

Tại ngày hội văn hóa các dân tộc Đông Bắc lần thứ 7 này, những tiết mục hát Xoan, quan họ, hát trống quân, hát ghẹo, hát đúm, hát ví,... luôn thu hút đông đảo người xem.

Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn đã mang đến ngày hội một tiết mục độc đáo mang bản sắc riêng, một trích đoạn đám cưới của người dân tộc Tày, trong đó nổi bật là màn đối đáp giữa nhà trai và nhà gái bằng Thơ Lẩu. Đối đáp bằng Thơ Lẩu có thể hiểu nôm na là thơ đối đáp. Nghệ nhân Phùng Minh Hiệu giới thiệu về Thơ Lẩu của người Tày: “Khi nhà trai đến nhà gái làm xong hết mọi thủ tục, bắt đầu đón dâu đi ra cửa thì hát Thơ Lẩu... Đại ý của Thơ Lẩu: trăm giờ được giờ này tốt, giờ tốt tôi xin dâu về nhà chồng...”.

Tiết mục hát Xoan với sự tham gia của 100 nghệ sĩ đã tạo dấu ấn đặc biệt trong buổi Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng tối ngày 14/4. Và một lần nữa, tại ngày hội văn hóa các dân tộc Đông Bắc, du khách lại được thưởng thức những làn điệu hát Xoan nổi tiếng do những nghệ sĩ dân gian Phú Thọ diễn xướng.

Mỗi vùng miền với những bản sắc riêng đã mang đến cho ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc một ý nghĩa hết sức đặc biệt, là ngày hội khởi đầu cho những hoạt động văn hóa hướng tới Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.../.

Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình của văn hóa phi vật thể, giá trị văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang tính tập thể, vì vậy nó mang tính dân gian đặc thù.

Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình của văn hóa phi vật thể, giá trị văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang tính tập thể, vì vậy nó mang tính dân gian đặc thù. Việc bảo tồn và trưng bày nghệ thuật diễn xướng dân gian là một yêu cầu khó đối với bảo tàng vì ngôn ngữ của bảo tàng chủ yếu dựa trên các tài liệu hiện vật gốc, trong khi đó văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ thể hiện qua các khả năng diễn xuất. Do đó ở phần nội dung này bảo tàng chủ yếu sử dụng tổ hợp hình tượng trong các tư thế của hoạt động diễn xướng để giới thiệu về các loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc ở Hội An.

Diễn xướng là gì

Vị trí trưng bày của chủ đề này chiếm nửa không gian gian phía trước của tầng 2. Hiện vật trưng bày của chủ đề này chủ yếu là trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, do đó ngoài những hiện vật đặt trong tủ kính, phần trưng bày chủ yếu thể hiện bằng những tổ hợp hình tượng manơcanh mặc trang phục trong các tư thế của hoạt động diễn xướng.

Với chủ đề này, bảo tàng giới thiệu một số loại hình diễn xướng dân gian tiêu biểu ở Hội An đó là:

– Múa Thiên Cẩu: là hoạt động biểu diễn vật linh xuất hiện ở Hội An từ đầu thế kỷ XX, múa Thiên Cẩu phục vụ thường xuyên cho các hoạt động tín ngưỡng của các cộng đồng cư dân ở Hội  An. Múa Thiên Cẩu lại đi liền với tết Trung thu, một thời điểm quan trọng trong lịch mùa vụ nông nghiệp, cũng không phải ngẫu nhiên mà cư dân địa phương gọi con vật múa đón Trung Thu là Thiên Cẩu – con vật có mặt trong huyền tích của nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, đến hiện tượng nút và nhả ra mặt trăng mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng, của cuộc sống con người. Mà ngoài ra, nó còn có ý nghĩa cầu phúc, cầu tài lộc, trừ tà tống ôn, ngăn ngừa hỏa hạn,…

Diễn xướng là gì

– Hát Bả Trạo: Hát bả trạo có vai trò rất to lớn trong đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân vùng biển Hội An, thể hiện sự ca ngợi, thương tiếc và thành kính cá Ông “Ngọc Lân Nam Hải”, vị thần giúp đỡ các ngư dân trong những lúc gặp họa nạn trên biển, đồng thời thể hiện cầu mong sự bình yên trước cảnh sóng nước mênh mông, cũng như cầu mong một năm được mùa, ấm no.

Diễn xướng là gì

– Hát Bài Chòi: Bài Chòi được hình thành từ các cuộc chơi bài trên các chòi trong hội xuân của người Việt ở Miền Trung, không gian diễn ra trò chơi này thường ở chợ hay nơi tập trung đông người. Từ chổ chỉ là lời hô tên các con bài, qua năm tháng với sự sáng tạo của các nghệ nhân, dần hình thành một thể loại dân ca độc lập có thể diễn xướng ở mọi nơi, mọi lúc. Và thể loại dân ca này là một biểu hiện sinh động của tính dân gian – mang tính sáng tác tập thể

Diễn xướng là gì

Bài chòi là sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần, nó có sức cuốn hút người dân  quê vào dịp Tết, hội hè cả về hình thức lẫn nội dung.Chỉ cần khi gọi tên những con bài cũng đủ làm cho người ta mỉm cười, bởi vì nó vừa ngô nghê, vừa ngồ ngộ, làm cho ta liên tưởng đến sự phồn thực, ước muốn con đàn cháu đống, đó là Ba gà, bảy xưa, bạch tuyết, nhì nghèo, nhứt trò,… Đó là những tên gọi nôm na, tinh nghịch, tiếng Nôm có, tiếng Hán có, người chơi bao giờ cũng bật lên tiếng cười sảng khoái và khi vào hội chơi bao giờ cũng chọc ghẹo nhau bằng tiếng lóng gợi lên những vật, những việc tuy tục nhưng thanh mà người bình dân hay nói trong đời thường.

Tác giả bài viết: Nguyễn Trần Cẩm Giang