Đất đỏ ở đâu

Bài ca "Tình đất đỏ miền Đông" đã ghi sâu vào ký ức bao thế hệ về một mảnh đất quật cường trong chiến tranh, nơi sinh ra nữ liệt sĩ anh hùng Võ Thị Sáu, song ít ai biết đây còn là điểm du lịch đang hút khách bởi những cung đường nên thơ và ẩm thực đặc sắc.

Xuất phát từ TP HCM đi theo quốc lộ 51 tới cổng chào TP Bà Rịa, du khách có 2 cách đến đất đỏ: rẽ vào TP Bà Rịa và chạy thẳng đường Cách Mạng Tháng Tám; hay tiếp tục di chuyển trên quốc lộ 51, qua trung tâm thương mại Bà Rịa, đến vòng xoay có bảng chỉ dẫn hướng đi Phước Hải. Cả 2 con đường đều đưa du khách đến vòng xoay có cổng chào "Du lịch Long Hải". Đến vùng Đất Đỏ, du khách sẽ có vô số trải nghiệm thú vị, khó quên.

Ngắm hoa anh đào nở và thăm làng chài Phước Hải

Đèo nước ngọt uốn mình giữa một bên núi, một bên biển, nối hai vùng đất Long Điền và Đất Đỏ, và dẫn đến khu di tích Minh Đạm. Con đèo này đặc biệt đẹp vào dịp cuối năm khi rừng hoa anh đào hai bên đường trổ bông hồng rực, rất cuốn hút.

Được hình thành nên từ hàng trăm năm trước, nay làng chài Phước Hải đã trở thành một trong những thị trấn biển sầm uất với nhiều resort sang trọng. Song, không khí nhộn nhịp sáng sớm của người dân làng chài chờ đón những chiếc ghe, thuyền chợ nặng cá, tôm cập bến thì vẫn còn nguyên.

Bạn nên dành một ngày dậy thật sớm để ngắm bình mình, ra chợ chài ngắm thuyền ghe cập bến với đủ các loại hải sản tươi rói và mua ít đồ về thưởng thức. Đến chiều tà, lên một con ghe, bạn có dịp trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên biển để câu cá, câu mực cùng với ngư dân và ăn tối trên ghe với những hải sản tươi sống vừa câu. Khoảnh khắc nhìn thấy những chú cá cắn câu sẽ cho bạn cảm xúc thật đặc biệt.

Nếu muốn chọn một nơi yên tĩnh với khung cảnh biển - núi hữu tình, bạn có thể trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng thú vị như Lan Rừng Resort hay Oceanami resort và khám phá thị trấn Đất Đỏ.

Vùng Đất Đỏ còn có nhiều điểm du lịch lịch sử và tâm linh có thể thăm quan như: di tích lịch sử căn cứ cách mạng núi Minh Đạm, công viên tượng đài Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, chùa Linh Quang Tịnh xã Hòn Một, tham quan dinh Ông Nam Hải, mộ cá Ông, thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên (thị trấn Phước Hải).

Đài tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu cao 7 m ở Đất Đỏ.

Thưởng thức ẩm thực đặc trưng Phước Hải

Đất Đỏ có nhiều đặc sản với hương vị rất riêng như bánh tét bắp, mắm bằm, gỏi các mai, canh chua tương me và các món ăn được chế biến từ hải sản tươi ngon với hương vị đặc trưng.

Trong số nhiều món ngon nên thử, bạn đừng bỏ qua canh chua tương me, gây ấn tượng với mùi thơm của sả, vị mặn mà trong tương hòa quện cùng vị chua từ me, ớt cay và vị cá biển ngọt thanh. Người dân nơi đây thường dùng vài loại cá biển để nấu canh chua tương me: cá đù, cá lò, cá ngao và đặc biệt đầu cá thiều. Món này ăn bún, nhắm rượu đều rất ngon miệng.

Bánh tét bắp là món ăn dân dã, truyền thống lâu đời của huyện Đất Đỏ. Bánh dẻo, mềm, thơm, có độ ngọt của bắp, vị ngậy béo của đậu xanh cùng với cơm dừa xay nhuyễn quyện lẫn vào nhau, tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt, ăn vào nhớ mãi.

Chả cá Phước Hải được nhiều du khách đánh giá là đặc sản ngon nức tiếng của huyện Đất Đỏ. Chả cá mềm, dẻo, dai và có vị ngọt thanh tự nhiên, sẽ là món quà phù hợp dành tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến du lịch tới Đất Đỏ.

Gỏi cá mai là món ăn lâu đời của người dân vùng biển. Cá được trộn với giấm, đường phèn, nước cốt me, tỏi ớt, mắm ruốc... Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều món ngon cho bạn thưởng thức như súp khoai mài và khoai mài hấp sữa, bún nóng chả giò...

Thư Kỳ

Bản đồ Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn cần nhập điểm xuất phát, và điểm đến trên bản đồ, Google Map sẽ tìm và chỉ đường chi tiết cho bạn.  Giờ hãy cùng ban-do.net tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhé.

Giới thiệu: Đất Đỏ là một thị trấn, huyện lỵ của huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thị trấn Đất Đỏ phía đông giáp xã Phước Long Thọ, phía tây giáp xã An Nhứt (huyện Long Điền), phía nam giáp xã Tam Phước (huyện Long Điền) và các xã Phước Hội, Long Mỹ, phía bắc giáp xã Long Tân. Thị trấn Đất Đỏ có diện tích: 2.214,44, dân số: 19.762 người.


Diện tích: 2.214,44 ha
Vùng miền: Đông Nam Bộ
Dân tộc: Kinh

Mua bản đồ Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Rất đơn giản, bạn có thể ra bất kỳ nhà sách nào hoặc hỏi nơi bạn đang lưu trú, có thể là khách sạn, để mua bản đồ cập nhật mới nhất và kết hợp với bản đồ Google Map một cách chính xác

Bản đồ Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Google Map

Bản đồ hành chính Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:


Đất đỏ ở đâu
Bản đồ huyện Đất Đỏ

Danh sách bản đồ các địa phương trong Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Bản đồ Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Phước Long Thọ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Phước Hội, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Long Mỹ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Thị trấn Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Long Tân, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Láng Dài, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Lộc An, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bản đồ Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn cần nhập điểm xuất phát, và điểm đến trên bản đồ, Google Map sẽ tìm và chỉ đường chi tiết cho bạn.  Giờ hãy cùng ban-do.net tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhé.

Giới thiệu: Đất Đỏ là một huyện của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, Việt Nam, có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Đất Đỏ. Đất Đỏ được thành lập ngày 9/12/2003 khi chính phủ chia huyện Long Đất cũ thành hai huyện Đất Đỏ và Long Điền. 

Dân số: 69.502 người (2009). Huyện Đất Đỏ có vị trí địa lý: Phía Bắc Đất Đỏ giáp huyện Châu Đức. Phía Nam Đất Đỏ giáp với biển Đông. Phía Đông Đất Đỏ giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông. Phía Tây Đất Đỏ giáp với thành phố Bà Rịa và huyện Long Điền.

Diện tích: 189,57 km²


Vùng miền: Đông Nam Bộ
Dân tộc: Kinh

Mua bản đồ Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Rất đơn giản, bạn có thể ra bất kỳ nhà sách nào hoặc hỏi nơi bạn đang lưu trú, có thể là khách sạn, để mua bản đồ cập nhật mới nhất và kết hợp với bản đồ Google Map một cách chính xác

Bản đồ Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Google Map

Bản đồ hành chính Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:


Đất đỏ ở đâu
Bản đồ huyện Đất Đỏ

Danh sách bản đồ các địa phương trong Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Bản đồ Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Phước Long Thọ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Phước Hội, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Long Mỹ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Thị trấn Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Long Tân, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Láng Dài, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bản đồ Xã Lộc An, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bản đồ Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đất đỏ ở đâu
Reviewed by Unknown on tháng 1 18, 2018 Rating: 5

Đất đỏ ở đâu

Giới thiệu khái quát huyện Đất Đỏ

1- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Đất Đỏ là một huyện ven biển thuộc Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm 06 xã, 02 thị trấn: thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải, xã Phước Long Thọ, xã Long Tân, xã Láng Dài, xã Lộc An, xã Phước Hội, xã Long Mỹ. Huyện Đất Đỏ có diện tích 18.885,56 ha, dân số 78.452  người, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông, phía Tây giáp huyện Long Điền và thành phố Bà Rịa, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Châu Đức.

Đất Đỏ là một trong những điểm dừng chân đầu tiên của cộng đồng người Việt trên đường khẩn hoang, lập nghiệp về phương Nam hồi thế kỷ XVI – XVII.
Đất Đỏ có hệ thống sông ngòi, bưng bàu phong phú, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ kháng chiến và phát triển kinh tế, văn hóa địa phương. Đến Đất Đỏ, du khách sẽ có dịp tham quan nhà lưu niệm và công viên tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu, khu di tích Núi Minh Đạm, Thập Tự giá Long Tân……và các khu du lịch sinh thái ven biển.

2- Quá trình hình thành dân cư và phát triển kinh tế xã hội của Huyện Đất Đỏ:
Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý ở vùng đất hoang hóa phương Nam, ông đã lấy đất Nông Nại lập phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng Dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn “đất lành chim đậu”, nhiều lớp cư dân đã chọn Đất Đỏ, vùng đất trù phú làm quê hương mới.
Nhân dân huyện Đất Đỏ sinh sống bằng những nghề truyền thống như: làm lúa nước, đánh bắt hải sản và những nghề đòi hỏi sự khéo léo của các nghệ nhân như nghề Mộc, nghề chạm khắc gỗ, đúc chuông, làm gốm….

3- Phong trào yêu nước, đấu tranh cách mạng ở Đất Đỏ trước năm 1930:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Cửa Hàn – Đà Nẵng, mở đầu cuộc tiến công xâm lược nước ta. Sau 5 tháng hao binh tổn tướng ở mặt trận Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công vào miền Đông Nam Bộ. Năm 1859 nhân dân Đất Đỏ đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định, đánh vào các tuyến phòng thủ của giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại, thực dân Pháp đã phải thừa nhận cách đánh du kích của nghĩa quân rất lợi hại.
Ngày 17/12/1861 quân Pháp chiếm Biên Hòa và ngày 07/01/1862, chúng xuôi dòng Đồng Nai chiếm Bà Rịa và Long Điền – Đất Đỏ, chiếm trọn 03 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Không cam chịu cảnh nô lệ, nhân dân Long Điền – Đất Đỏ tiếp tục hăng hái hưởng ứng phong trào chống Pháp. Phong trào kháng chiến chống Pháp do tri phủ địa phương là Nguyễn Thành Ý khởi xướng cũng được đông đảo nhân dân trong vùng hưởng ứng.
Tại Đất Đỏ, sau khi giành chính quyền, lực lượng thanh niên tiền phong là đạo quân xung kích, trở về từng làng, bắt bọn hương lý phải nộp hết con dấu, sổ sách cho nhân dân. Cách mạng tháng tám 1945 đã đưa nhân dân Đất Đỏ từ người dân nô lệ hàng trăm năm trở thành người dân tự do. Cách mạng tháng tám 1945 là niềm tự hào, là thành quả cách mạng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Đất Đỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta.

4/ Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin, xây dựng chi bộ Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành chính quền ở Đất Đỏ (1930 – 1945):
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối hơn hai phần ba thế kỷ từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược.
Phong trào cách mạng của nhân dân Đất Đỏ từ đây có bước phát triển mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và trở thành trung tâm của phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.

5/ Đảng bộ và nhân dân huyện Đất Đỏ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
Tuy nhiên, hiệp định Giơnevơ ký kết chưa ráo mực, đế quốc Mỹ đã lộ rõ bộ mặt xâm lược nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á.
Cuối cùng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Đất Đỏ nói riêng và của cả nước nói chung đã toàn thắng sau hơn 30 năm đấu tranh kiên cường, gian khổ, hy sinh, nhưng cũng hết sức hào hùng với biết bao chiến công chói ngời, với biết bao gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và đồng bào yêu nước. Đến nay, huyện Đất Đỏ có 125 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng được Nhà nước phong tặng danh hiệu; 1630 liệt sĩ, trong đó có 06 Anh hùng lực lượng vũ trang, gồm các đồng chí: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Đẹp, Nguyễn Thị Hoa, Châu Văn Biếc, Tạ Văn Sáu, Nguyễn Hùng Mạnh; nhà cách mạng Dương Bạch Mai – đại biểu Quốc hội khóa II.

6/ Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội:
Sau khi được giải phóng, chính quyền cách mạng ở 02 huyện Long Điền, Đất Đỏ và các xã, ấp đã được hình thành và đi vào hoạt động. Năm 1979 Long Đất cơ bản hoàn thành việc chuyển các cơ sở tư bản tư doanh trong các ngành: Công nghiệp, Thương nghiệp, vận tải, xây dựng và dịch vụ. Nền kinh tế của huyện bước đầu phát triển theo mô hình kinh tế tập trung chung của cả nước.
Kết thúc kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), cùng với cả nước, Long Đất đã đạt được một số thành tựu rất quan trọng, hệ thống chính trị vững mạnh, kinh tế được khôi phục, sản xuất đi vào ổn định, đời sông nhân dân yên ổn.
Ngày 02/01/2004 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã họp bàn việc triển khai thực hiện Nghị định 152 của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành công tác tổ chức bộ máy và cán bộ ở hai huyện Đất Đỏ và Long Điền, được tách ra từ huyện Long Đất. Ngày 09/01/2004 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu ra Quyết định số 440/QĐ-TU về việc thành lập Đảng bộ huyện Đất Đỏ và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện Đất Đỏ.
Ngày 20/02/2004, Ban Chấp hành Huyện ủy họp xác định thế mạnh và cơ cấu kinh tế của huyện là nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
Tuy là huyện mới thành lập, cơ sở hạ tầng và các thiết chế kinh tế, văn hóa, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, trực tiếp là Đảng bộ huyện Đất Đỏ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân huyện Đất Đỏ đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết phát huy những tiềm năng thế mạnh về địa lý tự nhiên, các nguồn nhân lực, thực hiện phương châm xã hội hóa và kết hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, phát triển hạ tầng và cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân.
Đến nay, cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch. Trong thời gian tới một số dự án lớn sẽ được triển khai trên địa bàn huyện, trong đó: 39 dự án đầu tư về du lịch. Bên cạnh đó, huyện có những khu du lịch sinh thái đang hoạt động như: Khu du lịch sinh thái Đảo Lộc An, diện tích 06 ha; Khu du lịch Thùy Dương, diện tích 06 ha; Khu du lịch Bến Thành – Long Hải, diện tích 12,64 ha…